.1 Tổng hợp mô tả dấu kỳ vọng mức độ tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo bộ phận – bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46)

Biến phụ thuộc (Chất lượng BCBP) Thông tin kết quả bộ phận Số lượng các khoản mục Số lượng bộ phận Mức độ cụ thể của việc phân

tách bộ phận Biến độc lập

Quy mô công ty H1.1 (+) H1.2 (+) H1.3 (+) H1.4 (+)

Địn bẩy tài chính H2.1 (+) H2.2 (+) H2.3 (+) H2.4 (+)

Tỷ suất lợi nhuận

trên tổng tài sản H3.1 (+) H3.2 (-) H3.3 (-) H3.4 (-)

Tốc độ phát triển H4.1 (-) H4.2 (-) H4.3 (-) H4.4 (-)

Cạnh tranh trong

ngành công nghiệp H5.1 (-) H5.2 (-) H5.3 (-) H5.4 (-)

Nguồn: luận văn tự tổng hợp

3.3.2. Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu nói về chất lượng BCBP cũng khá nhiều kể cả ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, cách đo của các nghiên cứu này lại thiên về tính số lượng. Vì thế luận văn lựa chọn nghiên cứu của của Steman (2016) để kế thừa nghiên cứu về chất lượng BCBP. Nghiên cứu của Steman (2016) kế thừa nghiên cứu của Leung and Verriest (2015) và cũng đưa ra cách nhận định về chất lượng BCTC gồm 4 nhân tố: Thông tin

kết quả bộ phận, số lượng các khoản mục, số lượng bộ phận, mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận. Nghiên cứu này theo luận văn là phù hợp với nội dung về chất lượng BCBP. Nghiên cứu của Steman (2016) có sáu biến độc lập gồm: IFRS 8, Quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, tỷ suât lợi nhuận, tốc độ phát triển, mức độ tập trung trong ngành công nghiệp. Tác giả kế thừa các biến trên ngoại trừ biến IFRS 8 (chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo bộ phận). Steman (2016) sử dụng biến IFRS 8 nhằm mục đích so sánh việc trước và sau khi áp dụng IFRS 8 có ảnh hưởng đến kết quả BCBP hay không? Đối với Việt Nam cũng có chuẩn mực tương ứng là VAS 28. Tuy nhiên, chuẩn mực này ở Việt Nam từ khi ban hành cho đến nay vẫn chưa có sửa đổi, bổ sung hay có chuẩn mực khác thay thế vì thế ở Việt Nam khơng có số liệu để so sánh việc trước và sau khi áp dụng VAS 28. Cho nên, luận văn loại biến độc lập này ra khỏi bài nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu được thiết kế như sau:

Mơ hình 1: Mơ hình tổng qt hồi quy đa biến:

SRQit = β0 + β1 SIZE + β2MTB + β3 ROA + β4 CTN + β5 LEV + ε Trong đó:

SRQit: Chất lượng thơng tin báo cáo bộ phận của công ty i thời điểm t. SIZE: Quy mô công ty

MTB (Growth): Chỉ số giá thị trường trên giá sổ sách (Tốc độ phát triển) CTN: Cạnh tranh trong ngành công nghiệp

LEV: Địn bẩy tài chính ROA: Tỷ suất lợi nhuận β0: Hệ số chặn

β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi quy ε: Sai số hồi quy

Trên cơ sở đó, chất lương BCBP (SRQ) được thể hiện qua 4 nhân tố là thông tin kết quả bộ phận (KQB), số lượng các khoản mục (SKM), số lượng bộ phận (SLB),

mức độ cụ thể của việc phân tách (PTB) và tương ứng với 4 nhân tố đó là mơ hình cụ thể như sau:

Mơ hình 1.1: Đối với thơng tin kết quả bộ phận

KQBit = β0 + β1 SIZE + β2 MTB + β3 ROA+ β4 CTN + β5 LEV + ε

Mơ hình 1.2: Đối với số lượng các khoản mục

SKMit = β0 + β1 SIZE + β2 MTB + β3 ROA + β4 CTN + β5 LEV + ε

Mơ hình 1.3: Đối với số lượng bộ phận

SLBit = β0 + β1 SIZE + β2 MTB + β3 ROA + β4 CTN + β5 LEV + ε

Mơ hình 1.4: Đối với mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận

PTBit = β0 + β1 SIZE + β2 MTB + β3 ROA + β4 CTN + β5 LEV + ε

3.4. Đo lường các biến trong mơ hình 3.4.1. Đo lường biến phụ thuộc

Chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận (SRQ):

Như đã trình bày ở phần trước, chất lượng báo cáo bộ phận dựa trên bốn nhân tố: Thông tin kết quả bộ phận (KQB), số lượng các khoản mục (SKM), số lượng bộ phận (SLB), mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB).

Thông tin kết quả bộ phận (KQB): Kế thừa cách đo của Steman (2016) cơng ty

có trình bày thơng tin kết quả bộ phận nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0.

Số lượng các khoản mục (SKM): Theo nghiên cứu của Leung and Verriest

(2015) và Steman (2016) thì số lượng các khoản mục được đo bằng cách đếm số lượng các khoản mục công bố trên báo cáo bộ phận (đếm theo các khoản mục bắt buộc cơng bố, khơng tính các khoản mục cơng bố thơng tin tự nguyện)

Bảng 3.2: Thuyết minh các khoản mục bắt buộc trình bày trong BCBP theo chuẩn mực VAS 28.

Nội dung các khoản mục chính yếu bắt buộc trình bày Số khoản mục bắt

buộc trình bày

Doanh thu từ giao dịch với bộ phận khác 1

Kết quả bộ phận 1

Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận 1

Nợ phải trả bộ phận 1

Tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định 1

Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn

1

Tổng giá trị các khoản chi phí lớn khơng bằng tiền 1

Tổng số lượng các khoản mục chính yếu 8

Nội dung các khoản mục thứ yếu bắt buộc trình bày Số khoản mục bắt

buộc trình bày

Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài 1

Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận 1

Tổng chi phí phát sinh để mua TSCĐ 1

Tổng số lượng các khoản mục thứ yếu 3

Tổng số lượng các khoản mục bắt buộc trình bày 11

Nguồn: Luận văn tự tổng hợp

Số lượng bộ phận (SLB):

Nghiên cứu của Leung and Verriest (2015), Doupnik and Seese (2001), Steman (2016) số lượng bộ phận được đo lường bằng cách đếm các bộ phận mà công ty công bố loại trừ công ty mẹ và công ty liên kết. (đếm cho cả BCBP theo khu vực địa lý và khu vực kinh doanh)

Mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB)

Theo Steman (2016) đo lường mức độ cụ thể của việc phân tách báo cáo bộ phận cụ thể như sau:

3: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là một lục địa duy nhất 4: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý gắn nhãn là một nhóm các quốc gia trong một lục địa

5: Cho các bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là một quốc gia hoặc khu vực trong phạm vi một quốc gia.

Mỗi bộ phận được đưa ra một giá trị và sau đó mức độ trung bình được dùng cho mỗi công ty để đưa ra mức độ hiệu quả trung bình của bộ phận. Bộ phận sẽ được nhận các giá trị sau đây:

Do đó, dựa vào những kết quả của các nghiên cứu trước tác giả đo độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (theo khu vực địa lý) để phù hợp với mẫu ở Việt Nam như sau:

1 : Nếu bộ phận phân theo khu vực địa lý được dán nhãn là “trong nước”, “nước ngoài” và “khác”.

2: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “các quốc gia cụ thể” (vd như: Việt Nam, Lào, Thái Lan…)

3: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “gộp các vùng miền trong nước” (vd như: miền bắc và miền trung, miền trung và miền nam)

4: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “vùng miền cụ thể” (vd như: miền bắc, miền nam…)

5: Nếu bộ phận theo khu vực địa lý được dán nhãn là “các tỉnh cụ thể trong nước” (vd như: Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu...)

Mỗi bộ phận được đưa ra một giá trị và sau đó mức độ trung bình được dùng cho mỗi cơng ty để đưa ra mức độ hiệu quả trung bình của bộ phận.

3.4.2. Đo lường biến độc lập

SIZE: Quy mô công ty, được đo bằng log cơ số tự nhiên của tổng tài sản của các

công ty tại thời điểm t.

ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, được đo bằng lợi nhuận trước thuế và lãi

vay (EBIT) / tổng tài sản

MTB (Growth): Tốc độ phát triển, được đo bằng giá trị thị trường của cổ phiếu /

giá trị sổ sách của cổ phiếu.

CTN: Cạnh tranh trong ngành công nghiệp, theo Berger and Hann (2003), CTN =

chỉ số Herfindahl dựa trên doanh thu. Nó được tính như sau:

∑𝑛𝑖=1𝑠𝑖2

(∑𝑛𝑖=1𝑠𝑖)2 Trong đó: n: số lượng bộ phận

Si : là doanh thu bán hàng của bộ phận i.

CTN bằng 1 cho các cơng ty có 1 bộ phận duy nhất. Cơng ty có chỉ số CTN càng cao thì báo cáo bộ phận của cơng ty đó càng kém chi tiết và ngược lại, chỉ số này dao động từ 0 đến 1.

Kết luận chương 3

Trong chương này, luận văn đã đưa ra phương pháp nghiên cứu, thiết lập qui trình nghiên cứu cũng như xem xét mẫu nghiên cứu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ BCTC đã được kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trong năm 2015. Điểm mấu chốt của chương này là xây dựng được mơ hình nghiên cứu dựa trên sự kế thừa nghiên cứu của Steman (2016). Luận văn cũng đã xác định biến chất lượng BCBP gồm bốn nhân tố là: Thông tin kết quả bộ phận (KQB), số lượng các khoản mục (SKM), số lượng bộ phận (SLB) và mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB), cũng như xem xét được năm biến độc lập gồm: Quy mơ cơng ty (SIZE), địn bẩy tài chính (LEV), tốc độ phát triển (MTB), tỷ suất lợi nhuận (ROA), mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp (CTN).

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng về chất lượng báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thị trường chứng khoán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCBP được ra đời từ năm 2005, trong 12 năm áp dụng chuẩn mực nhưng nhìn chung các công ty niêm yết vẫn chưa tuân thủ theo đúng nội dung chuẩn mực. Trên thực tế, cho đến tận đầu năm 2012 việc trình bày thơng tin về các bộ phận mới được quan tâm nhiều hơn, khi các sở giao dịch chứng khốn có cơng văn u cầu các cơng ty phải bổ sung báo cáo bộ phận hoặc giải trình lí do khơng

có báo cáo bộ phận trong báo cáo tài chính năm 2011 Phạm Thị Thủy (2013). Nhiều

nghiên cứu cho rằng, có khá nhiều cơng ty khơng trình bày BCBP, hoặc nếu trình bày thì số lượng các khoản mục trình bày cịn hạn chế, chủ yếu với mục đích đối phó, dẫn đến chất lượng BCBP trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay vẫn chưa cao.

Theo kết quả khảo sát về thời gian lên sàn của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE theo trang Vietstock, cho thấy số lượng các cơng ty tăng nhiều theo các năm. Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng công ty như vậy nhưng theo khảo sát nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy An (2013) cho thấy một số lượng lớn các công ty không tuân thủ hoặc thực hiện không đầy đủ trong việc công bố BCBP theo chuẩn mực kế toán. Kết quả khảo sát năm 2012 của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM cho thấy, có 44,44% cơng ty khơng lập BCBP, thậm chí có 18,75% khơng kèm theo bất kỳ lý do nào để giải thích. Số lượng cả hai báo cáo chính yếu và thứ yếu được công bố chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 14,24%. Khá nhiều các công ty đưa những khoản mục vào BCBP nhưng chỉ là số liệu tổng hợp mà không chi tiết cho từng bộ phận, không phản ánh đúng số liệu được ghi trong báo cáo phải tuân thủ. Điều này cho thấy, việc có đưa các khoản mực vào BCBP nhưng cách thể hiện thông tin tại các cơng ty cịn mang tính đối phó là chính, dẫn đến những thơng tin chỉ mang tính hình

thức mà khơng có tác dụng gì đáng kể trong việc giúp nhà đầu tư đưa được quyết định tốt hơn, dựa trên những thơng tin lẽ ra phải hữu ích này.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tác giả Bùi Lê Thái Bình (2015) cũng nhận định rằng, các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn chưa có sự tn thủ đầy đủ yêu cầu của VAS 28. Đối với các chỉ tiêu mà chuẩn mực u cầu trình bày, ngồi chỉ tiêu về doanh thu bộ phận các chỉ tiêu khác vẫn khơng được trình bày đầy đủ. Đặc biệt là các chỉ tiêu về tài sản hoặc nợ phải trả bộ phận, khấu hao, chi phí mua sắm tài sản cố định là chỉ tiêu u cầu phải trình bày vẫn ít được thể hiện trên các BCBP. Nhiều doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do không theo dõi các chỉ tiêu này riêng rẽ, lý do này cho thấy hai vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:

- Thứ nhất, hệ thống kế toán chưa được quan tâm xây dựng và hoàn chỉnh để theo dõi chi tiết và quản lý các đối tượng.

- Thứ hai, việc ra quyết định phân bổ nguồn lực cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận đang gặp khó khăn và chưa hiệu quả, do chưa được hỗ trợ bằng các thông tin riêng rẽ và hợp lý của từng bộ phận.

Chất lượng các thơng tin trình bày trên BCBP cịn thấp, do trình bày sơ sài. Cho thấy hiện nay Ủy ban chứng khoán nhà nước mới chỉ giám sát việc lập BCBP, nhưng chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến số lượng và chất lượng, nội dung của các thông tin mà doanh nghiệp trình bày trong BCBP của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, chuẩn mực BCBP ra đời vẫn có ý nghĩa trong việc giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đánh giá đúng các rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, và có những nhận xét xác đáng về doanh nghiệp.

4.2. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một trong những phương pháp dùng để nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa số liệu thu thập được. Kết quả của thống kê mô tả sẽ là cơ sở để xem xét mức độ phù hợp của tổng thể mẫu nghiên cứu, đối với biến phụ thuộc là chất lượng thông tin BCBP.

Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng có hay khơng việc cơng bố báo cáo bộ phận tại công ty niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX năm 2015, bảng này đã loại trừ các ngành đặc thù như ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm…bảng kết quả được trình bày như sau:

Bảng 4.1 Thống kê tình trạng lập báo cáo bộ phận trên 2 sàn HOSE và sàn HNX năm 2015

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Có lập BCBP 326 49,46%

Khơng lập BCBP 333 50,54%

Tổng cộng 659 100%

Nguồn: Luận văn tự tổng hợp

Dựa vào kết quả bảng 4.1, có thể thấy tỷ lệ các công ty không lập BCBP nhiều hơn các công ty lập BCBP, tuy tỷ lệ này sấp sỉ bằng nhau là 49,46% số công ty lập BCBP và 50,54% công ty không lập BCBP. Những công ty không lập BCBP phần lớn đưa ra lý do là công ty chỉ hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, một ngành nghề hoặc chỉ hoạt động ở khu vực trong nước hoặc địa phương cụ thể. Ngoài ra, các cơng ty cịn đưa ra lý do kết quả kinh doanh của bộ phận không chiếm tới 10% trên tổng lãi (hay lỗ) của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ) vì thế khơng phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực số 28 đưa ra, do vậy cơng ty khơng trình bày BCBP. Tuy nhiên, trong số đó cũng có một vài cơng ty khơng lập BCBP mà khơng đưa ra được lý do nào. Từ kết quả ở trên cũng cho thấy các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCBP VAS 28.

Hiện nay có nhiều cách phân ngành cho các công ty niêm yết dựa theo từng chỉ tiêu phân ngành khác nhau, theo trang Vietstock.vn thì lựa chọn phân ngành theo NAICS 2007 (The North American Industry Classification system) cách phân ngành này được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ. Theo cách phân ngành này trên trang Vietstock

chia làm 19 nhóm ngành bao gồm các ngành: Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp, khai khống, tiện ích cộng đồng, xây dựng và bất động sản, sản xuất, thương mại (Bán sỉ và bán lẻ), vận tải và kho bãi, cơng nghệ - truyền Thơng, tài chính và bảo hiểm, thuê và cho thuê, dịch vụ chuyên môn – khoa học – kỹ thuật, dịch vụ quản lý doanh nghiệp, dịch vụ hỗ trợ - dịch vụ xử lý và tái chế rác thải, giáo dục và đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật và dịch vụ giải trí, dịch vụ lưu trữ và ăn uống, hành chính cơng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo bộ phận – bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)