Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần thông tin băng rộng cuộc sống , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu đề tài

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng của công ty

Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9004:2011, Quản lý tổ chức để thành công bền vững –

Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng, một tổ chức có thể đạt đến thành cơng bền

vững có thể đạt được nhờ quản lý tổ chức có hiệu lực, thơng qua nhận thức về môi trường của tổ chức, trong đó mơi trường của tổ chức bao gồm nhu cầu và mong đợi của

các bên quan tâm, các công nghệ mới, các dự báo về kinh tế hoặc các yếu tố xã hội học [5, trang 12].

1.4.1. Các bên quan tâm, nhu cầu và mong đợi

Các bên quan tâm là những cá nhân và thực thể khắc làm gia tăng giá trị cho tổ chức hoặc là những người quan tâm đến, hay chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức.

Trong đó các bên quan tâm và nhu cầu, mong đợi của họ có thể liệt kê như:

 Khách hàng: chất lượng, giá cả, việc thực hiện giao nhận sản phẩm.  Chủ sở hữu/cổ đông: khả năng sinh lời ổn định, minh bạch.

 Con người trong tổ chức: môi trường làm việc tốt, đảm bảo công ăn việc làm, sự

thừa nhận và phần thưởng.

 Nhà cung ứng và đối tác: cùng có lợi và lâu dài.

 Xã hội: bảo vệ môi trường, hành vi đạo đức, phù hợp với các yêu cầu luật định và chế định.

1.4.2. Dự báo về kinh tế hoặc các yếu tố xã hội học

Môi trường kinh doanh là một môi trường không chắc chắn và thay đổi liên tục,

chính vì thế tổ chức cần thường xuyên theo dõi, đo lường, phân tích và xem xét việc

thực hiện của mình. Các xem xét đó có thể là:

 Nhận biết và thấu hiểu nhu cầu và mong đợi hiện tại và tương lai của tất cả các bên liên quan.

 Đánh giá về các thị trường và công nghệ hiện tại và đang hình thành.

 Hiểu các xu hướng xã hội, kinh tế, sinh thái học và các khía cạnh văn hóa địa

phương liên quan đến hoạt động của tổ chức.

Yếu tố vĩ mơ như tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của hệ thống quản lý chất lượng, cụ thể là ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính dành cho hoạt động quản lý chất lượng. Tổ chức cần thiết lập và duy trì các quá trình để theo dõi, kiểm

soát và lập báo cáo việc phân bổ các nguồn tài chính liên quan đến mục tiêu tổ chức,

trong đó có việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động quản lý chất lượng.

1.4.3. Các công nghệ mới

Khi có các cơng nghệ mới để nâng cao việc thực hiện của tổ chức, các hoạt động quản lý chất lượng liên quan cũng cần phải thay đổi để phù hợp, như thay đổi các quy trình, quy định đối với cách tạo ra sản phẩm, marketing, tương tác với khách hàng, quan hệ cung ứng và các quá trình sử dụng nguồn bên ngồi.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tóm tắt lại các khái niệm về chất lượng, hệ thống quản lý

chất lượng, giới thiệu về tổ chức ISO và bộ tiêu chuẩn ISO 9000, bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong các tổ chức, từ đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001, phiên bản mới nhất được tổ chức ISO ban hành vào năm 2008, và được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Việt Nam biên dịch thành tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu, được ban hành cùng năm, hoàn

toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 9001.

Tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm 8 điều khoản, quy định các yêu cầu đối với hệ thống

quản lý chất lượng trong một tổ chức, trong đó 3 điều khoản đầu đề cập các yêu cầu

chung của bộ tiêu chuẩn như điều khoản 1 là phạm vi áp dụng, điều khoản 2 là tài liệu viện dẫn, điều khoản 3 là thuật ngữ và định nghĩa các từ chuyên dụng dùng trong tiêu chuẩn. 5 điều khoản còn lại trong tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức như yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng (điều khoản 4), về Trách nhiệm của lãnh đạo (điều khoản 5), về Nguồn nhân lực (điều khoản 6), về Tạo sản phẩm (điều khoản 7) và yêu cầu về việc Đo lường, phân tích và cải tiến

Trong các điều khoản trên có các điều khoản con, quy định chi tiết các yêu cầu đối

với hệ thống quản lý chất lượng, yêu cầu tổ chức áp dụng phải thực hiện theo và các

điều khoản con này đã được tác giả đề cập ở mục 1.3 trong luận văn này. Dựa trên các

yêu cầu này, tác giả sẽ phân tích và đánh giá thực trạng vận hành hệ thống quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Cổ phần Thông tin băng rộng cuộc

sống.

Ngoài ra, để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng tại công ty, tiêu chuẩn

ISO 9004:2009 (trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000) cũng đưa ra 8 nguyên tắc quản lý chất

lượng dành cho các nhà lãnh đạo cao nhất trong các tổ chức. Đây là các nguyên tắc

nền tảng cho các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, lãnh đạo các tổ chức có thể sử dụng những nguyên tắc này như một khuôn khổ để chỉ dẫn tổ chức của mình hướng tới việc thực hiện tốt hơn hệ thống quản lý chất lượng.

Trong chương 2, tác giả sẽ giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng của công ty

LBC, nêu lên và phân tích thực trạng vận hành của hệ thống quản lý chất lượng theo

các điều khoản được nêu ở chương 1, từ đó đánh giá việc vận hành hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Việc phân tích và đánh giá được thực hiện thông qua bảng câu hỏi liên quan đến từng điều khoản, và được trả lời bởi Ban lãnh

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG TIN BĂNG RỘNG CUỘC SỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần thông tin băng rộng cuộc sống , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)