Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu công tác quản lý thu BHXH tại Thanh Hóa (Trang 25 - 27)

thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa

Thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung nguồn quỹ tạo điều kiện để quyền lợi của người tham gia được đảm bảo, mở rộng thêm những quyền lợi mới cho người được tham gia. Tuy nhiên những tồn tại của công tác thu tại Thanh Hóa ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác thu BHXH tại Thanh Hóa. Bởi vậy cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH. Qua nghiên cứu thực tế ở địa phương và nguyên nhân

dẫn những tồn tại của công tác thu BHXH em đưa ra ba nhóm giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại tỉnh Thanh Hóa đó là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra và xử lý hiện tượng trốn đóng, nọ đọng và chậm đóng BHXH cũng như vi phạm pháp luật về BHXH; Tạo sự hợp tác liên kết với các cơ quan chức năng, ban ngành để thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH; cuối cùng là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH.

Sở dĩ em đưa ra ba giải pháp chung cho cả những hạn chế còn tồn tại mà không tách biệt từng giải pháp cho riêng tồn tại là vì nếu xét kỹ nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó thì các tồn tại cùng xuất phát ở một số nguyên nhân như nhau chẳng hạn như do công tác tuyên truyền, do sơ hở của những quy định luật BHXH, do công tác thanh tra, kiểm tra, do chế tài xử phạt…Bởi vậy trong từng giải pháp lớn mà em đưa ra sẽ áp dụng cụ thể cho các trường hợp như thế nào.

3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật BHXH pháp luật BHXH

Giải pháp này nhằm phát hiện các đơn vị, doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng và nợ đọng BHXH, vi phạm các quy định của pháp luật về BHXH nói chung đồng thời cũng đưa ra những biện pháp mạnh hơn nhằm xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật về BHXH nhằm tăng nguồn thu cho BHXH, đồng thời răn đe các đối tượng khác đang “ trên đường” vi phạm pháp luật về BHXH. Để thực hiện giải pháp này em đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:

Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra tới các đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng và mới thành lập mà chưa tham gia BHXH cho người lao động để có tác động kịp thời để hạn chế tối đa hiện tượng trên. Trên thực tế thời gian qua công tác thanh tra kiểm tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã được tiến hành tuy nhiên còn “ thưa thớt” và thường là theo đợt và số lượng các đoàn thanh tra kiểm tra thường ít bởi vậy nên doanh nghiệp dễ đối phó hơn mặt khác tỷ lệ thanh tra kiểm tra ít thì cũng chậm phát hiện được các doanh nghiệp vi pham hoặc khi phát hiện ra thì đó đã trở thành nợ khó đòi. Bởi vậy trong

thời gian sắp tới không chỉ thành lập hai đoàn thanh tra liên ngành như hiện nay mà phải thành lập thêm một số đoàn thanh tra liên nghành tương tự để thực hiện công việc, đồng thời cũng thường xuyên tổ chức thanh tra kiểm tra tới từng đơn vị lao động kể cả những đơn vị lao động vừa và nhỏ vì chính các đơn vị lao động đó lại là đối tượng trốn đóng BHXH nhiều nhất trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa chiếm khoảng 47% trong tổng số các doanh nghiệp trốn đóng BHXH trên địa bàn tỉnh9 .

Nâng cao chât lượng thanh tra, kiểm tra kiện toàn và nâng cao chất lượng của cán bộ thanh tra kiểm tra về BHXH. Thực tế cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra cũng có những bất cập mà chính từ những bất cập này cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của những hạn chế trong công tác thu BHXH đó là việc cán bộ thanh tra còn cả nể và chưa dứt khoát còn “ nương tay “ với một số doanh nghiệp vi phạm. Đó là chưa kể có những cán bộ thanh tra vì tư lợi mà nhận phong bì của doanh nghiệp. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dù có vi phạm cũng không sợ vì có “tay trong”. Để khắc phục tình trạng này cần chọn lọc những người đủ đức đủ tài để làm công tác thanh tra, kiểm tra. Xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ thanh tra nhận hối lộ của doanh nghiệp. Làm cho đội ngũ cán bộ thanh tra kiểm tra đủ mạnh để thuwch hiện tốt nhiệm vụ của mình là phát hiện kịp thời các đơn vị vi phạm pháp luật BHXH

Cần có chế tài mạnh hơn để xử lý vi phạm pháp luật BHXH, xử lý những đơn vị trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH. Cụ thể:

Nâng cao mức phạt tiền lên nữa.Trên thực tế hiện nay mức xử phạt theo nghị định 86 thì các hình thức xử phạt chính bao gồm cảnh cáo; phạt tiền, trong đó, mức phạt tiền tối đa lên đến 30 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung gồm tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên với mức phạt này vẫn đang còn thấp so với các doanh nghiệp, việc nộp phạt 30 triệu đồng là số tiền không quá lớn với một doanh nghiệp hoạt động bình thường bởi vậy họ sẵn sàng nộp phạt và sẵn sàng không đóng BHXH. Bởi vậy cần nâng cao số tiền phạt hơn nữa mới đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

Nâng cao mức lãi chậm đóng, nợ đóng BHXH. Trên thực tế hiện nay mức lãi chậm đóng, nợ đóng BHXH còn thấp hơn các mức lãi suất ngân hàng. Như vậy cần nâng cao mức lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho hành vi trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng BHXH của mình.

Kiện doanh nghiệp ra tòa nếu như mức vi phạm nặng và vi phạm nhiều lần. Quy định này đã có nhưng trên thực tế cả nước chỉ mới có BHXH Thành Phố Hồ Chí Minh là thực hiện, còn BHXH tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa thực hiện biện pháp này trong khi biện pháp này có thể coi là mạnh nhất và các doanh

Một phần của tài liệu công tác quản lý thu BHXH tại Thanh Hóa (Trang 25 - 27)