Danh sách các quốc gia theo khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á – thái bình dương (Trang 47 - 52)

Khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương (18 Quốc gia)

Stt Quốc gia Số quan sát Stt Quốc gia Số quan sát

2 China 17 11 Micronesia, Fed. Sts. 9

3 Hong Kong 15 12 Palau 9

4 Indonesia 16 13 Philippines 17

5 Kiribati 7 14 Samoa 7

6 Korea, Rep. 17 15 Singapore 17

7 Lao PDR 9 16 Thailand 17

8 Macao 17 17 Vanuatu 8

9 Malaysia 17 18 Vietnam 17

Khu vực Nam Á (06 Quốc gia)

Stt Quốc gia Số quan sát Stt Quốc gia Số quan sát

1 Afghanistan 14 4 India 17

2 Bangladesh 16 5 Nepal 17

3 Bhutan 17 6 Sri Lanka 17

Khu vực Trung Đông (14 Quốc gia)

Stt Quốc gia Số quan sát Stt Quốc gia Số quan sát

1 Algeria 17 8 Oman 17

2 Iran, Islamic Rep. 17 9 Qatar 13

3 Israel 17 10 Saudi Arabia 7

4 Jordan 17 11 Syrian Arab Republic 17

5 Kuwait 16 12 Tunisia 17

6 Lebanon 17 13 United Arab Emirates 6

7 Morocco 15 14 Yemen, Rep. 15

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.4. Phương pháp phân tích

Dữ liệu của luận văn được thể hiện trong phần 3.3 là dữ liệu dạng bảng không cân đối. Cho nên để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn tiến hành ước lượng mơ hình nghiên cứu giải thích tác động

của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia bởi phương pháp hồi quy OLS như một số nghiên cứu trước đây đã áp dụng như Kneller và các cộng sự (1999), Lee và Gordon (2005), Arnold và các cộng sự (2011), Dackehag và Hansson (2012), Szarowska (2013), Maceck và Janku (2015) và Stoilova (2017).

Tuy nhiên, do có tồn tại biến trễ của biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu, nên hiện tượng nội sinh có thể tồn tại trong mơ hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia. Đồng thời hiện tượng nội sinh có thể tồn tại ở dạng các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu sẽ có các tác động qua lại với nhau. Cụ thể, thuế mà quốc gia thu được càng nhiều thì sẽ có thể làm gia tăng chi tiêu chính phủ của các quốc gia; hoặc như khi thuế thu nhập gia tăng sẽ cản trở quyết định đầu tư của các doanh nghiệp và các cá nhân trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngồi việc các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc, thì biến phụ thuộc cũng sẽ có các tác động đáng kể đến các biến độc lập. Trong trường hợp này, khi TTKT của quốc gia gia tăng thì sẽ có thể thúc đẩy quyết định đầu tư của các doanh nghiệp và các cá nhân, hoặc như TTKT gia tăng cũng sẽ làm cho các quốc gia sẽ thực hiện chi tiêu nhiều hơn… Đây cũng được xem như là một dạng của hiện tượng nội sinh. Mà khi hiện tượng nội sinh tồn tại trong mơ hình nghiên cứu, thì kết quả hồi quy sau khi sử dụng phương pháp OLS sẽ có thể khơng hiệu quả và không đáng tin cậy, do đó, luận văn cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp để phải khắc phục vấn đề nội sinh.

Theo Yanikkaya và Turan (2018) và một số nghiên cứu khác, khi hiện tượng nội sinh có trong mơ hình nghiên cứu thì phương pháp hồi quy hai bước (two-stage least square) và phương pháp hồi quy GMM sẽ được đề cử để khắc phục hiện tượng nội sinh. Bên cạnh đó, sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai phương pháp này chính là phương pháp hồi quy 2SLS yêu cầu:

 Khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu  Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu

Nhưng phương pháp GMM thì khơng u cầu hai vấn đề trên như phương pháp 2SLS yêu cầu. Cho nên, luận văn thấy rằng trong trường hợp mô hình nghiên cứu có hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi thì phương pháp 2SLS sẽ không hiệu quả và không đáng tin cậy, khi đó phương pháp GMM sẽ được lựa chọn để hồi quy mơ hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia... Ngược lại phương pháp 2SLS sẽ được sử dụng. Cho nên, luận văn sử dụng kiểm định Modified Wald để kiểm tra phương sai thay đổi với giả thuyết H0 là khơng có phương sai thay đổi và kiểm định Wooldridge để kiểm tra tự tương quan đổi với giả thuyết H0 là khơng có tự tương quan.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Mô tả sơ bộ mẫu nghiên cứu

Phần này sẽ thực hiện mơ tả sơ bộ các biến có trong mơ hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia. Luận văn sử dụng các giá trị thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân vị thứ 25, trung vị và phân vị thứ 75 để mô tả sơ bộ các biến. Kết quả được trình bày trong bảng kết quả 4.1. Qua đây có thể thấy rằng Gdpgr của các quốc gia đạt giá trị trung bình 4.8258, điều này cho thấy rằng tăng trưởng bình quân trong GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đạt 4.8258% mỗi năm. Tương tự vậy biến Gdppcgr có giá trị trung bình 2.8111, điều này cho thấy rằng tăng trưởng bình quân trong GDP trên đầu người của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đạt 2.8111% mỗi năm. Hơn thế nữa, giá trị độ lệch chuẩn của hai đại diện cho TTKT Gdpgr và Gdppcgr lần lượt là 4.9063 và 4.7922 cho thấy rằng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khác nhau rõ rệt và cũng thay đổi qua thời gian.

Tiếp theo, biến Tax1 có giá trị trung bình 41.4217, điều này cho thấy rằng thuế tiêu dùng bình quân chiếm khoảng 41.42% trong tổng số thu thuế của quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Tương tự vậy, số liệu của biến Tax2 thể hiện giá trị trung bình 36.7430, hàm ý rằng thuế thu nhập bình quân chiếm khoảng 36.74% trong tổng số thu thuế của quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Dựa vào hai giá trị trung bình của hai đại diện này có thể thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đường như thực hiện thu thuế tiêu dùng nhiều hơn trong tổng số thu thuế mà chính phủ thu được. Hơn thế nữa, giá trị độ lệch chuẩn của hai đại diện cơ cấu thuế Tax1 và Tax2 lần lượt là 21.4718 và 19.7351 cho thấy rằng các quốc gia có chính sách thu thuế khác nhau rõ rệt cũng như các thành phần trong chính sách thuế cũng khác đáng kể. Đồng thời, chính sách thuế cũng như các thành phần trong chính sách thuế của các quốc gia cũng có sự thay đổi theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á – thái bình dương (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)