C Baothanh toán nội địa
CHƯƠNG IV: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BAO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIB
SỐ LƯỢNG DOANH
tham gia xuất - nhập khẩu của Việt Nam”, các quy định pháp luật chính là khó khăn quan trọng thứ 2 để họ tiếp cận với thị trường xuất khẩu.
Bảng 12: Những yếu tố gây cản trở nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu phát triển. STT NHỮNG YẾU TỐ GÂY CẢN TRỞ NHẤT
CHO DOANH NGHIỆP
SỐ LƯỢNG DOANH DOANH NGHIỆP TỶ TRỌNG (%)
1. Vốn tín dụng và lãi suất ngân hàng 90 45
2. Qui định pháp luật 29 14,5
3. Giá thuê đất cao 22 11
4. Thủ tục phí 22 11
5. Phí vận tải, bưu điện 11 5,5
6. Phí vệ sinh, môi trường 11 5,5
7. Phí tiếp thị 15 7,5
Tổn
g 200 100
(Nguồn: “Kết quả Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu của Việt Nam” do Bộ công thương công bố ngày 31 tháng 10 năm 2012.
http://viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=21)
Liệu rằng, với khoảng thời gian được đưa vào áp dụng chưa được bao lâu, loại hình bao thanh toán đã có cơ sở pháp luật thực sự đầy đủ và rõ ràng cho việc áp dụng vào thực tiễn hay chưa ?
Hiện nay, pháp luật liên quan đến hoạt động bao thanh toán chỉ gói gọn trong
“quy chế về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành 6 tháng 9 năm 2004 và “Quyết định sửa đổi, bổ sung
một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán” theo quyết định số 30/2008/QĐ- NHNN ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2008. Thực tế cho thấy, quá trình áp dụng pháp lệnh này vào thực tế cũng còn khá nhiều bất cập, cụ thể là:
− Điều 2 trong bộ luật có quy định khái niệm rằng: “…Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng…”. Chính việc quy định như vậy vô tình đã tạo nên sự nhập nhằng trong quá trình thực hiện bao thanh toán bởi hai lí do sau:
Thứ nhất: Với những tính năng ưu việt của mình mà bao thanh toán là hình thức tài trợ xuất khẩu được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Chính lí do này mà hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) đã ra đời và trong quy định của mình, FCI đã định nghĩa về bao thanh toán như sau:
“Bao thanh toán là một công cụ tài chính trọn gói hoàn toàn bao gồm tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro không thanh toán từ phía người mua, quản lý các khoản phải thu và dịch vụ thu nợ. Nó được cung cấp dựa trên sự thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán. Theo đó, đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại những khoản phải thu của người bán (thường là không truy đòi), đồng thời nhận trách nhiệm về khả năng chi trả của con nợ. Nếu con nợ phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thanh toán cho người bán”.
(Nguồn: Trích “Định nghĩa bao thanh toán” của FCI). Rõ ràng, bao thanh toán ngoài ý nghĩa về mặt tài trợ xuất khẩu, thì các đơn vị thực hiện bao thanh toán còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như theo dõi sổ sách, thu nợ và bảo hiểm rủi ro cho các khoản phải thu. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức “cho vay” và hình thức “bao thanh toán”.
Thứ hai: Quy định khái niệm như thế dễ dẫn đến hiểu lầm rằng khoản phải thu được bao thanh toán vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà xuất khẩu, và bao thanh toán giống như hình thức cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là khoản phải thu. Đây rõ ràng là một hiểu lầm dẫn đến sai lệch hoàn toàn về mặt ý nghĩa của bao thanh toán.
Nếu như đối với hình thức cấp tín dụng thông thường thì sau khi cấp tín dụng, quyền sở hữu tài sản đem đi đảm bảo (nếu có) vẫn thuộc về người đi vay. Trong khi đó, đối với bao thanh toán, khi khoản phải thu đã được bao thanh toán thì quyền sở hữu
khoản phải thu thuộc về chính đơn vị thực hiện bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ thu nợ với tư cách là chủ nợ của khoản phải thu. Chính những quy định thiếu tính đồng thuận với các quy định trên thế giới mà nhiều người hiểu rằng khoản ứng trước chỉ là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là thuộc quyền sở hữu của người bán. Điều này dẫn đến những rủi ro cho đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao quyền đòi nợ từ người bán sang mình.
− Ngoài ra, ở điều 13 trong bộ luật bao thanh toán của nước ta, khoản 1, điểm D, Đ được sửa đổi theo “Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán” theo quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2008 có nêu rõ:
“ D. Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.
Đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm”.
Việc quy định như thế ở điểm D thật sự có ý nghĩa bước ngoặt trong việc đính chính rằng sau khi nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán ký kết hợp đồng bao thanh toán thì nhà xuất khẩu phải gửi văn bản thông báo cho nhà nhập khẩu trong đó nêu rõ việc chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, việc quy định như thế vẫn chưa nói rõ ai nắm quyền sở hữu khoản phải thu đó. Thậm chí là dễ đi đến hiểu nhầm đơn vị bao thanh toán chỉ đóng vai trò là “người thu hộ” chứ không có quyền sở hữu thật sự.
Ngoài ra, việc nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho nhà nhập khẩu, đồng thời nhà nhập khẩu phải gửi văn bản cho nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết thực hiện
thanh toán cho đơn vị bao thanh toán đã tạo nên một ranh giới khiến nhà xuất khẩu dễ bị phụ thuộc khi phải “nhờ” người mua xác nhận đồng ý bằng văn bản. Mặc dù ở điểm Đ có quy định nếu nhà nhập khẩu không có văn bản cam kết thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là một điểm ngăn cách giữa nhà xuất khẩu và đơn vị thực hiện bao thanh toán khi thực hiện bao thanh toán xuất-nhập khẩu vì khi đó các đơn vị bao thanh toán của Việt Nam chủ yếu thực hiện bao thanh toán có truy đòi và phí thực hiện khi đó chắc chắn cũng sẽ cao hơn.
2.2.Thông tin còn chưa minh bạch
Bản thân doanh nghiệp cũng muốn che giấu thông tin
Chúng ta biết rằng bao thanh toán không chỉ được thực hiện với mục đích tài trợ thương mại mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo như quản lí sổ cái bán hàng…
Chính điều này đã tạo ra rào cản ngăn trở đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với nhà xuất khẩu. Bởi vì tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không muốn công khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như không muốn ai can thiệp vào hoạt động kinh doanh do sợ lộ bí mật kinh doanh hay đơn giản là không muốn công khai doanh thu của mình. Đây cũng là một điều khó khăn cho các đơn vị bao thanh toán khi tiếp thị sản phẩm với khách hàng.
Nguồn cung cấp thông tin cho các đơn vị bao thanh toán còn yếu và thiếu
Hiện nay, không chỉ nghiệp vụ bao thanh toán mà hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng khác đều hoạt động trong mội trường thiếu hụt thông tin. Mặc dù nguồn cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu. Tính đến thời điểm hiện tại, trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà Nước vẫn là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vì mang đặc thù là trung tâm dữ liệu thông tin của Ngân hàng Nhà nước nên những nguồn thông tin mà CIC cung cấp vẫn còn mang nặng tư tưởng “chính trị”.
Hình 10: Khác biệt giữa sự tăng trưởng số liệu với việc cung cấp thông tin của trung tâm CIC.
(Nguồn: Trích số liệu từ “Tổng quan về CIC” theo www.cicb.vn)
Rõ ràng, sự chênh lệch giữa mức tăng trưởng về kho dữ liệu với mức độ cung cấp thông tin của CIC đã nói lên phần nào sự hạn chế về số lượng thông tin CIC cung cấp
cho thị trường tài chính của nước ta. Đối với hình thức bao thanh toán, sự hạn chế này sẽ là yếu tố quan trọng ngăn không cho loại hình bao thanh toán quốc tế phát triển.
Thấu hiểu được vấn đề trên mà trong một công bố vào ngày 18 tháng 5 năm 2012, dự án trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên sắp đi vào hoạt động.
“…Dự án này được xây dựng từ năm 2007 với sự hỗ trợ, tư vấn của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - một thành viên của Ngân hàng Thế giới. Được các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Techcombank, VIB, DongA Bank, VPBank, ABBank và SCB góp vốn…”
(Nguồn: http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2012/05/trung-tam-thong-tin- tin-dung-tu-nhan-dau-tien-sap-hoat-dong/)
Hy vọng rằng, với những nỗ lực trên thì thị trường thông tin tín dụng của nước ta sẽ dần minh bạch và dân chủ hơn để tạo đà cho các nghiệp vụ tài chính có thể phát triển mạnh mẽ hơn, trong đó có loại hình bao thanh toán quốc tế.
2.3.Ngân hàng VIB vẫn chưa xây dựng quy trình bao thanh toán quốc tế
Hiện nay, trong ba ngân hàng mà nhóm nghiên cứu thì duy nhất chỉ có Eximbank là đã cung cấp dịch vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu, còn lại VIB và Agribank vẫn chỉ mới dừng lại ở dịch vụ bao thanh toán nội địa.
Điều này chắc chắn sẽ là trở ngại lớn cho ngân hàng vì nếu không có một quy trình thống nhất thì việc thực hiện cũng như nhận thức về loại hình bao thanh toán quốc tế của nhân viên ngân hàng đối với từng hợp đồng, ở từng chi nhánh khác nhau sẽ thiếu tính nhất quán, đồng bộ và không có chuẩn mực để đánh giá.
2.4.Các loại phí liên quan đến loại hình bao thanh toán vẫn khá cao
Chúng ta biết rằng, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài trợ thương mại và lợi nhuận của các ngân hàng thu được chính là những khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, với một loại hình dịch vụ vẫn còn mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường mà thông tin vẫn còn rất thiếu minh bạch như vừa trình bày bên trên thì buộc các ngân hàng phải thiết lập những khoản chi phí cao nhằm hạn chế phần nào rủi ro. Đây cũng là một ranh giới quá lớn ngăn cách loại hình bao thanh toán đến với các doanh nghiệp.
trong bảng ….. thì có nhiều khoản phí VIB không quy định rõ ràng mức tối đa mà chỉ quy định bằng hai chữ “Thỏa thuận”. Điều này thật sự là kẻ hở để cho các nhân viên ngân hàng có thể thoải mái đề ra các khoản phí dịch vụ khi doanh nghiệp thực hiện bao thanh toán nhằm trục lợi cho mình.
Trong tương lai, ngân hàng VIB cần nghiên cứu thay đổi các loại phí dịch vụ của mình theo mức độ giảm dần theo hướng hợp lí hơn với xu hướng thực tại và đặc biệt cần nhanh chóng quy định rõ các mức phí tối đa nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp có thể thoải mái hơn khi tham gia bao thanh toán.
2.5.Công tác marketing cho dịch vụ bao thanh toán vẫn còn chưa được chú trọng
Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trên các banner quảng cáo cũng như các clip quảng cáo của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam chứ không riêng gì ngân hàng VIB, chủ yếu vẫn là các thông tin về lãi suất tiền gửi, lãi suất tiết kiệm, vay vốn ưu đãi, tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, v.v… Thực trạng trên cho thấy, ngân hàng VIB vẫn đang quá chú trọng vào hai mảng hoạt động huy động vốn và cho vay trong khâu giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới. Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà hội nhập cùng nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi các ngân hàng trong đó có VIB phải có một chiến lược cụ thể và rõ ràng trong việc định hướng phát triển để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thế giới trong tương lai sắp được thành lập tại nước ta.
Vì lẽ đó, nếu chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh thuần túy mà bỏ qua cơ hội ở các mảng kinh doanh mới vốn có nhiều tính năng ưu việt như loại hình bao thanh toán quốc tế thì đó là một khiếm khuyết thật sự cần được mổ xẻ trong nội bộ các ngân hàng thương mại nước ta. Hy vọng rằng, trong tương lai, ngân hàng VIB sẽ có những chiến lược marketing đúng đắn hơn để những loại hình dịch vụ mới như bao thanh toán quốc tế có thể đi vào trong hoạt động của các doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Và rõ ràng, một chiến lược marketing tốt sẽ là cơ hội cho ngân hàng VIB thu được những những khoản lợi nhuận đáng kể khi các doanh nghiệp tham gia loại hình bao thanh toán quốc tế.
2.6.Hạn chế trong hiểu biết về nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế
Chúng ta đều biết rằng, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ mới mẻ. Nó mới mẻ với cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Chính vì lẽ đó mà nhận thức về
nghiệp vụ bao thanh toán của nhân viên ngân hàng VIB chắc chắn vẫn có nhiều thiếu sót, cụ thể là do:
− Chính bản thân ngân hàng VIB cũng chưa xem trọng và chưa có những chiến lược phát triển lâu dài cho loại hình bao thanh toán quốc tế.
− Hiện nay, nguồn tư liệu sách báo nói về nghiệp vụ bao thanh toán chỉ mới có ở hai cuốn “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” và “Tín dụng Ngân hàng” của Nguyễn Ninh Kiều dẫn đến việc thiếu tư liệu nghiên cứu để cho các nhân viên ngân hàng có thể tự học hỏi thêm.
− Những khác biệt về luật pháp bao thanh toán quốc tế với bao thanh toán của nước ta cũng là nguyên nhân làm cho các nhân viên khó khăn trong việc xử lí tình huống cụ thể.
Hy vọng rằng, sắp tới đây, ngân hàng VIB sẽ chú trọng hơn tới loại hình dịch vụ bao thanh toán quốc tế và cố gắng tổ chức các khóa huấn luyện hoặc cử nhân viên đi học hỏi thực tế kinh nghiệm ở nước ngoài nhằm khắc phục những khó khăn do sự thiếu hiểu biết về nghiệp vụ về bao thanh toán như hiện nay.
Trên đây, nhóm vừa đưa ra những quan điểm của nhóm về các yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn của ngân hàng VIB trong việc phát triển loại hình bao thanh toán quốc tế trong tương lai. Phần tiếp theo nhóm xin được trình bày về những giải pháp của nhóm trong việc tháo gỡ những vướng mắc và tận dụng những thuận lợi vốn có để ngân hàng VIB có thể phát triển loại hình tài trợ thương mại vốn mang rất nhiều điểm ưu việt này.
Dĩ nhiên rằng, các ngân hàng thương mại khác cũng hoàn toàn có thể nghiên cứu nhóm giải pháp này để xem xét áp dụng cho ngân hàng của mình bởi bao thanh toán có lẽ sẽ là dịch vụ tài chính được các doanh nghiệp quan tâm trong thời gian sắp tới.
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIB VÀ CHO HỆ THỐNG NGÂN