Định nghĩa các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thay đổi ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Định nghĩa các biến nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu và cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu trong các phần trước, tác giả tiến hành lựa chọn các biến để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Các biến được lựa chọn này đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước (Cullinan et al. (2012) và Rezaei và Shahroodi (2015)), và được chứng minh là có ảnh hưởng đến thời gian cơng bố BCTC, nghĩa là ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Đồng thời, các biến này có thể dễ dàng thu thập dựa trên

BCTC đã kiểm tốn và đã cơng bố của các công ty niêm yết tại HOSE. Các biến được lựa chọn cụ thể như sau:

3.3.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là tính kịp thời của BCTC, được ký hiệu là DEL, được tính bằng sự chênh lệch số ngày ký báo cáo kiểm toán của năm nghiên cứu so với năm trước đó. Như đã trình bày trong trong phần 2.3.1.2, tính kịp thời của BCTC được tính tốn từ số ngày chênh lệch giữa ngày kết thúc niên độ tài chính và ngày ký báo cáo kiểm tốn, với giả định ngày công bố BCTC cũng là ngày ký báo cáo kiểm tốn.

Cơng thức để tính tốn biến DEL như sau: DELi,t = LAGi,t – LAGi, t-1

Trong đó:

LAGi,t : số ngày chênh lệch giữa ngày kết thúc năm tài chính t và ngày ký báo cáo kiểm tốn của năm tài chính t.

LAGi,t-1 : số ngày chênh lệch giữa ngày kết thúc năm tài chính t-1 và ngày ký báo cáo kiểm tốn của năm tài chính t-1.

Nếu LAGi,t > LAGi,t-1, DELi,t > 0, có nghĩa là có sự chậm trễ trong việc cơng bố BCTC đã được kiểm tốn năm hiện tại so với năm trước đó, tính kịp thời của BCTC năm hiện tại bị giảm đi.

Nếu LAGi,t < LAGi,t-1, DELi,t < 0, có nghĩa là BCTC đã được kiểm tốn năm nay được cơng bố sớm hơn năm trước, tính kịp thời của BCTC năm hiện tại tăng lên.

3.3.2. Biến độc lập

3.3.2.1. Biến ý kiến kiểm toán cải thiện (DIMP)

Biến ý kiến kiểm toán cải thiện sử dụng để phản ánh sự cải thiện mức độ chấp nhận của ý kiến kiểm toán năm nay. Đây là biến độc lập định tính, do đó để phân tích, tác giả chuyển sang biến định lượng dùng mã dummy có hai giá trị là 0 và 1.

Để đo lường sự cải thiện của ý kiến kiểm toán, các dạng ý kiến kiểm toán được đo lường theo thang đo thứ bậc mức độ chấp nhận BCTC giảm dần như sau:

AUDOPN=

{

1 - Ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần (UO)

2 - Ý kiến kiểm toán chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh (UOEOM) 3 - Ý kiến kiểm toán ngoại trừ (QO)

4 - Ý kiến kiểm tốn trái ngược/Ý kiến khơng chấp nhận (ADV) 5 - Từ chối đưa ra ý kiến (DISC)

Dựa vào nghiên cứu trước đây của Cullinan et al. (2012) và Rezaei và Shahroodi (2015), tác giả đã phân loại các loại ý kiến kiểm toán thành 5 mức độ chấp nhận BCTC giảm dần, khác với cơ sở lý thuyết theo quy định của ISA 700 và VSA 700 đã trình bày tại mục 2.2.3 chỉ chia thành 2 dạng lớn là ý kiến chấp nhận toàn phần (Unmodified opinion) và ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần (Modified opinion). Theo VSA 706, báo cáo kiểm tốn cần có thêm đoạn nhấn mạnh để thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề mà theo xét đoán của KTV là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC, hoặc đoạn về vấn đề khác để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của KTV hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này. Việc báo cáo kiểm tốn có thêm đoạn nhấn mạnh, hoặc đoạn về vấn đề khác, cho thấy BCTC đã kiểm tốn vẫn tồn tại những vấn đề có sai sót nhưng khơng trọng yếu, hoặc vẫn có những vấn đề dễ gây hiểu lầm cho người sử dụng BCTC, cho thấy báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh này có mức độ chấp nhận thấp hơn báo cáo kiểm tốn dạng chấp nhận tồn phần, nghĩa là mọi báo cáo, số liệu, thuyết minh trên BCTC đã kiểm toan được KTV chấp nhận tồn bộ BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Thêm vào đó, việc trình bày và thảo luận các đoạn nhấn mạnh, hay đoạn về vấn đề khác cũng có thể gây mất thời gian nhiều hơn cho doanh nghiệp kiểm toán, dẫn đến việc cơng bố BCTC đã kiểm tốn chậm hơn. Do đó, tác giả đã phân loại ý kiến kiểm tốn các loại ý kiến kiểm toán thành 5 mức độ chấp nhận BCTC giảm dần như trên, để thấy rõ được ảnh hưởng của sự thay đổi ý kiến kiểm tốn đến tính kịp thời của BCTC.

Nếu AUDOPNi,t < AUDOPNi,t-1, ý kiến kiểm tốn trên BCTC của cơng ty năm nay cải thiện hơn năm trước, D = 1.

Nếu AUDOPNi,t  AUDOPNi,t-1, ý kiến kiểm tốn trên BCTC của cơng ty năm nay khơng có sự cải thiện so với năm trước, DIMP = 0.

3.3.2.2. Biến ý kiến kiểm toán suy giảm (DDETER)

Biến ý kiến kiểm toán suy giảm sử dụng để phản ánh sự suy giảm trong mức độ chấp nhận của ý kiến kiểm toán năm nay. Cũng như biến ý kiến kiểm toán cải thiện DIMP, do đây là biến độc lập định tính, tác giả chuyển sang biến định lượng dùng mã dummy có hai giá trị là 0 và 1.

Nếu AUDOPNi,t > AUDOPNi,t-1, ý kiến kiểm toán trên BCTC của công ty năm nay suy giảm so với năm trước, DDETER = 1.

Nếu AUDOPNi,t  AUDOPNi,t-1, ý kiến kiểm tốn trên BCTC của cơng ty năm nay khơng có sự suy giảm so với năm trước, DDETER = 0.

3.3.2.3. Biến mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán (OPNCHG):

Biến mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán đo lường mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán giữa năm hiện tại và năm trước đó.

OPNCHGi,t = AUDOPN i,t-1 – AUDOPN i, t Trong đó:

AUDOPNi,t : ý kiến kiểm tốn của cơng ty i năm t AUDOPNi,t-1 : ý kiến kiểm toán của công ty i năm t-1

Biến mức độ thay đổi ý kiến kiểm tốn có thể nhận các giá trị -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4. Giá trị của biến mức độ thay đổi ý kiến kiểm tốn càng lớn thì ý kiến kiểm tốn năm hiện tại càng tốt (cải thiện) hơn năm trước, ngược lại, giá trị này càng nhỏ thì ý kiến kiểm tốn càng xấu (suy giảm) so với năm trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thay đổi ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)