Tình trạng nhà ở của hộ nơng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi khí hậu và sinh kế của hộ nông dân các xã ven biển huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 56)

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ (n=120) ➢ Nguồn vốn xã hội

Kết quả nghiên cứu thì có 60.83% hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu có thành viên tham gia vào các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội như: Chính quyền địa phương, các hội đồn thể (Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, tổ hợp tác, hợp tác xã)…, và 17.5% được giúp đỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống từ người thân gia đình, bà con lối xóm. Bên cạnh đó cịn có 20.8% khơng được giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Tóm lại, Nguồn vốn xã hội Khơng chỉ thể hiện qua tình hình người dân tham gia vào các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội mà cịn thể hiện tinh thần đồn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Vốn xã hội rất phong phú, đa dạng và có ảnh hưởng nhiều mặt cả trong đời sống và hoạt động sản xuất của người dân. Trong nghiên cứu này nguồn vốn xã hội được thể hiện qua tham gia các tổ chức. Qua đó, ta thấy tỷ lệ hộ gia đình tham gia cịn khá thấp có 33 hộ số hộ tham gia các hội đồn thể, 40 hộ tham gia chính quyền địa phương. Những tổ chức này ảnh hưởng đến đời sống của hộ nông dân thông qua việc hỗ trợ vốn và chia sẽ thông tin. Số hộ không tham gia vào tổ chức nào là 25 hộ chiếm 20.8%, đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi có biến cố tác động.

4.2.2.3. Sự tổn thương và sinh kế của hộ nông dân trong điều kiện BĐKH.

Sự tổn thương là một hàm số của mức độ tiếp xúc của một hệ thống với các hiện tượng khí hậu cực đoan, độ nhạy cảm và khả năng thích nghi của chính hệ thống này (IPCC, 2001). Kiên Giang nói chung và huyện An Minh nói riêng có thế mạnh về sản xuất nơng nghiệp. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ trên địa bàn huyện như: nắng nóng kéo dài, hạn hán, đặc biệt là nước biển dâng xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của các hộ nông dân trong vùng.

Tại vùng nghiên cứu trên 80% sinh kế của hộ nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác đánh bắt nên phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu và nguồn nước.

Biểu đồ 4.16: Mức tổn thương của hộ nông dân

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ (n=120)

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 98% hộ nông dân cho rằng có chịu tổn thương do BĐKH gây ra nhưng mức độ tổn thương giữa các hộ có sự khác nhau: 22% cho là quá lớn; 36% cho là vừa đủ, 37% cho là trung bình và 3% là khơng lớn lắm. Bên cạnh đó, có 2% khơng biết và không bị tổn thương. Ngành chịu tổn thương nhiều nhất là ngành nông nghiệp trồng trọt và nuôi trồng thủy sản khoảng 81.7% đây là 2 ngành nghề chính của vùng nghiên cứu. Nhóm người bị tổn thương nhiều nhất là người có mức sống trung bình, canh tác, sản xuất, nuôi trồng nhỏ chiếm tỷ lệ 56.7%, người nghèo, làm thuê là 30.8%, nhóm người khá, giàu có đất canh tác, ni trồng quy mơ lớn thì tỷ lệ là 15% tổn thương ít do họ có đủ nguồn lực để ứng phó với các điều kiện biến đổi khí hậu.

Đồng thời, thời gian để khắc phục các thiệt hại, tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra trong năm là rất nhiều ngày, ở kết quả nghiên cứu có 31% cho là trên 45 ngày/năm; 24% cho là 30-45 ngày/năm; 32% cho là từ 15-30 ngày và 13% cho là dưới 15 ngày.

Biểu đồ 4.17: Thời gian khắc phục do biến đổi khí hậu

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ năm 2017 (n=120)

Qua kết quả trên cho thấy, biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các lĩnh vực và mọi đối tượng, nhưng chính người nghèo, những hộ sản xuất, đánh bắt nhỏ, lẻ sẽ đối mặt với biến đổi khí hậu khi xảy ra, vì họ thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt để đảm bảo cuộc sống. Mặt khác, thời gian các hộ gia đình bỏ ra để khắc phục những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra là tương đối nhiều ngày, điều này đã làm cho mức tổn thương của hộ nơng dân tăng lên.

Tóm lại, các nguồn vốn sinh kế đều có khả năng tổn thương và mức độ tổn thương là khác nhau. Tuy nhiên, qua phỏng vấn người am hiểu (KIP) hộ nông dân và cán bộ chuyên môn trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn khảo sát có thể rút ra một số khả năng tổn thương trên 2 lĩnh vực này như sau:

Sự tổn thương sinh kế nông nghiệp

Trong điều kiện khí hậu ngày càng diễn ra gây gắt như nắng nóng kéo dài, hạn hán, ảnh hưởng của biến đổi làm cho mực nước dâng lên làm cho xâm nhập mặn ngày càng đi sâu vào đất liền ngày càng tăng lên làm cho đất canh tác bị nhiễm mặn, đất đai giảm chất lượng, diện tích thu hẹp, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng: như thiếu nước tưới, cây sinh trưởng chậm, làm giảm năng suất cây

Tại vùng nghiên cứu theo quan sát tìm hiểu của tác giả và phỏng vấn người am hiểu (KIP) do nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới làm năng suất và chất lượng cây trồng vật ni giảm, gia tăng dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao, thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, thiệt hại kinh tế rất lớn gây ra nhiều khó khăn cho nơng dân.

Sự tổn thương sinh kế nuôi trồng thủy sản

Nguồn sinh kế nuôi trồng thủy sản, khai thác, đánh bắt là những sinh kế phụ thuộc vào thời tiết và nguồn lợi từ thiên nhiên ven biển, là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trong điều kiện chịu sự tác động của biến đổi khí hậu do thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, làm mất đi hoặc thay đổi các mắc xích trong chuỗi và lưới thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất một số lồi sinh vật, xuất hiện nguy cơ dịch bệnh. Trong vùng nghiên cứu, tác giả phỏng vấn người am hiểu (KIP), nuôi trồng thủy sản nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho phát triển. Địa bàn nghiên cứu là vùng ven biển nên thích hợp ni hải sản mặn, lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lồi ni. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tơm, sị, cua chết hoặc chậm lớn, giảm sản lượng.

Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đối với vùng ven biển, nơi mà người dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu hiện tượng khắc nghiệt khí hậu ngày càng tăng thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất và sự tổn thương cao.

4.2.3. Năng lực thích ứng của nơng dân trước tác động biến đổi khí hậu Năng lực thích ứng: là năng lực tự điều chỉnh của một hệ thống trước hiện Năng lực thích ứng: là năng lực tự điều chỉnh của một hệ thống trước hiện

tượng biến đổi khí hậu (bao gồm cả những diễn biến thơng thường và hiện tượng khí hậu cực đoan) để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có, để tận dụng những cơ hội mà nó mang lại và để đối phó với những hậu quả (IPCC, 2001). Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành năng lực thích ứng của cá nhân, hộ gia

đình và cộng đồng là khả năng tiếp cận và kiểm soát của họ đối với các nguồn nhân lực sinh kế (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn vật chất).

Sự gia tăng nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu vào đất liền, hạn hán, sẽ tác động lớn tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và mơi trường, làm thay đổi mơ hình sản xuất, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trong vùng. Nhằm để giảm thiểu sự tổn thương do biến đổi khí hậu, cần phải tăng cường năng lực thích ứng, chủ động trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nghiên cứu xây dựng mơ hình sinh kế bền vững chống chịu biến đổi khí hậu, tăng cường phổ biến kiến thức, đảm bảo sinh kế cho hộ nơng dân, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.

Các hoạt động thích ứng trong nơng nghiệp:

- Cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở từng vùng sản xuất để phát triển các loại hình sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm mang lại giá trị sản xuất cao như.

- Xây dựng mơ hình điểm, triển khai và ứng dụng cơng nghệ mới, xây dựng và nâng cấp các cơng trình thủy lợi: đê, kè…

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (thủy sản) và cây trồng từ đất tôm- lúa sang kết hợp với nuôi thủy sản.

- Lựa chọn một số giống lúa có khả năng chịu mặn, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của huyện và trồng các loại rau màu như trồng bí đỏ, cà chua, dưa hấu...

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị một số sản phẩm hàng nông sản.

- Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nơng nghiệp, để thích ứng với hạn hán thông qua cải thiện hệ thống tưới tiêu và sử dụng nước tưới tiêu hiệu quả.

tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng, đệm lót cho hộ nơng dân chăn nuôi. Đồng thời cán bộ thú y theo dõi, kiểm tra suốt trong thời gian nuôi.

Các hoạt động thích ứng trong ni trồng thủy sản và đánh bắt

Hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nguồn nước và điều kiện tự

nhiên. Biến đổi khí hậu, khu vực này thường là mưa giơng kéo dài, nắng nóng, hạn hán, nước biển dâng và xâm nhập mặn làm cho trữ lượng nguồn lợi thủy sản và nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản thay đổi, từ đó người dân cần có những điều chỉnh nhất định về hoạt động nuôi trồng và đánh bắt khi các điều kiện tự nhiên thay đổi, cụ thể:

- Chuyển đổi hình thức ni trồng thủy sản cho phù hợp như: vùng mặn có

thể phát triển ni trồng thủy sản, vùng lợ có thể phát triển vùng lúa – tôm; - Ứng dụng công nghệ mới, nhằm đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh; - Sử dụng có hiệu quả nước trong nuôi trồng thủy sản nhằm tăng năng suất; - Đầu tư tàu cá có cơng suất lớn để khai thác, đánh bắt xa bờ, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng

- Trang thiết bị hệ thống loa không dây phục vụ cho việc thông tin cảnh báo sớm về thiên tai, nhằm giảm nhẹ rủi ro, sơ tán người dân trong tình huống khẩn cấp cho cộng đồng,

- Tập huấn việc phịng ngừa, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai thảm họa, tập huấn về nước sạch và vệ sinh mơi trường.

- Đắp đê thủy lợi có thể giúp thích ứng với biến đổi khí hậu trong ni trồng thủy sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài: Qua nghiên cứu, đánh giá được biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của huyện An Minh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân vùng ven biển, nơi mà người dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, khai thác đánh bắt, nếu hiện tượng khắc nghiệt khí hậu ngày càng tăng hạn hán kéo dài, nước biển dâng, xâm nhập mặn cao lấn sâu vào nội đồng làm mất mùa, lúa chết và diện tích đất bị thu hẹp lại, mất diện tích ni trồng thủy sản, dẫn đến một số hộ dân mất đất canh tác. Bên cạnh đó, hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán thiếu hụt nước sử dụng và sản xuất ảnh hưởng tới năng suất giảm. Đồng thời, nhiệt độ tăng làm cho cây sinh trưởng chậm, giảm khả năng luân canh, tăng nguy cơ xuất hiện các loài dịch bệnh.

Dưới tác động của BĐKH địi hỏi hộ nơng dân phải ứng phó để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có. Thích ứng, điều chỉnh chuyển đổi mơ hình sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ, … nhằm đảm bảo an toàn sinh hoạt, hạn chế dịch bệnh, năng cao năng suất, tăng thu nhập của hộ, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu ngày càng biễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cuộc sống của người dân huyện An Minh, sự dâng lên của nước biển, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh kế của hộ nông dân…Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cho những người nông dân nghèo, nhất là vùng khó khăn.

Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giải khảo sát 120 hộ nông dân trên địa bàn 4 xã thuộc huyện An Minh, để phỏng vấn thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp. Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, nhưng do đặc điểm của vùng, chỉ nghiên cứu lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản để phân tích, đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu và tác động đến sinh kế hộ nông dân các xã ven biển thông qua các nguồn vốn sinh kế gồm: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội. Từ kết quả nghiên cứu trên, có một số kết luận như sau:

Đa số hộ gia đình được phỏng vấn đều được nắm bắt thơng tin về biến đổi khí hậu qua các kênh báo, đài và tuyên truyền của chính quyền địa phương. Nhờ vậy, các hộ gia đình có những phương án phịng tránh nên giảm mức độ thiệt hại và sự tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra. Ở vùng nghiên cứu, người dân cũng nhận biết được sự thay đổi bất thường của thời tiết khí hậu tại địa phương như: nắng nóng kéo, hạn hán, xâm nhập mặn… diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp làm thiếu nước tưới, ô nhiễm mơi trường, dịch bệnh…ảnh hưởng đến diện tích canh tác ngày càng hẹp lại, sản lượng năng suất giảm.

Sinh kế chính của hộ nông dân là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của hộ nông dân ở vùng nghiên cứu là: diện tích đất canh tác trung bình mỗi hộ cịn thấp, trình độ chuyên mơn kỹ thuật của lực lượng lao động cịn yếu, kỹ năng không qua đào tạo chiếm tỷ

lệ khá cao, việc làm không ổn định, lao động phụ thuộc nhiều, nguồn thu nhập của hộ không ổn định, chủ yếu là nơng nghiệp, khơng có khoản dành tiết kiệm; khả năng tiếp cận vay vốn hỗ trợ sản xuất còn thấp, nợ vay còn khá cao, sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên ngày càng giảm. Đây là những yếu tố dễ tổn thương trong điều kiện BĐKH.

Nghiên cứu cho thấy, những rủi ro của hoạt động sinh kế chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế, khu vực nghiên cứu là vùng ven biển nên người dân sống ở vùng này dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mức độ tổn thương ở mức khác nhau, mức tổn thương trung bình và mức tổn thương cao; các hộ gia đình có thu nhập thấp, nghèo, đặc biệt là vùng khó khăn sẽ có mức tổn thương cao hơn và khó khắc phục hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Dưới tác động của nước biển dâng, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi khí hậu và sinh kế của hộ nông dân các xã ven biển huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)