CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN MINH
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện An Minh được thành lập ngày 13 tháng 01 năm 1986, với diện tích tự nhiên là 59.055 ha, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thuận Hịa, Đơng Hịa, Đơng Thạnh, Tân Thạnh, Đông Hưng, Đông Hưng A, Đông Hưng B, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây và thị trấn Thứ Mười Một. Phía Đơng tiếp giáp với huyện U Minh Thượng; phía Bắc tiếp giáp với huyện An Biên; phía Nam tiếp giáp với huyện U Minh và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau; phía Tây huyện trơng ra vịnh Thái Lan.
Năm 2016, huyện An Minh có dân số là: 119.279 người, trong đó dân số thành thị chiếm 6.09%, còn lại chiếm 93.91% là dân số nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,98%. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 64.388 người; trong đó: lao động nơng lâm thủy sản 50.164 người, lao động công nghiệp – TTCN, Giao thông – xây dựng 4.020 người, lao động dịch vụ 10.204 người, trong đó: lao động ngồi nhà nước có khoảng 7.169 người, trong nhà nước 3.035 người (Báo cáo của niên giám thống kê huyện An Minh, 2016).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 39,86 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo từ 14,84% năm 2010 giảm xuống còn 6,3% năm 2015; tỷ lệ hộ cận nghèo từ 6,65% giảm còn 5,86%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, tăng lao động cơng nghiệp và dịch vụ.
4.1.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện An Minh là là 59.055,71 ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 91%, đất chun dùng chiếm 4%, đất ở chiếm 3%, còn lại đất loại khác chiếm 2%.
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện An Minh năm 2016
Về khai thác thủy sản, tổng sản lượng khai thác năm 2016 là 10.773 tấn, trong đó sản lượng tôm là 1.620 tấn, mực 2.093 tấn, cá các loại 6.300 tấn và hải sản khác là 760 tấn.
Biểu đồ 4.3: Sản lượng khai thác thủy sản
Về nuôi trồng thủy sản, năm 2016 sản lượng là 49.363 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 19.799 tấn, chiếm 40%; cá các loại 570 tấn, chiếm 11%; sò huyết 1.839 tấn, chiếm 4%; cua biển 12.558 tấn, chiếm 25%; nghêu, lụa, vẹm xanh 960 tấn, chiếm 2%; hến biển 13.637 tấn, chiếm 28%.
Biểu đồ 4.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện An Minh năm 2016
Những năm gần đây, tình hình thời tiết nắng mưa thất thường, nước biển dâng, xâm ngập mặn ăn sâu vào nội đồng, hạn hán kéo dài, từ đó thiếu nước ngọt cho trồng lúa hai vụ, trồng màu, nuôi cá nước ngọt. Người dân địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đa dạng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiệu quả thích nghi với biến đổi khí hậu. Từ các mơ hình thích ứng với điều kiện nước ngọt, người dân đã dần chuyển sang các mơ hình sản xuất thích hợp với mơi trường nước lợ, nước mặn như mơ hình ni cua, ni sị huyết, ni tơm quảng canh, tơm lúa… Trong đó, điển hình là mơ hình tơm lúa đang được nhân rộng tại địa phương. Chi phí đầu tư ni tơm - lúa thấp, ít rủi ro và giá thành sản xuất thấp hơn so với nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tạo lợi thế tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, chế biến xuất khẩu. Sản phẩm của hình thức canh tác này là sản phẩm sạch đang được ưa chuộng trên thị trường. Mơ hình này đang phát huy được hiệu quả thiết thực khi giúp được nông dân sản xuất nông nghiệp bền vững, ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu.