5. Kết cấu của luận văn
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của Công ty Cổ phần kha
thác khoáng sản và dịch vụ - ITASCO giai đoạn 2012 - 2016
2.3.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi
2.3.1.1. Mơi trường vĩ mơ
Chính trị:
Việt Nam với ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua một bề dày về lịch sử về đấu tranh giành độc lập. Những năm trở lại đây Nhà nước với hệ thống chính trị ổn định là một lợi thế của Việt Nam, đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hồn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn, xung đột không thống nhất được về quyền và lợi ích với nhau. Điển hình là mâu thuẫn biên giới Tây Nam – Campuchia về đất đai, tranh chấp biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc… Bên cạnh những xung đột quốc tế, Việt Nam cịn có những xung đột nội bộ gần đây.
Tuy nhiên vẫn có nhiều tích cực và thành quả đáng ghi nhận như: theo báo cáo năm 2017 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam tụt 11 bậc từ bậc 53 xuống bậc 64 trong bảng xếp hạng, cho thấy Việt Nam có những bước tiến trong việc chống tham nhũng. Đồng thời Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước lạc quan, yên bình nhất Thế Giới.
Luật pháp:
Việc quá chú trọng vào đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên. Các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khai thác than đá khống sản. Cụ thể như Luật Doanh Ngiệp về cơng ty cổ phần, quyết định cấm xuất khẩu khoáng sản thô theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/03/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khống sản. Theo đó, Nhà nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, khoáng sản và than đá, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 9/1/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định và hướng dẫn tại Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 27/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Theo đó, hàng loạt điều kiện thuộc nhiều ngành, lĩnh vực sẽ được bãi bỏ. Cụ thể, về kinh doanh, xuất khẩu than sẽ được bỏ điều kiện chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh than và là doanh nghiệp đăng ký đúng ngành nghề này, rồi các điều kiên về sở hữu kho bãi, phương tiện vận tải, bến cảng, đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ; cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp mua bán than phải có chứng nhận hành nghề theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng bỏ các điều kiện doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh than mới được phép xuất khẩu.
Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng (GDP)
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nền kinh tế Việt Nam đã mở rộng mức tăng trưởng hàng năm là 5.10% trong quý I năm 2017, giảm mạnh từ mức tăng trưởng 6.6% trong 3 tháng trước, ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy. Năm 2016, nền kinh tế tăng trưởng 6.21%, so với sự gia tăng 6.68% trong cùng kỳ năm trước đó.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tại Việt Nam đã tăng 0.46% so với tháng 5/2016 tăng 2.35% so với tháng 12/2015 và tăng 2.4% so với cùng kỳ năm 2015. Lạm phát hiện nay vẫn ở mức thấp.
Hình 2.3: Lạm phát năm 2017
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Gần đây có dấu hiệu “Bóng ma lạm phát” quay lại gây áp lực lên CPI, đặc biệt, trong nửa sau khi các mặt hàng y tế và giáo dục được đồng loạt điều chỉnh, thiên tai, thời tiết mất mùa; tăng lương cơ bản; độ trễ của tăng cung tiền; áp lực tỷ giá…
Lãi suất
Hình 2.4: Lãi suất năm 2017
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ngân hàng đang có trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng là 5.5%, các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên không bị giới hạn về lãi suất. Lãi suất huy động giảm và ổn định giúp cho lãi suất vay giảm.
Tỷ giá
Từ tháng 07/2012 đến nay, tỷ giá USD/VND tăng từ 20.800 đồng lên 22.700 đồng, tương ứng mức tăng 9.13% cho suốt 5 năm qua. Điều này cho thấy Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có những chính sách phù hợp để kiểm sốt tỷ giá.
Hình 2.5: Tỷ giá năm 2017
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong năm 2017, ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt trong việc chuyển sang cách tính tỷ giá trung tâm để tránh nạn đầu cơ tỷ giá trước mỗi đợt chuẩn bị tăng tỷ giá của ngân hàng Nhà nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Thu hút FDI vào Việt Nam trong quý I/2017 đạt được những kết quả tích cực cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân. Bên cạnh lợi thế quan trọng là chi phí nhân cơng giá rẻ thì những nỗ lực trong duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ và cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh là những yếu tố tích cực thu hút và thúc đẩy đầu tư. Tuy nhiên, chênh lệch giữa vốn FDI đăng ký và vốn giải ngân vẫn còn lớn; sự phụ thuộc của kinh tế nước ta vào nguồn vốn FDI từ một số nước đối tác trong khu vực châu Á ngày càng tăng; chất lượng nguồn lực còn hạn chế là những thách thức lớn đối với việc tạo ra lợi thế để thu hút FDI trong trung và dài hạn.
Hình 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngồi
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cán cân thương mại
Việt Nam ghi nhận thâm hụt thương mại là 528 triệu USD vào tháng 5 năm 2017. Trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại lớn nhất đã được ghi nhận với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Thái Lan.
Hình 2.7: Cán cân thương mại
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Dự báo xu hướng sắp tới cán cân thương mại Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều bất lợi khi hàng rào thuế quan liên tục giảm về 0%. Việt Nam cần tuân thủ các cam
kết của các hiệp định và xu hướng nhập siêu sẽ còn diễn ra trong thời gian vài năm tới. Các chuyên gia quốc tế dự báo nhập siêu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 750 triệu USD vào cuối quý này, theo các mơ hình vĩ mơ Kinh tế tồn cầu. Ước tính cán cân thương mại ở Việt Nam sẽ ở mức nhập siêu 600 triệu USD trong 12 tháng tới. Về dài hạn, cán cân thương mại của Việt Nam dự kiến sẽ đạt thặng dư khoảng 1.4 tỷ USD vào năm 2020, theo mơ hình kinh tế lượng.
Thuế và mức thuế
Hiện mức thuế tài nguyên đối với mặt hàng này ở mức 10 - 12% và được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 về Biểu mức thuế suất tài nguyên. Nghị quyết này có hiệu lực từ tháng 09/2016. Chỉ riêng về thuế tài nguyên của Việt Nam đã cao hơn 5-7% so với các nước trong khu vực, trong khi thuế xuất khẩu than của nhiều nước là 0% thì ở Việt Nam là 5%, thuế nhập khẩu than vào Việt Nam hiện nay là 0%, giá than ở nhiều thị trường lại giảm, đây chính là lí do làm lượng nhập khẩu than tăng trong thời gian qua.
Môi trường tự nhiên
So với các nước trong khu vực và trên thế giới tài nguyên và khoáng sản Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí hậu như: đá vơi, cát, đất sét, dầu khí, đồng…Trong đó, một số loại có trữ lượng lớn như: than đá có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh một số loại đã kể trên thì những khống sản khác có trữ lượng nhỏ và phân tán. Đối với mỏ ngoại sinh quan trọng nhất là than và dầu khí, than đá Quảng Ninh là nguồn gốc biển cạn, bị biến chất mạnh thành antraxit. Than nâu hình thành tại các vùng hồ đệ tam, than bùn hình thành tại các đầm lầy đệ tứ, dầu mỏ và khí đốt tập trung tại các vùng trầm tích đệ tam tại các vùng trũng sông Hồng, sông Cửu Long và thềm lục địa, nhất là thềm lục địa Nam Bộ.
Trong những thập niên gần đây, nhân loại đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng; sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Sự mất cân bằng về môi trường sinh thái... Những cái giá mà con người phải trả do
sự xuống cấp của môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn, khó mà tính hết được. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ơ nhiễm khơng khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất cơng nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh địi phải có những hành động chung làm giảm ơ nhiễm trong công nghiệp.
Việc loại bỏ các chất thải hóa học và hạt nhân, mức độ nhiễm thuỷ ngân gây nguy hiểm của nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và việc vứt bừa bãi trong môi trường những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất khác khơng bị phân huỷ sinh học.
Môi trường công nghệ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, đồng thời thay đổi hoàn toản hệ thống, sản xuất và quản trị hiện nay. Tuy nhiên, nếu tận dụng được cơ hội này, Việt Nam có thể tiến lên và bứt phá so với các nước khác. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; với những cơng nghệ đang và sẽ có tác động lớn như cơng nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, robot… Nói một cách khác, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang xóa nhịa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo khơng ngừng. Chính vì vậy, đây là cơ hội quý báu để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Sự bùng nổ công nghệ thông tin
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, ngày càng chứng tỏ sự hữu ích của truyền thơng đại chúng như Truyền hình, Báo in, Phát thanh…Sự phát triển của Công nghệ Thông tin đã đưa Việt Nam hịa nhập vào thế giới và có chỗ đứng quan trọng trong khu vực.
Sự phát triển của các công nghệ sạch thân thiện mơi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khí nitơ
Đến năm 2040, sản lượng năng lượng tái tạo của Mỹ có khả năng tăng lên 169%, theo dự báo gần đây của Bloomberg New Energy Finance. Trong cùng thời gian đó, sản lượng năng lượng từ than đá tại Mỹ dự kiến sẽ giảm xuống 51%. Giá thành điện mặt trời đã giảm gần 75% kể từ năm 2009, và dự kiến sẽ giảm thêm 66% nữa vào năm 2040, theo dự báo. Năng lượng mặt trời đã "rẻ như than đá" ở một số nước, bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Úc, Tây Ban Nha và Ý, báo cáo cho biết. Giá thành của điện gió cũng có thể được cắt giảm một nửa.
Điều quan trọng là công nghệ năng lượng mặt trời đã trở nên hiệu quả hơn nhờ vào dòng tiền liên tục đổ vào năng lượng tái tạo. Xu hướng này có thể sẽ tăng tốc khi có nhiều chính phủ kiềm chế khí thải carbon, và gia tăng nhận thức về rủi ro biến đổi khí hậu.
Nhiều nhà máy điện đã chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên trong những năm gần đây vì sự bùng nổ dầu đá phiến khiến giá than đá sụt giảm. Trên tồn cầu, điện gió và năng lượng mặt trời sẽ tăng từ 5% sản lượng điện năng toàn cầu lên 34% vào năm 2040, theo báo cáo của Bloomberg.
Tất cả điều này nghĩa là ngành than đá sẽ gặp thêm khó khăn, mặc dù số lượng việc làm trong ngành này đã tăng nhẹ trong vài tháng gần đây.
2.3.1.2. Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Nó tạo ra áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Khách hàng chủ yếu của cơng ty đó là các doanh nghiệp mà bản chất của những doanh nghiệp này cũng chính là các nhà phân phối, nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhu cầu của thị trường.
Theo nhận định của các chuyên gia thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), than đá sẽ vượt vị trí số một của dầu mỏ và trở thành nguồn nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong vòng một thập kỷ nữa. Cụ thể là vào năm 2017, nhu cầu tiêu thụ than đá toàn cầu sẽ bắt kịp nhu cầu tiêu thụ dầu, với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 4.32 tỷ tấn than và 4.4 tỷ tấn dầu.
Các chuyên gia IEA và cơ quan tư vấn năng lượng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã nhận định một số nguyên nhân khiến sản lượng tiêu thụ than đá tăng vào những năm sắp tới là:
- Chủ yếu do tình trạng bùng nổ dân số và gia tăng mức tiêu thụ điện ở những nước có nền kinh tế đang phát triển ngoài khối đặc biệt ở khu vực Châu Á.
- Chính phủ đã có những chính sách, cơ chế thay đổi theo xu hướng có lợi cho ngành than ở Việt Nam như chính sách cấm xuất khẩu than đá thô.
- Nhu cầu tăng cao về tiêu thụ điện cũng góp phần đẩy sản lượng tiêu thụ than khô tăng cao.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Sản phẩm được dự đốn có thể thay thế cho than đá vào những năm sắp tới là dầu và điện năng. Đối với ngành cơng nghiệp điện thì năng lượng chủ yếu được lấy từ năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng gió và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên đối với thủy điện thì cịn mang tính mùa vụ vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu. Mùa khơ thì lại bị thiết hụt nguồn năng lượng, mùa mưa thì lưu lượng mưa lớn dễ dẫn đến tình trạng vỡ đập vì thế nguồn năng lượng từ thủy điện còn được xem là có tính mùa vụ khơng có khả năng cạnh tranh nên không được đánh giá cao về sản phẩm thay thế cho than đá trong những năm tới.
Năng lượng mặt trời và năng lượng gió thì được đánh giá rất cao có thể thay thế bởi than đá. Hiện nay hai ngành công nghiệp này đang khá là phát triển hơn nữa than đá lại sản sinh ra một lượng CO2 rất lớn làm ảnh hưởng đến môi trường nên càng