Tăng trưởng dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á – thái bình dương (Trang 42)

CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4. Tăng trưởng dân số

Dân số của một quốc gia cũng được xem như là yếu tố quan trọng khi giải thích TTKT của các quốc gia. Do dân số của một quốc gia sẽ có thể làm thay đổi nguồn lực có sẵn của quốc gia, làm thay đổi tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư, cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Cho nên dân số sẽ có tác động đáng kể đến TTKT của quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây vẫn tranh luận về mối quan hệ thật sự giữa tăng trưởng dân số và TTKT của các quốc gia. Theo đó, một số bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm cho rằng tăng trưởng dân số sẽ làm cản trở TTKT của các quốc gia. Quan điểm này giải thích rằng các quốc gia càng có tăng trưởng dân số cang cao thì sẽ làm giảm nguồn lực có sẵn của quốc gia và do đó sẽ làm cản trở TTKT trong tương lai vì sự thiếu hụt trong nguồn lực có sẵn. Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm này bao gồm Malthus (1826), Smith (1776), Solow (1956), Mason (1988), Barro (1991), Mankiw và các cộng sự (1992), Barro và Sala – I – Martin (2004), Onwuka (2006), Bucci (2008), Afzal (2009), Banerjee (2012), Dao (2012), Huang và Xie (2013), Yao và các cộng sự (2013), Mierau và Turnovsky (2014).

Trái ngược với quan điểm này, một số nghiên cứu thực nghiệm lại ủng hộ quan điểm tăng trưởng dân số sẽ thúc đẩy TTKT của quốc gia. Quan điểm này lại lập luận rằng tăng trưởng dân số sẽ có thể kích thích sự đổi mới trong nền kinh tế và do đó sẽ mở rộng quy mơ của nền kinh tế (Kuznet, 1960; Kremer, 1993). Hơn thế nữa, một quốc gia có dân số càng tăng trưởng thì sẽ có thể gia tăng sản lượng của quốc gia, tăng tiêu dùng và tiết kiệm trong nền kinh tế (Kuznet, 196). Từ đó thúc đẩy TTKT của các quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm này bao gồm Kuznet (1960), Boserup (1965), Kuznet (1967), Simon (1976), Grossman và Helpman (1991), Kremer (1993), Bloom và Canning (2004), Tilak (2007), Savas (2008), Bruckner và các cộng sự (2014), Sethy và Sahoo (2015), Tumwebaze và Ijjo (2015).

Từ đây có thể thấy rằng tác động thật sự của tăng trưởng dân số đến TTKT là cùng chiều hay ngược chiều vẫn đang nhận được nhiều sự tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Do đó, luận văn kỳ vọng rằng tăng trưởng dân số sẽ có tác động đáng kể đến TTKT của các quốc gia như các nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy.

Bên cạnh đó, luận văn đo lường tăng trưởng dân số như cách các nghiên cứu trước đây đã sử dụng khi sử dụng sự thay đổi trong năm t và năm t – 1 của tổng dân số của quốc gia.

Popgr=Dân sốt-Dân sốt-1 Dân sốt-1 3.2.5. Đầu tư nội địa

Đầu tư nội địa và vốn vật chất là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và là điều kiện chính đối với TTKT của một quốc gia (Mincer, 1981). Theo đó vốn vật chất là yếu tố then chốt đối với quá trình kinh tế của bất kỳ nền kinh tế nào bởi do vốn vật chất có khuynh hướng cải thiện TTKT. Một sự gia tăng trong đầu tư nội địa của quốc gia sẽ có tác động trực tiếp đến giá trị GDP thực của quốc gia. Bởi vì

một tích lũy vốn cao hơn bằng cách đầu tư với bất kỳ hình thức nào sẽ làm gia tăng vốn trên mỗi nhân cơng và do đó sẽ có tác động gián tiếp đến việc cải thiện công nghệ của nền kinh tế và kĩ năng chuyên môn. Điều này hiển nhiên sẽ dẫn đến một mức năng suất cao hơn. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy các bằng chứng ủng hộ cho mối quan hệ cùng chiều giữa đầu tư nội địa và TTKT của các quốc gia. Chẳng hạn như Romer (1986), Rebelo (1991), Mankiw và các cộng sự (1992), Fischer (1993), Barro và Sala-iMartin (1999), Hoover và Perez (2004), Vu Le và Suruga (2005), Tang và các cộng sự (2008), Adams (2009), Ouedraogo (2013), Rafique và các cộng sự (2013), Emmanuel và Kehinde (2018). Do đó, luận văn kỳ vọng rằng đầu tư nội địa sẽ có tác động cùng chiều đến TTKT của các quốc gia như các nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy.

Bên cạnh đó, luận văn đo lường đầu tư nội địa như cách các nghiên cứu trước đây đã sử dụng khi sử dụng tỷ lệ đầu tư nội địa so với GDP của quốc gia.

Inv=Đầu tư nội địa GDP 3.2.6. Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu chính phủ được cho rằng là yếu tố có tác động đáng kể đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của quốc gia cũng như TTKT. Mặc dù lẫn trong khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm đều cho rằng chi tiêu chính phủ là một thành phần quan trọng đối với TTKT của một quốc gia, nhưng tác động thật sự của chi tiêu chính phủ đến TTKT thì lại chưa rõ ràng và gây ra các cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà nghiên cứu. Tồn tại hai nhóm quan điểm trái chiều với nhau khi thảo luận về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và TTKT. Cụ thể, quan điểm đầu tiên ủng hộ các quốc gia nên chi tiêu chính phủ nhiều hơn để kích thích TTKT của quốc gia. Theo đó, quan điểm này lập luận rằng chỉnh phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng. Hơn thế nữa, khi chính phủ chi tiêu vào lĩnh vực y tế và giáo dục thì sẽ có thể gia tăng năng suất

lao động của lực lượng lao động và tăng sản lượng của quốc gia bằng cách cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao kiến thức và tay nghề của lực lượng lao động. Tương tự như vậy, khi chính phủ chi tiêu vào các cơ sở hạ tầng như đường xá, thơng tin liên lạc, điện, thì có thể sẽ giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí đầu vào của doanh nghiệp và tăng đầu tư trong khu vực tư nhân, cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, do đó sẽ thúc đẩy TTKT. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy các kết quả ủng hộ cho quan điểm này như là Ram (1986), Korrmendi và Meguire (1986), Aschauer (1989), Evans và Karras (1994), Deverajan và các cộng sự (1996), Wu và các cộng sự (1998), Kneller và các cộng sự (1999), Wu và các cộng sự (2010), Akpan (2011), Wahab (2011) và Alshahrani và Alsadiq (2014).

Mặt khác, một quan điểm trái ngược với quan điểm trên cho rằng các quốc gia càng chi tiêu chính phủ sẽ làm cản trở/suy yếu TTKT của quốc gia (Mitchell, 2005). Theo đó, quan điểm này lập luận rằng khi chính phủ của các quốc gia cố gắng thực hiện chi tiêu chính phủ càng nhiều thì sẽ có thể sẽ phải làm gia tăng phần thu thuế hoặc vay nợ để bù đắp phần thâm hụt ngân sách do chi tiêu quá nhiều. Mà thuế thu nhập càng cao thì sẽ làm cho các cá nhân trong nền kinh tế sẽ không tự nguyện làm việc nhiều giờ hơn hoặc thậm chí cản trở động lực tìm kiếm việc làm của các cá nhân. Điều này sẽ làm giảm thu nhập và tổng cầu của nền kinh tế. Hơn thế nữa, phần thu thuế doanh nghiệp càng cao sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất và giảm chi đầu tư của các doanh nghiệp cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu chính phủ thực hiện vay nợ (đặc biệt vay từ các ngân hàng) để tài trợ cho khoản thâm hụt do chi tiêu q nhiều, thì sẽ có thể gây ra hiện tượng lấn át khu vực tư nhân và sẽ làm giảm TTKT của quốc gia. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy các kết quả ủng hộ cho quan điểm này như là Landau (1983), Engen và Skinner (1991), Gwartney và các cộng sự (1998), Bassanini và các cộng sự (2001), Floster và Henrekson (2001), Dar và Amirkhalkhaili (2002), Mitchell (2005), Nurudeen và Usman (2010), Afonso và Tovar (2011), Butkiewicz và Yanikkaya (2011).

Từ đây có thể thấy rằng tác động thật sự của chi tiêu chính phủ đến TTKT là cùng chiều hay ngược chiều vẫn đang nhận được nhiều sự tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Do đó, luận văn kỳ vọng rằng chi tiêu chính phủ sẽ có tác động đáng kể đến TTKT của các quốc gia như các nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy.

Bên cạnh đó, luận văn đo lường chi tiêu chính phủ như cách các nghiên cứu trước đây đã sử dụng khi sử dụng tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP của quốc gia.

Govexp=Chi tiêu chính phủ GDP

Bảng 3.1. Mơ tả cách đo lường các biến số

Biến Ký hiệu Đo lường Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

TTKT 1 Gdpgr Tốc độ tăng trong GDP

TTKT 2 Gdppcgr Tốc độ tăng trong GDP trên đầu người

Biến độc lập

Thuế tiêu dùng Tax1 Tỷ lệ thuế tiêu dùng trên tổng thu

thuế +/-

Thuế thu nhập Tax2 Tỷ lệ thuế thu nhập trên tổng thu

thuế +/-

Lạm phát Infl

Sự thay đổi trong năm t và năm t – 1 của chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia.

+/-

Độ mở thương

mại Trade

Tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP của quốc gia.

+

Tăng trưởng dân

số Popgr

Sự thay đổi trong năm t và năm t – 1

Đầu tư nội địa Inv Tỷ lệ đầu tư nội địa so với GDP của

quốc gia +

Chi tiêu chính phủ Govexp Tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP

của quốc gia +/-

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đề cập trong phần 1.2 và 1.3 của luận văn, mẫu nghiên cứu của luận văn sẽ bao gồm các quốc gia đang phát triển ở trên thế giới thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000 – 2016. Trong đó, số liệu dùng để tính tốn các biến trong mơ hình nghiên cứu được luận văn thu thập trên bộ Chỉ tiêu Phát triển Thế giới (WDI) của Ngân hàng Thế Giới (WorldBank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế để đo lường các đại diện cho cơ cấu thuế của quốc gia.

Tuy nhiên, luận văn cũng thực hiện loại trừ các quốc gia khơng có sẵn số liệu liên tục trong giai đoạn nghiên cứu (chẳng hạn như Myanmar,…), cũng như cac quốc gia không công bố số liệu cơ cấu thuế tại năm 2016 cũng sẽ bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu. Sau đó, luận văn có dữ liệu dạng bảng khơng cân đối (Unbalanced Data) với mẫu nghiên cứu bao gồm 38 quốc gia đang phát triển trên thế giới thuộc khu Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000 – 2016 với tổng quan sát lên đến 546. Đồng thời, danh sách các quốc gia được sử dụng trong luận văn và phân chia theo khu vực được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Danh sách các quốc gia theo khu vực

Khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương (18 Quốc gia)

Stt Quốc gia Số quan sát Stt Quốc gia Số quan sát

2 China 17 11 Micronesia, Fed. Sts. 9

3 Hong Kong 15 12 Palau 9

4 Indonesia 16 13 Philippines 17

5 Kiribati 7 14 Samoa 7

6 Korea, Rep. 17 15 Singapore 17

7 Lao PDR 9 16 Thailand 17

8 Macao 17 17 Vanuatu 8

9 Malaysia 17 18 Vietnam 17

Khu vực Nam Á (06 Quốc gia)

Stt Quốc gia Số quan sát Stt Quốc gia Số quan sát

1 Afghanistan 14 4 India 17

2 Bangladesh 16 5 Nepal 17

3 Bhutan 17 6 Sri Lanka 17

Khu vực Trung Đông (14 Quốc gia)

Stt Quốc gia Số quan sát Stt Quốc gia Số quan sát

1 Algeria 17 8 Oman 17

2 Iran, Islamic Rep. 17 9 Qatar 13

3 Israel 17 10 Saudi Arabia 7

4 Jordan 17 11 Syrian Arab Republic 17

5 Kuwait 16 12 Tunisia 17

6 Lebanon 17 13 United Arab Emirates 6

7 Morocco 15 14 Yemen, Rep. 15

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.4. Phương pháp phân tích

Dữ liệu của luận văn được thể hiện trong phần 3.3 là dữ liệu dạng bảng không cân đối. Cho nên để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn tiến hành ước lượng mơ hình nghiên cứu giải thích tác động

của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia bởi phương pháp hồi quy OLS như một số nghiên cứu trước đây đã áp dụng như Kneller và các cộng sự (1999), Lee và Gordon (2005), Arnold và các cộng sự (2011), Dackehag và Hansson (2012), Szarowska (2013), Maceck và Janku (2015) và Stoilova (2017).

Tuy nhiên, do có tồn tại biến trễ của biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu, nên hiện tượng nội sinh có thể tồn tại trong mơ hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia. Đồng thời hiện tượng nội sinh có thể tồn tại ở dạng các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu sẽ có các tác động qua lại với nhau. Cụ thể, thuế mà quốc gia thu được càng nhiều thì sẽ có thể làm gia tăng chi tiêu chính phủ của các quốc gia; hoặc như khi thuế thu nhập gia tăng sẽ cản trở quyết định đầu tư của các doanh nghiệp và các cá nhân trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngồi việc các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc, thì biến phụ thuộc cũng sẽ có các tác động đáng kể đến các biến độc lập. Trong trường hợp này, khi TTKT của quốc gia gia tăng thì sẽ có thể thúc đẩy quyết định đầu tư của các doanh nghiệp và các cá nhân, hoặc như TTKT gia tăng cũng sẽ làm cho các quốc gia sẽ thực hiện chi tiêu nhiều hơn… Đây cũng được xem như là một dạng của hiện tượng nội sinh. Mà khi hiện tượng nội sinh tồn tại trong mơ hình nghiên cứu, thì kết quả hồi quy sau khi sử dụng phương pháp OLS sẽ có thể khơng hiệu quả và khơng đáng tin cậy, do đó, luận văn cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp để phải khắc phục vấn đề nội sinh.

Theo Yanikkaya và Turan (2018) và một số nghiên cứu khác, khi hiện tượng nội sinh có trong mơ hình nghiên cứu thì phương pháp hồi quy hai bước (two-stage least square) và phương pháp hồi quy GMM sẽ được đề cử để khắc phục hiện tượng nội sinh. Bên cạnh đó, sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai phương pháp này chính là phương pháp hồi quy 2SLS yêu cầu:

 Khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu  Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu

Nhưng phương pháp GMM thì khơng u cầu hai vấn đề trên như phương pháp 2SLS yêu cầu. Cho nên, luận văn thấy rằng trong trường hợp mơ hình nghiên cứu có hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi thì phương pháp 2SLS sẽ không hiệu quả và không đáng tin cậy, khi đó phương pháp GMM sẽ được lựa chọn để hồi quy mơ hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia... Ngược lại phương pháp 2SLS sẽ được sử dụng. Cho nên, luận văn sử dụng kiểm định Modified Wald để kiểm tra phương sai thay đổi với giả thuyết H0 là khơng có phương sai thay đổi và kiểm định Wooldridge để kiểm tra tự tương quan đổi với giả thuyết H0 là khơng có tự tương quan.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Mô tả sơ bộ mẫu nghiên cứu

Phần này sẽ thực hiện mơ tả sơ bộ các biến có trong mơ hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia. Luận văn sử dụng các giá trị thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân vị thứ 25, trung vị và phân vị thứ 75 để mô tả sơ bộ các biến. Kết quả được trình bày trong bảng kết quả 4.1. Qua đây có thể thấy rằng Gdpgr của các quốc gia đạt giá trị trung bình 4.8258, điều này cho thấy rằng tăng trưởng bình quân trong GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đạt 4.8258% mỗi năm. Tương tự vậy biến Gdppcgr có giá trị trung bình 2.8111, điều này cho thấy rằng tăng trưởng bình quân trong GDP trên đầu người của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đạt 2.8111% mỗi năm. Hơn thế nữa, giá trị độ lệch chuẩn của hai đại diện cho TTKT Gdpgr và Gdppcgr lần lượt là 4.9063 và 4.7922 cho thấy rằng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khác nhau rõ rệt và cũng thay đổi qua thời gian.

Tiếp theo, biến Tax1 có giá trị trung bình 41.4217, điều này cho thấy rằng thuế tiêu dùng bình quân chiếm khoảng 41.42% trong tổng số thu thuế của quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Tương tự vậy, số liệu của biến Tax2 thể hiện giá trị trung bình 36.7430, hàm ý rằng thuế thu nhập bình quân chiếm khoảng 36.74% trong tổng số thu thuế của quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Dựa vào hai giá trị trung bình của hai đại diện này có thể thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đường như thực hiện thu thuế tiêu dùng nhiều hơn trong tổng số thu thuế mà chính phủ thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á – thái bình dương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)