Thông báo, cập nhật tình hình

Một phần của tài liệu NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BAO THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG QUỐC tế VIB (Trang 35 - 37)

cập nhật tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên

(Nguồn: Sưu tầm trong quá trình thu thập thông tin tại ngân hàng VIB). Qua ba sơ đồ mà nhóm vừa đưa ra ở trên, ta dễ dàng nhận ra được điểm chung là cả ba quy trình này đều là quy trình thực hiện bao thanh toán nội địa. Về nguyên tắc, cả ba quy trình đều tuân thủ theo chuẩn quy trình mẫu được quy định ở điều 13 trong quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” và khoản 6, điều 1 trong quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” mà nhóm đã trình bày ở chương I.

Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: trong ba quy trình trên thì duy nhất chỉ có VIB là đã chủ trương cung cấp một quy trình chi tiết về việc thực hiện bao thanh toán nội địa. Trong khi đó, Agribank và Eximbank chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp một quy trình khá chung chung, đặc biệt là quy trình bao thanh toán nội địa của Agribank gần như là sự sao chép từ quy trình mẫu trong “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”. Chúng ta đều biết rằng, một quy trình cụ thể sẽ cho doanh nghiệp nắm bắt chính xác quyền cũng như nghĩa vụ của các bên khi thực hiện bổn phận của mình. Việc VIB đã cố gắng đưa ra một quy trình rõ ràng và cụ thể được

Kết thúc

Thực hiện quy trình gia hạn bao thanh toán hoặc chuyển sang nợ quá hạn

Kết thúc Thông báo về việc

không có khả năng thanh toán như cam kết

Trả lại hồ sơ tất toán Nhận lại hồ sơ

−Thu gốc (khoản ứng trước)

−Thu lãi bao thanh toán

−Trả phần còn lại vào tải khoản bên bán

Thanh toán phải thu

Nhận lại phần còn lại (sau khi trừ khoản ứng trước và lãi phát sinh

xem là biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp đến với nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàng.

Tuy nhiên, nhóm cũng nhận thấy một thiếu sót rất quan trọng trong ba quy trình trên. Đó là cả ba ngân hàng trên đều không xây dựng cho mình quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế riêng.

Không những thế, trong quá trình tìm hiểu cũng như thu thập thông tin từ nhiều nơi mà chủ yếu là trên các trang web của các ngân hàng thương mại nước ta thì nhóm nhận ra rằng: không chỉ ba ngân hàng mà nhóm chọn để phân tích, mà hầu như, các ngân hàng thương mại khác đều không cung cấp thông tin về quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế. Phần đa các ngân hàng chỉ giới thiệu về quy trình bao thanh toán nội địa mà không đề cập đến quy trình bao thanh toán quốc tế hoặc không cung cấp dịch vụ bao thanh toán quốc tế. Đó cũng là một trong những lý do vì sao hoạt động bao thanh toán quốc tế lại phát triển rất chậm so với hoạt động bao thanh toán nội địa mà nhóm vừa trình bày ở phần trên.

Tiếp theo đây, nhóm xin được giới thiệu về các biểu phí trong nghiệp vụ bao thanh toán của ba ngân hàng VIB, Agribank và Eximbank _ một trong những vấn đề quan trọng quyết định việc hợp đồng bao thanh toán có được ký kết hay không.

3. Biểu phí thực hiện bao thanh toán của VIB và một số ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng VIB

Bảng 5: Phí thực hiện bao thanh toán của ngân hàng VIB

DANH MỤC PHÍ MỨC PHÍ

Một phần của tài liệu NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BAO THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG QUỐC tế VIB (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w