CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Ở phần mở đầu của luận văn, tác giả đã đề ra hai câu hỏi cho vấn đề cần nghiên cứu, là liệu chiều hướng thay đổi ý kiến kiểm toán và mức độ thay đổi ý kiến kiểm tốn có ảnh hưởng đến đến tính kịp thời của BCTC hay không? Dựa trên cơ sở của các lý thuyết nền của nghiên cứu, tác giả đề ra các giả thuyết để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu trên.
Lý thuyết tín hiệu giải thích việc cơng bố thơng tin tài chính sớm có thể là tín hiệu cho thấy tin tốt của công ty tới nhà đầu tư, ngược lại, sự trì hỗn cơng bố thơng tin có thể là tín hiệu cho những tin xấu. Lý thuyết đại diện cũng cho thấy nhà quản lý luôn muốn công bố thông tin tốt một cách nhanh và trì hỗn cơng bố tin xấu. Áp dụng vào sự thay đổi của ý kiến kiểm tốn thì mức độ chấp nhận của ý kiến kiểm toán năm nay tăng so với ý kiến kiếm tốn của năm trước (ví dụ, năm trước là ý kiến kiểm toán ngoại trừ, nhưng năm nay là ý kiến chấp nhận tồn phần), hay cịn có thể gọi là sự cải thiện của ý kiến kiểm tốn, có thể được xem là tin tốt mà nhà quản lý muốn nhanh chóng cơng bố rộng rãi đến các nhà đầu tư, và ngược lại, khi mức độ chấp nhận của ý kiến kiểm toán năm nay thấp hơn ý kiến kiếm toán của năm trước (sự suy giảm ý kiến kiểm toán) được xem là tin xấu mà nhà đầu tư thường trì hỗn việc cơng bố. Cullinan et al. (2012) đã nghiên cứu tác động tiềm tàng của sự thay đổi ý kiến kiểm tốn đối với tính kịp thời của việc cơng bố thơng tin trên BCTC, với những cải thiện trong ý kiến kiểm toán được coi là "tin tốt", được tiến hành trên mẫu bao gồm 6,115 BCTC của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sàn chứng khốn Thượng Hải và Thâm Quyến trong giai đoạn 2003 – 2009, với kết quả công ty với ý kiến kiểm toán được cải thiện so với năm trước (mức độ chấp thuận tăng) công bố BCTC sớm hơn cơng ty với ý kiến kiểm tốn suy giảm so với năm trước đó (mức độ chấp thuận giảm), và mức độ thay đổi thời gian công bố BCTC bị ảnh hưởng bởi mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán. Kế thừa nghiên cứu của Cullinan et al. (2012), Rezaei và Shahroodi (2015) cũng tiến hành nghiên cứu trên mẫu bao gồm 103 công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán Tehran (Iran) trong giai đoạn 2003 – 2013, với cùng kết luận rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa ý kiến kiểm toán được cải thiện so với năm trước (mức độ chấp
thuận tăng) và thời gian cơng bố BCTC. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu của Rezaei và Shahroodi (2015) cịn cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa ý kiến kiểm toán suy giảm so với năm trước đó (mức độ chấp thuận giảm) và thời gian công bố BCTC, và mức độ suy giảm của ý kiến kiểm toán (audit opinion deteriorations) ảnh hưởng cùng chiều đến việc công bố chậm trễ BCTC.
Từ các nghiên cứu trước, tác giả mong đợi mối quan hệ cùng chiều với tính kịp thời của BCTC khi ý kiến kiểm tốn có sự cải thiện so với năm trước, và mối quan hệ ngược chiều với tính kịp thời của BCTC khi ý kiến kiểm tốn có sự suy giảm so với năm trước. Hai giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: Sự cải thiện của ý kiến kiểm tốn và tính kịp thời của BCTC có quan hệ cùng
chiều với nhau.
H2: Sự suy giảm của ý kiến kiểm tốn và tính kịp thời của BCTC có quan hệ ngược chiều với nhau.
Sự thay đổi ý kiến kiểm tốn cũng có mức độ khác nhau. Ví dụ như việc thay đổi từ ý kiến kiểm toán ngoại trừ sang ý kiến kiểm toán chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh là một tin tốt, nhưng sự thay đổi từ ý kiến ý kiến kiểm toán ngoại trừ sang ý kiến kiểm toán chấp nhận tồn phần (khơng có đoạn nhấn mạnh) là tin tốt hơn, và tin tốt hơn sẽ có khả năng được thơng báo rộng rãi sớm hơn so với tin không tốt bằng, hoặc tin xấu. Do đó, ngồi chiều hướng thay đổi thì mức độ thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, giả thuyết tiếp theo được đặt ra:
H3: Mức độ thay đổi của ý kiến kiểm tốn và tính kịp thời của BCTC có quan hệ
cùng chiều với nhau.