.10 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo bộ phận – bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 110)

Biến giải thích Mơ hình 1.2 - Số lượng các khoản mục Mơ hình 1.3 - Số lượng bộ phận

Kết quả Dấu Kết quả Dấu

Quy mơ cơng ty (SIZE) Khơng có ý

nghĩa Có ý nghĩa +

Tốc độ phát triển (MTB) Có ý nghĩa - Khơng có ý nghĩa

Địn bẩy tài chính (LEV) Khơng nghĩa có ý Khơng có ý nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Không có ý nghĩa Có ý nghĩa - Mức độ cạnh tranh trong ngành cơng nghiệp (CTN) Khơng có ý

nghĩa Khơng có ý nghĩa

Nguồn: luận văn tự tổng hợp

Kết luận chương 4

Trong chương này, luận văn trình bày các kết quả kiểm định và phân tích được thực hiên trong nghiên cứu bằng phương pháp kiểm định Pearson, phân tích phương sai ANOVA để tìm ra độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Qua kết quả hồi quy chỉ có 2 nhân tố của biến phụ thuộc là có biến độc lập tác động, đó là biến số lượng các khoản mục (SKM) và số lượng bộ phận (SLB). Trong 5 biến độc lập quy mô công ty (SIZE), tốc độ phát triển (MTB), mức độ cạnh tranh trong ngành cơng nghiệp (CTN), địn bẩy tài chính (LEV), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kết quả cho thấy chỉ có 3 biến là có tác động. Trong đó, tốc độ phát triển (MTB) có tác động ngược chiều với số lượng các khoản mục (SKM). Quy mơ cơng ty (SIZE) có tác động cùng chiều với số lượng bộ phận (SLB) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có tác động ngược chiều với số lượng bộ phận (SLB).

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

5.1. Kết luận và gơi ý chính sách

Chất lượng của thông tin trên báo cáo bộ phận ngày càng có ý nghĩa hơn đối với các nhà đầu tư. Chất lượng này được luận văn đo bằng 4 chỉ tiêu là thông tin kết quả bộ phận (KQB) số lượng các khoản mục (SKM), số lượng bộ phận (SLB), mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận (PTB). Tuy nhiên, kết quả hồi quy thu được thì chỉ có 2 chỉ tiêu về chất lượng là tìm được mối quan hệ với các biến độc lập. Đó là, số lượng các khoản mục (SKM) và số lượng bộ phận (SLB).

Đối với số lượng các khoản mục (SKM) thì có biến tốc độ phát triển (MTB) là tác động ngược chiều. Đối với số lượng bộ phận (SLB) thì có 2 biến tác động là biến quy mô công ty (SIZE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Trong đó, quy mơ cơng ty (SIZE) có tác động cùng chiều với số lượng bộ phận, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thì có tác động ngược chiều với số lượng bộ phận (SLB).

Chỉ tiêu về số lượng các khoản mục (SKM) và số lượng bộ phận (SLB) là 2 trong 4 chỉ tiêu đo lường chất lượng bộ phận. Vì thế, để nâng cao chất lượng bộ phận thì các chỉ tiêu về số lượng này cũng cần được nâng cao. Tuy nhiên, những nhân tố này còn phụ thuộc vào hành vi của các nhà quản trị, như tốc độ phát triển càng cao thì các cơng ty lại có xu hướng trình bày ít lại các khoản mục, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng tăng thì cơng ty cũng có xu hướng giảm số lượng bộ phận cơng bố. Điều này cũng nói lên rằng, các đối tượng liên quan cần phải cẩn trọng hơn khi sử dụng thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết, khi đưa ra các quyết định kinh tế. Vì thế, giải pháp cho tình huống này là cần phải có sự quản lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước, có sự giám sát chặt chẽ hơn từ Ủy ban chứng khoán nhà nước, sở giao dịch chứng khoán …Bản thân các cơng ty cũng cần phải tìm hiểu kỹ hơn về quy định của các chuẩn mực,

nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ kế tốn, tìm cách để mở rộng quy mô công ty như huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu…

5.1.1. Đối với mơ hình 1.2 về số lượng các khoản mục (SKM) 5.1.1.1. Biến tốc độ phát triển (MTB) 5.1.1.1. Biến tốc độ phát triển (MTB)

Từ cơ sở kết quả nghiên cứu cho thấy, việc gia tăng tốc độ phát triển (MTB) sẽ dẫn đến giảm việc công bố số lượng các khoản mục (SKM). Điều này cho thấy, khi cơng ty có tốc độ phát triển tăng thì uy tín, thương hiệu của công ty sẽ càng được quan tâm hơn. Lúc này công ty dường như có sự thận trọng hơn khi công bố các chỉ tiêu tài chính của mình ra bên ngồi. Lý giải cho hành động này có thể là vì cơng ty e dè hơn đối với các đối thủ cạnh tranh, các thông tin khi cơng bố ra ngồi sẽ được tính tốn kỹ và có chiều hướng hạn chế việc cơng bố các chỉ số này lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty không tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 28 đưa ra. VAS 28 có quy định u cầu các cơng ty niêm yết phải trình bày đầy đủ các khoản mục bắt buộc. Vì vậy, giải pháp đầu tiên được đưa ra phải xuất phát từ phía các cơng ty niêm yết và ngoài ra cũng phải có sự quản lý, giám sát từ phía các cơ quan quản lý, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán. Cụ thể như sau:

- Đối với các công ty niêm yết

Cần phải thể hiện được trách nhiệm của mình, cần phải tuân thủ theo đúng với yêu cầu của chuẩn mực đưa ra. Tăng cường vai trò giám sát và thực hiện cải thiện báo cáo tình hình giám sát của HĐQT và BKS đối với BGĐ, cụ thể:

+ Mỗi công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam cần thành lập một ủy ban kiểm toán (UBKT) cũng giống như một số quốc gia phát triển, mỗi cơng ty có lợi ích cơng chúng phải thành lập UBKT trong đó các thành viên không phải là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm tốn và phải có ít nhất một thành viên độc lập và có chun mơn về kế toán hoặc kiểm toán. UBKT phải yêu cầu KTV và cơng ty kiểm tốn phải báo cáo cho các nội dung quan trọng phát hiện trong quá trình kiểm toán, đặc biệt là những yếu kém quan trọng trong hệ thống kiểm soát

nội bộ liên quan đến q trình lập BCTC, như vậy chất lượng BCTC nói chung và chất lượng BCB nói riêng cũng sẽ được nâng lên.

+ Cần mời cơng ty kiểm tốn và KTV tham dự trong đại hội cổ đông nhằm tăng cường vai trị kiểm tốn độc lập.

- Ban giám đốc công ty cũng cần phải thay đổi quan điểm của mình, ban giám đốc (BGĐ) cần phải thấy được sự quan trọng của thông tin mà BCBP đem lại cho các nhà phân tích tài chính và cơng ty cũng có được lợi ích từ việc cơng bố những thơng tin này, khi mà mọi thông tin rõ ràng minh bạch sẽ tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư và ngân hàng. Để có sự thay đổi này phải có sự tác động từ nhiều phía như BTC, các hội nghề nghiệp, Ủy ban chứng khốn, cơng ty kiểm toán…

- Đối với đội ngũ kế toán và hệ thống kế tốn của cơng ty

Việc trình bảy các thơng tin BCBP khơng đầy đủ cịn phụ thuộc vào năng lực của kế toán viên và hệ thống kế tốn của cơng ty. Trình bày BCBP cũng địi hỏi công ty phải có một hệ thống kế tốn tốt để cung cấp các thơng tin tài chính riêng rẽ cho các bộ phận. Các công ty phải xây dựng được hệ thống cấu trúc báo cáo, trong đó tổng thể cơng ty hoặc tập đồn sẽ được chia làm bộ phận có thể là các trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận hoặc các bộ phận khác có ý nghĩa cho phân tích tài chính và đo lường kết quả của bộ phận. Kế tốn viên trong cơng ty cũng cần phải được đào tạo để có đủ năng lực, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, kế toán viên cũng phải am hiểu các chuẩn mực nhưng cũng cần phải có sự chỉ đạo giám sát từ cấp trên để có thể lập BCTC theo đúng quy định mà chuẩn mực đưa ra.

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Chuẩn mực VAS 28 về BCBP từ khi ban hành đến nay vẫn chưa được sửa đổi bổ sung, chuẩn mực này dựa trên chuẩn mực IAS 14 của quốc tế, tuy nhiên hiện nay chuẩn mực quốc tế IAS 14 đã được sửa đổi thành chuẩn mực IFRS 8. Vì thế để nâng cao chất lượng BCTC ở Việt Nam, thì Bộ Tài chính (BTC) cần xem xét sửa đổi cho phù hợp với tình hình thị trường chứng khốn ở Việt Nam và tiến gần hơn với chuẩn

mực kế tốn quốc tế. Hơn nữa, những hạn chế từ phía nội dung chuẩn mực cũng tạo cơ sở cho nhà quản lý có cơ sở né tránh việc cơng bố thơng tin đầy đủ về BCBP.

Bộ Tài chính cũng cần quản lý chặt chẽ hơn và có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn BCTC của các cơng ty kiểm tốn độc lập, đặt biệt là những cơng ty kiểm tốn được chấp nhận kiểm tốn cho các công ty niêm yết.

- Đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khốn

Để các cơng ty thực hiện tn thủ theo quy định của chuẩn mực VAS 28 cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn của Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán. Về phía sở giao dịch chứng khốn, để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến nhà đầu tư đầy đủ, kịp thời, Sở giao dịch chứng khoán cần phải tiếp tục cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin. VAS 28 đã quy định phải trình bày chi tiết các khoản mục như doanh thu bán hàng nội bộ và doanh thu bán hàng ra bên ngoài, nợ phải trả bộ phận, nợ được phân bổ…Tuy nhiên, các cơng ty có tốc độ phát triển cao lại thường công bố tổng các khoản mục này mà không chi tiết theo quy định, hơn nữa hình thức trình bày của các cơng ty lại khơng có sự đồng nhât. Do đó, Ủy ban chứng khốn nhà nước cần phải có những văn bản quy định chặt chẽ hơn để bắt buộc các công ty niêm yết tn thủ, để các cơng ty niêm yết có thể trình bày theo đúng quy định. Ngồi ra, việc xây dựng chỉ số đánh giá mức độ minh bạch thơng tin tài chính sẽ góp phần gia tăng mức độ cũng như chất lượng thông tin báo cáo bộ phận.

5.1.2. Đối với mơ hình 1.3 về số lượng bộ phận (SLB) 5.1.2.1. Biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Biến này có quan hệ ngược chiều với số lượng bộ phận, số lượng bộ phận thì tùy thuộc vào cách thức lập và trình bày của các cơng ty, đối với chuẩn mực chỉ quy định những bộ phận nào cần phải lập báo cáo bộ phận, tuy nhiên không yêu cầu công ty phân tách các bộ phận. Phần lớn các công ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam có xu hướng gộp chung lại các bộ phận nhiều hơn khi mà cơng ty có tỷ suất lợi nhuận cao. Vấn đề này cũng tương đồng với kết quả của mơ hình trên. Do vậy, gợi ý chính sách

cũng tương tự đối với biến tốc độ phát triển (MTB), nghĩa là cũng phải xuất phát từ phía các cơng ty niêm yết, từ phía các nhà quản trị của cơng ty và tiếp đến là từ phía các cơ quan quản lý, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán.

- Cơ quan quản lý, cụ thể là BTC cần xem xét có nên quy định về ngưỡng số lượng bộ phận cần cơng bố, thay vì quy định các bộ phận tương đương có thể gộp chung báo cáo, vì như vậy sẽ hạn chế việc cơng bố về số lượng BCBP của công ty và công ty sẽ lý giải cho việc gộp BCBP là do có sự tương đương về lĩnh vực báo cáo, cho dù những báo cáo này nên được tách ra hơn là gộp vào. Như đã đưa ra gợi ý ở trên, BTC nên tìm hiểu sửa đổi chuẩn mực về BCBP cho phù hợp với tình hình chứng khốn ở Việt Nam hơn và với xu hướng hội tụ chuẩn mực kế tốn quốc tế.

- Các cơng ty niêm yết, cũng như đã trình bày, các cơng ty niêm yết nên thành lập UBKT để nhằm giám sát, nâng cao chất lượng của BCTC, kết hợp với sự tư vấn của kiểm toán viên và các nhà chun mơn về lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn để phân tích về mức ảnh hưởng của việc lập BCTC đối với việc xem xét từ phía các nhà đầu tư. Các cơng ty cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu đến từ các đối tượng bên ngồi cơng ty đặc biệt là các nhà đầu tư, khi mà trình độ chun mơn của họ ngày càng tăng, họ đã tiếp xúc nhiều hơn với nhiều nguồn thông tin đại chúng và cũng có thể họ là những nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác, nơi mà có các yêu cầu khắt khe hơn với việc trình bày BCTC.

5.1.2.2. Biến quy mô công ty (SIZE)

Cơng ty có quy mơ càng cao thì cơng ty sẽ có xu hướng lập nhiều BCBP hơn. Các công ty cần tăng quy mơ của mình. Tuy nhiên việc các cơng ty nhỏ muốn tăng quy mô công ty lại phải đối mặt với nhiều rào cản cho việc gia tăng quy mô. Mặc dù vậy, luân văn vẫn đưa ra một số gợi ý chính sách cho cơng ty:

- Công ty cần phải tận dụng được những “tài sản” sẵn có của mình để có được giá trị tốt nhất từ những tài sản đó, khi có nguồn tài sản đủ mạnh sẽ thuận lợi trong các

chiến lược, định hướng dài hạn hơn cho phát triển hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tốt nguồn lực tài sản này để có thể gia tăng quy mơ cơng ty.

- Cơng ty có thể huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, điều này cũng làm tăng quy mô cho công ty.

- Cơng ty có thể liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô công ty.

5.2. Hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng cho những nghiên cứu sau

Đề tài tập trung vào việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi thống kê các số liệu của 2 sàn, luận văn nhận thấy khơng có sự khác biệt lớn từ 2 sàn này, cho nên chưa chạy mơ hình riêng để phân tích, so sánh cho 2 sàn. Thời gian làm luận văn kéo dài từ cuối năm 2016 nên trong thời điểm đó báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của các cơng ty niêm yết chưa có số liệu báo cáo của năm 2016, vì thế luận văn phải lấy dữ liệu của năm 2015 làm dữ liệu nghiên cứu.

Luận văn chỉ đưa vào mơ hình 5 biến dựa theo nghiên cứu của Steman (2016), ngồi ra cịn có nghiên cứu của Leung and Verriest (2015) có thêm 2 biến độc lập là Loss và % Foreign sales, biến % Foreign sales có thể chưa phù hợp với tình hình chứng khốn Việt Nam. Tuy nhiên, có thể các nghiên cứu sau biến này lại phù hợp, đối với biến Loss, luận văn cũng chưa đưa vào mơ hình của mình vì luận văn chỉ kế thừa theo mơ hình của Steman (2016), vì thế hướng nghiên cứu tiếp theo có thể kết hợp 2 mơ hình để đo lường.

LỜI KẾT

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô và khơng ngừng hồn thiện về cấu trúc, kể từ khi có sự ra đời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (28/11/1996). Thị trường chứng khốn phát triển thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế và trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên BCBP vẫn còn là một thuật ngữ khá mới đối với nhà đầu tư, tầm quan trọng của BCBP vẫn chưa được xem xét đúng cách, vì thế chất lượng của việc lập BCBP vẫn chưa được nâng cao, phần lớn các cơng ty cịn lập theo cách đối phó mà chưa áp dụng đầy đủ theo nội dung trong chuẩn mực VAS 28 quy định.

Báo cáo bộ phận có một tầm quan trọng nhất định, giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình kinh doanh của cơng ty một cách đầy đủ hơn. Tuy kết quả nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo bộ phận – bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)