Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3.3.5) Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy

Hàm phản ứng IRF xem ảnh hưởng của bất kỳ biến nào đến các biến cịn lại trong nhóm biến, do đó từ 8 biến trong bài nghiên cứu này sẽ có tổng cộng 64 phản ứng đẩy được tạo ra. Nhưng mục đích của bài nghiên cứu này là kiểm tra tác động một chiều của biến động giá dầu thô thế giới lên các chỉ số của nền kinh tế do đó tác giả chỉ đưa ra các phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô trước các cú sốc giá dầu, như vậy ở đây tác giả sẽ xem xét 7 phản ứng tương ứng với 7 biến phụ thuộc trước biến độc lập là giá dầu thô thế giới.

Hình: Phản ứng của các biến trƣớc cú sốc giá dầu

-.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of DIM to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 .05 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of DEX to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

-.0004 .0000 .0004 .0008 .0012 .0016 .0020 .0024 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of DCPI to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

-.008 -.004 .000 .004 .008 .012 .016 .020 .024 .028 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of DROP to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

-.012 -.010 -.008 -.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of DM1 to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

-.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of DIP to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

-.004 -.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of DRE to Cholesky One S.D. DCOP Innovation

Hình 3.1 thể hiện phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô đối với sự thay đổi một độ lệch chuẩn trong giá dầu thô thế giới. Đồ thị chỉ ra rằng trong hầu hết các trường hợp biến kinh tế vĩ mô không chịu tác động ngay khi cú sốc giá dầu xảy ra mà thường có độ trễ khoảng 2 đến 3 tháng và sự tác động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi sau đó tắt hẳn, điều này trái ngược hoàn toàn với phản ứng của các biến kinh tế tại nước xuất khẩu dầu mỏ như Negeria mà ở đó CPI, GDP và M1 khơng phản ứng trong ngắn hạn nhưng lại phản ứng mạnh mẽ sau đó (Gunu Umar, 2010) dù Việt Nam nằm trong nhóm các nước xuất khẩu dầu.

Nhìn vào biểu đồ cho thấy nhập khẩu (IM) phản ứng mạnh mẽ 0.03 trước mỗi độ lệch chuẩn của giá dầu trong tháng thứ hai điều này được giải thích bởi: thứ nhất ngay khi giá dầu thơ tăng thì với tỉ trọng nhập khẩu của dầu thô trong tổng giá trị nhập khẩu làm cho chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng, thứ hai khi giá dầu thơ tăng tác động trực tiếp và gián tiếp làm cho mặt bằng giá cả thế giới tăng kết quả là giá các mặt hàng nhập khẩu cũng tăng theo. Đến tháng thứ 4 trong giai đoạn nghiên cứu thì nhập khẩu phản ứng âm với giá dầu thô song phản ứng này chỉ kéo dài đến tháng thứ 7 sau đó là phản ứng dương trở lại và đạt trạng thái ổn định từ tháng thứ 8 trở đi.

Một điều ngạc nhiên là biến lạm phát (CPI) lại phản ứng mạnh nhất ngay vào tháng thứ hai sau khi xảy ra cú sốc giá dầu thơ thế giới nhưng lại giảm dần sau đó để đạt trạng thái ổn định vào tháng thứ 12 trở đi, thoạt nhìn thì kết quả này gây ngạc nhiên vì trong trường hợp của Việt Nam thì khó giải thích thỏa đáng vì sao CPI lại phản ứng sau khi xảy ra cú sốc giá dầu chỉ một tháng trong khi trước đó giá dầu thơ được xem là không phải là nguyên nhân gây tác động đến lạm phát trong ngắn hạn, nhưng khi xem lại mức độ phản ứng của lạm phát thì tơi nhận thấy là nó rất yếu chỉ 0,0009 điều này có vẻ khá phù hợp với thực tế tại Việt Nam cũng như kết quả đã đạt được trước đó.

Phản ứng của xuất khẩu lúc thì tích cực lúc thì tiêu cực đáng kể nhất là 0.03 vào tháng thứ 2 tuy nhiên nhìn chung thì phản ứng này là tích cực vì phản ứng tiêu cực là

khơng đáng kể, và phản ứng đối với cú sốc giá dầu này chỉ xảy ra trong khoảng 6 tháng rồi sau đó đạt trạng thái ổn định.

Nhìn vào hình 3.1 ta thấy phản ứng của cung tiền (M1) dường như mang tính chu kỳ, ngay khi cú sốc giá dầu xảy ra cung tiền phản ứng âm trong quý thứ nhất sau đó là phản ứng ngược lại trong quý tiếp theo và lại giảm trong q thứ ba và sau đó là duy trì ở trạng thái dương, kết quả này đồng thuận với kết luận trong VECM rằng trong ngắn hạn giá dầu tác động âm lên cung tiền và kết luận trong kiểm định Engle – Granger nhưng trong dài hạn là tác động dương.

Kết quả phản ứng của sản lượng công nghiệp trước cú sốc giá dầu thô thế giới không cũng thể hiện xu thế rõ ràng mà lúc thì tiêu cực lúc lại tích cực trong suốt thời kỳ thực hiện phân tích phản ứng đẩy, và kéo dài khoảng 16 tháng trước khi nó đạt đến trạng thái ổn định. Điều này củng cố quan điểm cho rằng trong ngắn hạn giá dầu thô thế giới không phải là nguyên nhân chỉ báo của sản lượng công nghiệp.

Liên quan đến phản ứng của giá xăng thì có một chút đặc trưng, sau khi xảy ra cú sốc giá dầu thế giới thì giá xăng phản ứng dương rồi ổn định trong 3 tháng sau đó là phản ứng âm nhưng không đáng kể rồi ổn định trong khoảng 2 tháng trước khi nó tiến đến trạng thái cân bằng, điều này khá phù hợp với tình hình thực tế bởi giá xăng được chính phủ kiểm sốt khá chặt chẽ cho nên việc điều chỉnh giá xăng thường xảy ra rất chậm chạp.

Phản ứng của tỉ giá hối đoái điễn ra khá ngắn chỉ kéo dài khoảng 4 tháng rồi tiến đến trạng thái cân bằng, đầu tiên tỉ giá hối đoái phản ứng âm trong tháng đầu tiên sau cú sốc giá dầu rồi sau đó là phản ứng dương và tiến đến trạng thái ổn định kể tháng thứ 4 trở đi. Ngoài ra mức phản ứng cũng khá thấp chưa đến 0.001 điều này có vẻ tán đồng với quan điểm cho rằng cho thấy rằng giá dầu thô thế giới không phải là nguyên nhân gây tác động trong ngắn hạn lẫn dài hạn lên tỉ giá hối đoái.

3.3.6) Kết quả phân tích phân rã phƣơng sai

Trong phần này tác giả thực hiện phân tích phân rã phương sai trên 6 cặp biến tương tự như các kiểm định trên, kết quả được trình bày tại bảng 3.7

Bảng 3.7

Kết quả phân tích phân rã phương sai tại bảng 3.7 cho thấy trong 6 tháng đầu COP khơng giải thích nhiều cho các biến kinh tế vĩ mơ, trong đó ngay khi cú sốc giá dầu thơ xảy ra thì nó giải thích cao nhất cho sự biến động của nhập khẩu khoảng 7.6% ngược lại giải thích rất thấp cho sự biến động của sản lượng công nghiệp chỉ 0.00035%. Trong dài hạn thì COP lại giải thích cao nhất 8.09% sự thay đổi của giá xăng trong nước, cụ thể:

Mỗi cú sốc giá dầu thơ giải thích rất ít cho sự biến động của sản lượng công nghiệp, trong tháng đầu tiên sau cú sốc giá dầu thơ thì COP hầu như khơng giải thích (chỉ 0,0003%) cho sự biến động của IP sau đó tăng dần lên nhưng cũng không đáng kể và dừng ở mức giải thích 0.24%, kết quả này đồng thuận với quan điểm cho rằng giá dầu thô thế giới không phải là nguyên nhân Granger của sản lượng công nghiệp. Đối với biến nhập khẩu, biến động của giá dầu thơ cũng chỉ giải thích nhiều nhất vào tháng đầu tiên 7,6% nhưng sau đó giảm dần và dừng lại mức giải thích 6,6%. Mức độ giải thích của giá dầu thơ lên xuất khẩu là tương đối ổn định ở mức hơn 4%. Như vậy mặc dù dầu thơ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu nhưng theo phân tích này thì dường như giá dầu thơ thế giới không tác động trực tiếp đến xuất khẩu mà sự biến động của giá dầu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của các ngành khác theo đó tác động đến sản lượng hàng hóa xuất khẩu theo độ trễ nhất định. Đối với biến lạm phát thì nó phụ thuộc vào chính giá trị q khứ của nó hơn là các biến khác, trong ngắn hạn biến động giá dầu thơ giải thích khoảng 1% cho sự thay đổi của lạm phát, trong dài hạn lạm phát chỉ phụ thuộc 2,5% vào sự biến động của giá dầu thô. Một điều ngạc nhiên ở đây là mặc dù giá xăng trong nước từ trước tới nay được trợ cấp và do chính phủ quyết định nhưng kết quả phân rã phương sai lại chỉ ra rằng trong các biến được nghiên cứu thì biến động giá

dầu thơ giải thích cao nhất cho sự biến động của giá xăng khoảng 8%. Ngoài ra, biến động giá dầu thế giới cũng không giải thích nhiều cho sự biến động của cung tiền chỉ khoảng 3,5%. Ngoài ra, đối với biến tỉ giá hối đối thì mức độ giải thích của biến động giá dầu thô thế giới tương đối ổn định trong ngắn hạn và dài hạn dừng lại ở mức 7,2% trong giai đoạn nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu nghiên cứu cho ra kết quả như mong đợi là tất cả các biến đều không dừng với dữ liệu tại mức và dừng tại sai phân bậc một I(1), kết quả đó là cơ sở để tác giả áp dụng phương pháp tự hồi quy véc tơ vào trong nghiên cứu thực nghiệm.

Đầu tiên tác giả tiến hành kiểm định nhân quả Granger, kết quả cho thấy trong ngắn hạn có mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá dầu thế giới lên xuất khẩu, và mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá dầu thế giới với nhập khẩu, giá xăng trong nước và cung tiền. Tuy nhiên lại không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu thô thế giới với lạm phát, tỉ giá hối đối và sản lượng cơng nghiệp, kết quả nghiên cứu thực nghiệm này phù hợp với nhận định ban đầu trong chương thực trạng về mối quan hệ giữa biến động giá dầu với các biến kinh tế vĩ mô được tác giả nêu ra rằng mối tương quan giữa giá dầu với xuất nhập khẩu hàng hóa, cung tiền, và giá xăng trong nước là tương đối chặt chẽ trong khi đó lạm phát thì lại khơng có mối quan hệ chặt chẽ với giá dầu, và sản lượng cơng nghiệp với giá dầu cũng có xu thế biến động khác nhau.

Bằng chứng từ kiểm định Engle – Granger cho thấy tồn tại 5 mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô với giá dầu thế giới, ngoại trừ lạm phát và tỉ giá hối đối được tìm thấy là khơng có mối quan hệ cân bằng trong dài hạn với giá dầu thế giới.

Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy chỉ ra rằng phản ứng của các biến trước cú sốc giá dầu là tạm thời, nhìn chung là kéo dài khoảng 8 tháng rồi đạt đến trạng thái ổn định riêng biến tỉ giá hối đối thì phản ứng chỉ kéo dài trong thời gian khoảng 4 tháng.

Bên cạnh đó kết quả phân tích phân rã phương sai cho thấy biến giá dầu góp phần giải thích khơng đáng kể cho sự biến động của các biến kinh tế vĩ mơ trong đó giải thích cao nhất cho sự biến động của giá xăng trong nước, điều này cho thấy tác động truyền dẫn của giá dầu thô thế giới đến nền kinh tế Việt Nam chưa cao.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

4.1 Kết luận về vấn đề nghiên cứu

Mặc dù đã tốn khá nhiều công sức nhưng cho tới nay chúng ta vẫn chưa thành cơng trong việc tìm ra một loại nhiên liệu có thể thay thế dầu mỏ một cách hiệu quả. Hiện tại dầu vẫn tiếp tục là nguồn nhiêu liệu có vai trị quyết định đến tốc độ tăng trưởng, sự bình ổn của các nền kinh tế và an ninh năng lượng mà chủ yếu là đảm bảo nguồn cung dầu ổn định đã, đang và sẽ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm qua với sự trợ giá của chính phủ giá xăng dầu tương đối ổn định, tuy nhiên các cú sốc về giá dầu thơ thế giới có tác động đến nền kinh tế hay không là vấn đề mà bài nghiên cứu này đi tìm câu trả lời.

Nội dung chính của nghiên cứu này là sử dụng mơ hình tự hồi quy véc tơ VAR để đánh giá tác động của biến động giá dầu thế giới lên các chỉ số kinh tế chính của Việt Nam bao gồm lạm phát, sản lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và chính sách tiền tệ trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá dầu thô thế giới lên nhập khẩu, xuất khẩu, cung tiền và giá xăng trong nước. Kết quả kiểm định Engle – Granger ta cho thấy rằng mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và các biến kinh tế vĩ mô là dương về mặt dài hạn. Tuy nhiên giá dầu thô thế giới lại không phải là nguyên nhân gây tác động lên lạm phát và sản lượng công nghiệp trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Mơ hình VECM củng cố quan điểm cho rằng trong ngắn hạn giá dầu thô thế giới tác động lên hầu hết các biến kinh tế vĩ mô ngoại trừ biến sản lượng công nghiệp và lạm phát, các biến kinh tế vĩ mơ được tìm thấy là có mối quan hệ dương với giá dầu, riêng cung tiền trong ngắn hạn có mối quan hệ âm với giá dầu thế giới trong khi về mặt dài hạn mối quan hệ này là dương. Ngồi ra mơ hình VECM còn cho thấy các biến kinh tế vĩ mô dường như khơng có sự điều chỉnh trong ngắn hạn để đạt đến trạng thái cân bằng trong dài hạn, mà ngược lại các

biến kinh tế vĩ mô được chứng minh là nguyên nhân gây tác động đến biến động giá dầu thế giới về mặt dài hạn. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy chỉ ra rằng phản ứng của các biến trước cú sốc giá dầu là tạm thời kéo dài khoảng 8 tháng. Một điều đáng chú ý ở đây là mức độ giải thích của cú sốc giá dầu thế giới cho sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô là khá thấp điều này được thể hiện qua kết quả phân tích phân rã phương sai.

Nhìn chung mặc dù có thể thấy giá năng lượng quốc tế tăng sẽ làm tăng giá xăng dầu trong nước, nhưng tác động chung đến nền kinh tế sẽ ít nghiêm trọng hơn so với các quốc gia không sản xuất dầu. Nguồn thu xuất khẩu và nguồn thu của Chính phủ tăng mạnh nhờ giá dầu thô xuất khẩu tăng. Tác động chung đến nền kinh tế còn phụ thuộc một phần vào mức độ tiết kiệm hay sử dụng nguồn thu chính phủ vượt mức này. Do đó, mặc dù chi phí đầu vào tăng và giá tiêu dùng tăng có thể dẫn đến việc khơng khuyến khích tiêu dùng tư nhân, nhưng Chính phủ có thể sử dụng hiệu quả nguồn tiết kiệm từ việc giá dầu tăng này. Trong trường hợp Việt nam, cần cân nhắc một khía cạnh vì giá dầu trong nước được kiểm soát nên tác động truyền dẫn của việc giá dầu tăng đến nền kinh tế còn tùy thuộc vào việc chính sách đối với giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh nhanh hay chậm. Nếu việc điều chỉnh giá diễn ra rất chậm thì nền kinh tế cũng sẽ điều chỉnh chậm theo tình hình giá xăng dầu tăng và Chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn từ ngân sách để trợ cấp cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu.

4.2 Những gợi ý về mặt chính sách

Từ những kết quả đạt được trong bài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách:

Thứ nhất, trong dài hạn sản lượng công nghiệp tăng khi giá dầu thô tăng điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)