Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 44)

1.1 .Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

2.1.1 Quá trình thành lậpVDB:

Bước vào những năm đầu của thập kỷ 1990, đ ường lối cải cách kinh tế của

Đảng và Nhà nước ngày càng được khẳng định rõ nét và đi vào thực tiễn sâu rộng

theo hướng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ hình thức kế hoạch

hóa tập trung, bao cấp sang c ơ chế kế hoạch hóa định h ướng, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

Lĩnh vực đầu tư và xây dựng có những thay đổi mang tính đột phá nhằm huy

động tối đa các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế để thu hút vốn đầu t ư phát

triển kinh tế. Chính sách đầu tư nhà nước thời kỳ này có những thay đổi quan trọng với việc cơ cấu chi ngân sách nhà nước thay đổi theo hướng đối với các dự án đầu

tư có khả năng thu hồi vốn chuyển sa ng cơ chế cho vay vốn để đầu t ư. Theo đó,

khuyến khích doanh nghiêp tự đầu tư, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về kết quả

đầu tư; đối với những dự án cần khuyến khích đầu t ư, nằm trong chương trình kinh

tế của Chính phủ, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, đ ược Chính phủ bố trí kế hoạch đầu tư và cho vay đầu tư có hồn lại với lãi suất ưu đãi. Vốn cấp phát của Nhà nước chỉ chi cho những cơng trình quan trọng có ý nghĩa an ninh, quốc phịng, các dự án lớn, cơng trình lớn khơng có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Trong thời kỳ này, vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản

được thực hiện thông qua 2 kênh là:

- Cấp phát trực tiếp cho dự án đầu t ư theo hình thức khơng hồn lại.

- Cho vay theo kế hoạch Nhà nước với tính chất ưu đãi có hồn lại vốn và trả lãi.

Hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của nhà nước gọi là tín dụng đầu tư nhà nước. Cụm từ "tín dụng đầu tư nhà nước" ra đời và được sử dụng từ đó trong các văn bản chế độ quản lý về đầu t ư và xây dựng.

Quá trình hình thành và phát triển của VDB trãi qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn từ 01/01/1995 đến 31/12/1999: thành lập Tổng cục đầu tư phát

triển.

-Giai đoạn từ 01/01/2000 đến18/5/2006: thành lập Quỹ hỗ trợphát triển.

-Giai đoạn từ19/5/2006 đếnnay: ra đời Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2.1.2Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của VDB:

2.1.2.1Đặc điểm:

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng

thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các

ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ h ỗ trợ phát triển.

Vốn điều lệ của NHPT là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ hỗ trợ phát triển. Tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007, Thủ

tướng Chính phủ quyết định: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc sở hữu nhà

nước, có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng.

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khơng vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiềngửi.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh

toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của

pháp luật. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lậpVDB có hiệu lực.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ:

tín dụng đầu tư (TDĐT)phát triểnvà tín dụng xuất khẩu (TDXK) theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách TDĐT phát triển và TDXK của Nhà nước theo quy

định.

- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA đ ược Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu t ư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa VDB với các tổ chức uỷ thác.

- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng củaVDB.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống

thanh toán trong nư ớc và quốc tế phục vụ các hoạt động của VDB theo quy định

của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT phát triển và TDXK.

* Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, VDB tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ tin tưởng giao thêm một số nhiệm vụ sau:

- Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế vay vốn trả nợ l ương

và thanh toán BHXH đ ối với người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ t ướngChính phủ giao.

2.1.3 Tổ chức bộ máy, nhân sự:

Theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006, cơ cấu tổ chức của

NHPT gồm:

- Hội đồng quản lý. - Ban kiểm soát. - Ban điều hành.

Cho đến thời điểm hiện nay, tồn hệ thống NHPT có 02 Sở giao dịch, 05 chi nhánh NHPT khu vực và 49 chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương.

- Tên pháp lý: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: The Vietnam Development Bank. - Tên viết tắt: VDB

- Địa chỉ: 25A Cát Linh, P. Cát Linh, Q. Đ ống Đa, Hà Nội.

- Website: http://vdb.gov.vn - Mẫu logo VDB:

* Sơ đồ tổ chứcNgân hàng Phát triển Việt Nam

(chi tiết xem phụ lục 04)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG VĂN PHỊNG ĐẠI DIỆN TẠI NƯỚC NGỒI

VĂN PHỊNG ĐẠI DIỆN TRONG NƯỚC

2.1.4 Kết quảhoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

Quy mơ hoạt động của VDB tăng trưởng nhanh, có thị phần đáng kể và có tổng tài sản thuộc nhóm hàng đầu trong các ngân hàng lớn ở nước ta. Các lĩnh vực nghiệp vụ của VDB từng bước được hoàn thiện, tạo dựng được uy tín trong nước và quốc tế, trình độ đội ngũ cán bộ không ngừng đ ược nâng cao, cơ sở vật chất kỹ

thuật từng bước được cũng cố.

Bên cạnh các nhiệm vụ chủ yếu theo quyết định thành lập, trong các năm qua, VDB còn được Thủ tướng tin cậy giao thêm một số nhiệm vụ như: cấp phát

vốn dự án nhà máy thủy điện Sơn La, cho vay vốn nhà máy lọc dầu Dung Quất, đầu

tư xây dựng đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cho vay vốn thực hiện các dự

án theo hiệp định của Chính phủ với L ào, Campuchia…Thủ tướng cũng chính thức giao VDB chức năng bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại và

thực hiện một số nhiệm vụ trong các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội…

Sau 5 năm hoạt động,VDB đã từng bước phát huy vai trò của một ngân hàng

chính sách của Chính phủ, góp phần quan trọng huy động thêm các nguồn lực trong

và ngoài nước, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, xuất khẩu và đãđạt được một số kết

quả như sau:

Bảng2.1: Tỷ lệ hoàn thành một số chỉ tiêu cơ bản

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch hàng năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Giải ngân TDĐT 54% 99% 104% 75% 93% 96%

Giải ngân ODA 54% 97% 78,9% 86% 100% 100%

Dư nợbình quân TDXK 86% 115% 136% 162% 108% 98%

Hỗ trợ sau đầu tư 89% 94% 86% 101% 102% 100%

Bảo lãnh tín dụng* 7.217 tỷ 4.300 tỷ 3.052 tỷ

(Nguồn: Báo cáo thường niên)

Hình 2.1: Tổng tài sản của VDB từ 2006 - 2011

Tổng tài sản đến 31/12/2011 tăng gấp 3 lần so với thời điểmbàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển sang (1/7/2006).

Hình 2.2: Kết quả hoạt động từ 2006 - 2011

Kết quả hoạt động qua các năm đều có lãi và tăng gấp03 lần so với thời

điểm bàn giao từ Quỹ hỗ trợ phát triển sang (1/7/2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)