Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 43)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3.3.2) Kết quả kiểm định nhân quả Granger

3.3.2.1) Xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mơ hình

Với điều kiện ban đầu là các chuỗi dữ liệu đều dừng cùng bậc I(1) được thỏa mãn, trong phần này tác giả sẽ đi kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mơ hình với dữ liệu sai phân bậc 1. Như đã đề cập trong phương pháp nghiên cứu trước khi tiến hành chạy kiểm định Granger ta phải xác định độ trễ tối ưu:

Bảng 3.3: xác định độ trễ tối ƣu của các biến trong mơ hình

Độ trễ EX IM ROP CPI IP M1 RE 0 -3.125407 -3.144448 -4.911814 -8.589406 -2.629911 -6.055282 -7.951063 1 -3.447408 -3.366067 -5.067886 -9.018081* -3.097341 -6.138143 -8.044841* 2 -3.499099* -3.402803 -5.069509 -8.991637 -3.207378 -6.136059 -7.995387 3 -3.493066 -3.470095 -5.087609* -8.961036 -3.207209 -6.145654 -7.960808 4 -3.481662 -3.558329 -5.050796 -8.939153 -3.220907 -6.157455 -7.908581 5 -3.439252 -3.525193 -5.015471 -8.890214 -3.233014 -6.210938 -7.847411 6 -3.485706 -3.650161* -5.024758 -8.977654 -3.266416* -6.217043* -7.889459 7 -3.467649 -3.589528 -4.987412 -8.933042 -3.234358 -6.181302 -7.830121 8 -3.466705 -3.539031 -4.941965 -8.920130 -3.203331 -6.204779 -7.792795

Tương tự như các nghiên cứu trước đây bài nghiên cứu này lựa chọn độ trễ theo chuẩn AIC, vì theo tiêu chuẩn này độ trễ được đưa ra là cao hơn so với các tiêu chuẩn khác. Bảng 3.3 chỉ ra độ trễ tương ứng của mỗi biến được lựa chọn cho việc tiến hành kiểm định nhân quả Granger.

3.3.2.2) Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Mục đích của phần này là kiểm tra xem liệu có mối quan hệ một chiều hay hai chiều giữa các biến kinh tế vĩ mô và giá dầu thô thế giới. Dựa trên kiểm định phương trình:

(3.1) (3.2) Giả định ở đây là u1t và u2t không tương quan với nhau, ta có các trường hợp nhân quả sau:

 Mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá dầu thô sang lạm phát nếu các

biến trễ của giá dầu có ảnh hưởng lên lạm phát, nếu các hệ số ước lượng của biến trễ

giá dầu ở phương trình (3.1) khác khơng có ý nghĩa thống kê và các

hệ số ước lượng của biến trễ lạm phát ở phương trình (3.2) bằng khơng có ý nghĩa thống kê

 Mối quan hệ nhân quả một chiều từ lạm phát sang giá dầu thô nếu các

biến trễ của lạm phát có ảnh hưởng lên giá dầu, nếu các hệ số ước lượng của biến trễ

lạm phát ở phương trình (3.1) khác khơng có ý nghĩa thống kê và

các hệ số ước lượng của biến trễ lạm phát ở phương trình (3.2) bằng khơng có

ý nghĩa thống kê

 Mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá dầu thô và lạm phát nếu các hệ

số ước lượng của biến trễ giá dầu ở phương trình (3.1) khác khơng có ý nghĩa

thống kê và các hệ số ước lượng của biến trễ lạm phát ở phương

 Không tồn tại mối quan hệ nào giữa hai biến trên nếu nếu các hệ số ước

lượng của biến trễ giá dầu ở phương trình (3.1) khác khơng có ý nghĩa thống kê

và các hệ số ước lượng của biến trễ lạm phát ở phương trình (3.2)

khác khơng có ý nghĩa thống kê .

Tương tự cho các cặp biến còn lại, sau khi thực hiện kiểm định với sự trợ giúp của Eviews cho ta có kết quả như bảng 3.4:

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger

STT Giả thuyết H0 Độ trễ tối ưu Thống kê

F Độ tin cậy

(1) (2) (3) (4) (5)

1

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến IM

6

6.22529 1.E-05*

IM không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 4.04670 0.0010*

2

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến EX

2

7.44673 0.0009*

EX không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 1.08091 0.3425

3

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến CPI

1

2.29067 0.1326

CPI không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 1.44715 0.2312

4

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến IP

6

0.66231 0.6802

IP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 0.96046 0.4554

5

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến ROP 3

8.38956 4.E-05*

ROP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 2.51681 0.0614**

6

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến M1

6

1.92567 0.0827***

M1 không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 3.34485 0.0045**

7

COP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến RE

1

1.05243 0.3069

RE không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến COP 0.35582 0.5519

Bảng 3.4 thể hiện kết quả kiểm định nhân quả Granger, nó chỉ ra rằng trong 7 cặp giả thuyết H0 được thiết lặp để kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu thô thế giới với các biến số đại diện cho nền kinh tế Việt Nam có 6 giả thuyết H0 bị bác bỏ cịn 8 giả thuyết H0 không bị bác bỏ.

Dựa vào giả thuyết không đã được đưa ra ban đầu, ta có thể kết luận rằng biến giá dầu thơ thế giới là nguyên nhân tác động trong ngắn hạn lên các biến bao gồm IM, EX, ROP và M1 nhưng lại không phải là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến biến CPI, RE và IP. Ở chiều ngược lại, ta có IM, ROP và M1 là nguyên nhân chỉ báo của biến giá dầu thô thế giới.

Đầu tiên kết quả kiểm định nhân quả Granger chỉ ra rằng giá dầu thô thế giới là nguyên nhân gây tác động trong ngắn hạn lên nhập khẩu, kết quả này phù hợp với thực tế vì xăng dầu các loại là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, theo số liệu từ tổng cục thống kê thì tỉ trọng nhập khẩu xăng dầu trong năm 2011 chiếm gần 10% tổng trị giá nhập khẩu và đứng thứ hai chỉ sau nhập khẩu máy móc thiết bị, do đó một sự tăng lên trong giá dầu thơ thế giới làm cho tổng chi phí nhập khẩu tăng lên. Một nguyên nhân khác ở đây có thể là khi giá dầu thơ tăng thì giá cả hàng hóa trên thế giới tăng theo dẫn đến nhập khẩu hàng hóa tăng.

Tương tự kết quả trên cũng cho thấy giá dầu thô thế giới là nguyên nhân gây tác động trong ngắn hạn đến xuất khẩu, như vậy với tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu hằng năm việc giá dầu thô thế giới biến động gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là điều tất yếu. Mặt khác khi giá dầu thô biến động gây ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia đối tác và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của họ.

Mặc dù giá dầu thế giới là nguyên nhân tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng lại không phải là nguyên nhân gây ra biến động của tỉ giá hối đoái, kết quả này trái ngược hoàn toàn với kết quả đạt được từ nghiên cứu của IIhan Ozturk8, như vậy

8

Iihan Ozturk và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá dầu lên tỉ giá giữa USD/YTL tại Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia khơng có nguồn tài nguyên dầu mỏ.

đối với một quốc gia có xuất khẩu dầu mỏ thì khi giá dầu thế giới tăng nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu dầu thơ sẽ góp phần giảm áp lực về ngoại tệ, mặt khác cán cân thanh tốn có thể khơng bị chênh lệch nhiều khơng đủ áp lực gây ra biến động về tỉ giá, cịn các quốc gia khơng có nguồn tài nguyên dầu mỏ như Thổ Nhĩ Kỳ thì giá dầu thế giới lại chính là nguyên nhân gây tác động đến tỉ giá hối đoái.

Một điều khá ngạc nhiên ở đây là mặc dù nhà nước can thiệp vào giá xăng dầu tại Việt Nam trong suốt thời gian dài, mãi cho đến tháng 04 năm 2007 chính phủ mới cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện giá bán xăng theo cơ chế thị trường do doanh nghiệp quyết định. Song kết quả kiểm định nhân quả Granger lại cho thấy rằng trong ngắn hạn giá dầu thô thế giới là nguyên nhân gây tác động đến giá xăng trong nước, trước sức ép của biến động giá dầu thô thế giới giá xăng trong nước dường như cũng được điều chỉnh theo, điều này có thể do từ trước nay nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu để đáp ứng nhu trong nước thậm chí chi phí nhập khẩu xăng dầu còn cao hơn cả nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô. Chẳng hạn, năm 2010, ngay khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đưa vào hoạt động thì giá trị nhập khẩu xăng dầu là 6,977 tỉ USD, trong khi dầu thô xuất khẩu chỉ đạt mức 4,944 tỉ USD.

Giả thuyết không rằng giá dầu thô thế giới không gây tác động trong ngắn hạn lên cung tiền bị bác bỏ. Điều này ám chỉ rằng giá dầu thô thế giới là nguyên nhân tác động lên chính sách tiền tệ của quốc gia. Khi xảy ra các cú sốc về giá dầu thế giới thì tùy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế hay kiểm sốt lạm phát mà chính phủ sẽ thực hiện chính sách thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ thông qua cung tiền, việc thực tế Việt Nam áp dụng chính sách như thế nào sẽ được trả lời trong các phần nghiên cứu sau.

Một kết quả khá thú vị ở đây là giá dầu thô thế giới không phải là nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với các nghiên cứu trước đó khi mà hầu như các kết quả của họ đều chỉ ra rằng giá dầu thô thế giới là nhuyên nhân gây ra lạm phát (Shuddhasawtta Rafiq và các cộng sự, 2008, Chi-Jui Huang và các cộng sự, 2009, Cologni và Manera, 2008 …) và kể cả các nước có sử

dụng các biện pháp trợ giá xăng dầu. Như vậy mặc dù kết quả trước đó cho thấy rằng giá dầu thô tác động đến giá xăng trong nước nhưng nó lại khơng tác động lên lạm phát lý do có thể là tỷ trọng của các sản phẩm dầu mỏ trong CPI của quốc gia tương đối nhỏ - bình qn khoảng 3%, nếu tính cả giá vận chuyển và giá điện thì quyền số cũng chỉ ở mức bình quân khoảng 10%. Lý do khác là việc áp dụng chế độ quản lý giá thông qua trợ giá xăng dầu đã làm hạn chế sự gia tăng mức giá xăng dầu trong nước, trung bình thì mức tăng giá dầu trong nước vẫn tăng thấp hơn so với sự gia tăng của giá dầu thế giới vì vậy giá dầu thế giới tăng chưa phải là nguyên nhân trực tiếp gây tác động đến lạm phát trong ngắn hạn, mặt khác điều này thể hiện việc thực thi các chính sách tiền tệ phù hợp bên cạnh các chính sách khác như quỹ bình ổn giá cho nhiều mặt hàng khi có nguya cơ lạm phát theo đó mà lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát kỳ vọng được loại trừ, kết quả này cũng phù hợp với kết luận định tính ban đầu được tác giả đưa ra khi phân tích biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến động giá dầu thế giới với lạm phát.

Bên cạnh đó trong ngắn hạn giá dầu thô thế giới cũng không phải là nguyên nhân tác động lên sản lượng công nghiệp, kết quả này không tán đồng với các nghiên cứu trước đây như Ibrahim Halil EKSI khi thực hiện nghiên cứu trên các nước OECD với kết luận rằng trong ngắn hạn giá dầu tác động lên sản lượng công nghiệp của hầu hết các nước OECD ngoại trừ Pháp9, ngoài ra Mehrara và Sarem (2009) đã chứng minh rằng có mối quan hệ nhân quả mạnh mẽ từ cú sốc giá dầu lên tăng trưởng sản lượng tại Iran và Saudi. Từ kết quả này có thể kết luận (1) tỷ trọng ngành khai thác dầu thô trong cơ cấu tổng sản lượng ngành công nghiệp ngày càng giảm (2) các ngành sản xuất công nghiệp khác bị ảnh hưởng ít hơn bởi sự biến động của giá dầu thế giới.

Vì kiểm định nhân quả Granger là kiểm định mối quan hệ hai chiều nên ở đây tác giả cũng xem xét tác động ngược lại của các biến đại diện nền kinh tế vĩ mô đến giá

9

Thậm chí trong trường hợp mà tầm quan trọng của dầu chiếm tỉ trọng thấp trong GDP thì khi giá dầu tăng vẫn gây cú sốc tiêu cực về phía cầu vì nó làm giảm cầu các loại hàng hóa nhạy cảm với nhiên liệu nhưng có giá trị lớn như xe hơi (Hamilton 1988)

dầu thế giới. Một điều ngạc nhiên ở đây là nhập khẩu lại là nguyên nhân Granger của giá dầu thế giới, về mặt lý thuyết kinh tế điều này có thể được giải thích bởi Việt Nam là một đất nước nhập khẩu dầu thô lớn trên thế giới nên một sự thay đổi trong lượng nhập khẩu dầu sẽ ảnh hưởng về phía cầu làm cho tổng cầu trên thế giới thay đổi, theo quy luật cung cầu khi cầu thay đổi trong khi cung khơng thay đổi thì sẽ tác động lên giá cả của hàng hóa, nhưng theo thống kê của cơ quan năng lượng quốc tế IEA năm 2009 Việt Nam chỉ xếp thứ 45 về lượng nhập khẩu dầu thô kể cả dầu thành phẩm, do đó khơng thể cơng nhận tầm ảnh hưởng từ phía cầu nhập khẩu của Việt Nam lên biến động giá dầu thơ thế giới, vì vậy kết quả này có khả năng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà trong một số nghiên cứu cũng gặp phải trường hợp tương tự. Do đó tác giả khơng đi vào giải thích cho tác động của biến cung tiền lên giá dầu thơ thế giới vì nó khơng nằm trong phạm vi của nghiên cứu này.

Kết quả kiểm định Granger cũng chỉ ra rằng biến EX, CPI và IP không phải là nguyên nhân chỉ báo của biến giá dầu thế giới, điều này cho thấy kinh tế Việt Nam chưa có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)