Năng lực thích ứng của nơng dân trước tác động biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi khí hậu và sinh kế của hộ nông dân các xã ven biển huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3. Năng lực thích ứng của nơng dân trước tác động biến đổi khí hậu

Năng lực thích ứng: là năng lực tự điều chỉnh của một hệ thống trước hiện

tượng biến đổi khí hậu (bao gồm cả những diễn biến thông thường và hiện tượng khí hậu cực đoan) để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có, để tận dụng những cơ hội mà nó mang lại và để đối phó với những hậu quả (IPCC, 2001). Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành năng lực thích ứng của cá nhân, hộ gia

đình và cộng đồng là khả năng tiếp cận và kiểm soát của họ đối với các nguồn nhân lực sinh kế (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn vật chất).

Sự gia tăng nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu vào đất liền, hạn hán, sẽ tác động lớn tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường, làm thay đổi mơ hình sản xuất, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trong vùng. Nhằm để giảm thiểu sự tổn thương do biến đổi khí hậu, cần phải tăng cường năng lực thích ứng, chủ động trong phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, nghiên cứu xây dựng mô hình sinh kế bền vững chống chịu biến đổi khí hậu, tăng cường phổ biến kiến thức, đảm bảo sinh kế cho hộ nơng dân, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.

Các hoạt động thích ứng trong nơng nghiệp:

- Cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở từng vùng sản xuất để phát triển các loại hình sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm mang lại giá trị sản xuất cao như.

- Xây dựng mơ hình điểm, triển khai và ứng dụng cơng nghệ mới, xây dựng và nâng cấp các cơng trình thủy lợi: đê, kè…

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (thủy sản) và cây trồng từ đất tôm- lúa sang kết hợp với nuôi thủy sản.

- Lựa chọn một số giống lúa có khả năng chịu mặn, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của huyện và trồng các loại rau màu như trồng bí đỏ, cà chua, dưa hấu...

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị một số sản phẩm hàng nông sản.

- Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nơng nghiệp, để thích ứng với hạn hán thơng qua cải thiện hệ thống tưới tiêu và sử dụng nước tưới tiêu hiệu quả.

tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng, đệm lót cho hộ nơng dân chăn ni. Đồng thời cán bộ thú y theo dõi, kiểm tra suốt trong thời gian ni.

Các hoạt động thích ứng trong ni trồng thủy sản và đánh bắt

Hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nguồn nước và điều kiện tự

nhiên. Biến đổi khí hậu, khu vực này thường là mưa giơng kéo dài, nắng nóng, hạn hán, nước biển dâng và xâm nhập mặn làm cho trữ lượng nguồn lợi thủy sản và nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản thay đổi, từ đó người dân cần có những điều chỉnh nhất định về hoạt động nuôi trồng và đánh bắt khi các điều kiện tự nhiên thay đổi, cụ thể:

- Chuyển đổi hình thức ni trồng thủy sản cho phù hợp như: vùng mặn có

thể phát triển ni trồng thủy sản, vùng lợ có thể phát triển vùng lúa – tơm; - Ứng dụng công nghệ mới, nhằm đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh; - Sử dụng có hiệu quả nước trong ni trồng thủy sản nhằm tăng năng suất; - Đầu tư tàu cá có cơng suất lớn để khai thác, đánh bắt xa bờ, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng

- Trang thiết bị hệ thống loa không dây phục vụ cho việc thông tin cảnh báo sớm về thiên tai, nhằm giảm nhẹ rủi ro, sơ tán người dân trong tình huống khẩn cấp cho cộng đồng,

- Tập huấn việc phòng ngừa, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai thảm họa, tập huấn về nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Đắp đê thủy lợi có thể giúp thích ứng với biến đổi khí hậu trong ni trồng thủy sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài: Qua nghiên cứu, đánh giá được biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của huyện An Minh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân vùng ven biển, nơi mà người dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, khai thác đánh bắt, nếu hiện tượng khắc nghiệt khí hậu ngày càng tăng hạn hán kéo dài, nước biển dâng, xâm nhập mặn cao lấn sâu vào nội đồng làm mất mùa, lúa chết và diện tích đất bị thu hẹp lại, mất diện tích ni trồng thủy sản, dẫn đến một số hộ dân mất đất canh tác. Bên cạnh đó, hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán thiếu hụt nước sử dụng và sản xuất ảnh hưởng tới năng suất giảm. Đồng thời, nhiệt độ tăng làm cho cây sinh trưởng chậm, giảm khả năng luân canh, tăng nguy cơ xuất hiện các loài dịch bệnh.

Dưới tác động của BĐKH địi hỏi hộ nơng dân phải ứng phó để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có. Thích ứng, điều chỉnh chuyển đổi mơ hình sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ, … nhằm đảm bảo an toàn sinh hoạt, hạn chế dịch bệnh, năng cao năng suất, tăng thu nhập của hộ, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi khí hậu và sinh kế của hộ nông dân các xã ven biển huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)