Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG trading việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

Chương 3 : Giải pháp triển khai TPM trong nhá máy đáng bành giấy

3.1 Giai đoạn chuẩn bị

Bước chuẩn bị cho việc áp dụng TPM khá quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thành

cơng của việc triển khai sau này. Chuẩn bị cho việc áp dụng TPM chính là tạo ra mơt trường thuận lợi cho sự thay đổi hiệu quả. TPM như là sự thay đổi văn hóa ý nghĩa (a significant cultural change ), động viên tất cả cá nhân có liên quan thay đổi quan điểm từ quan điểm “cơng việc đó khơng phải là của tơi” sang “Đó là cơng việc tơi có thể

làm” .(Maggard and Rhyne ,1992). Các bước cần thực hiện trong giai đoạn này:

3.1.1 Lãnh đạo thể hiện sự cao nhất cam kết triển khai TPM

Bước đầu tiên là sự cam kết nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp là một điều kiện

kiên quyết để triển khai thành công TPM. Lãnh đạo phải tin tưởng vào triết lý của TPM và hiệu quả của nó, phải cam kết theo đuổi lâu dài các mục tiêu triển khai TPM, từ đó chỉ đạo và tham gia xây dựng TPM, cũng như có những biện pháp thích hợp để huy động sự tham gia tích cực và sáng tạo của mọi ngừơi trong tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.

Lãnh đạo cam kết phân bổ ngân sách cần thiết để thực hiện TPM. Theo Patternon et al (1996) TPM yêu cầu một “văn hóa hỗ trợ”(a supportive culture) . Nhà lãnh đạo phải

xây dựng và giúp nhân viên nhận thức được sự thay đổi hướng đến văn hóa mới khi

thực hiện TPM , ở tại đó mọi người đều có nhiệm vụ hỗ trợ TPM . Nhà lãnh đạo phải

xây dựng môi trường làm việc hiệu quả nhằm giảm thiếu hay loại bỏ nỗi sợ hãi của nhân viên trước sự thay đổi. Nhà lãnh đạo cũng sẵn sàng trang bị các thiết bị mới hỗ trợ cho quá trình thực hiện TPM. Theo tác giả, lãnh đạo công ty SCG Trading cần

thơng qua các thơng báo chính thức trong các cuộc họp tuần ,và đăng tải các lợi ích

của áp dụng TPM trên các trang thông tin nội bộ trong tổ chức nhằm tạo sự đồng

thuận trong tổ chức về việc triển khai thực hiện TPM và đồng thời thể hiện sự cam kết của họ trong việc thực hiện TPM.

3.1.2 Xây dựng đội TPM

Triển khai TPM cần nhiều thời gian, nguồn lực và sự nổ lực, do đó việc xây dựng đội thực hiện TPM (có thể gọi ngắn gọn là đội TPM) hiệu quả sẽ giúp thực hiện quá trình

thực hiện hiệu quả. Đội TPM sẽ có trách nhiệm cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Nếu một thành viên thất bại thì đó sẽ là trở ngại trong việc thực hiện mục tiêu chung. Nhưng dù cho tất cả các các thành viên đều hồn thành vai trị của họ nhưng lại thiếu sự hợp tác trong thực hiện, thì đội có thể khơng đạt được mục tiêu chung (Wang, 2008) .Các nhân viên điều hành máy móc, thiết bị cần được chọn là các thành viên đầu tiên

của đội TPM. Ngoài ra, các nhân viên bảo trì, giám sát sản xuất cũng là những thành

viên quan trọng trong đội TPM (Kheng and Yusof, 2003).

Căn cứ vào thực tế số lượng nhân viên tại nhà máy hiện tại, tác giả kiến nghị cấu trúc tổ chức của đội của TPM như sau. Các thành viên trong đội TPM sẽ bao gồm có 5

người cụ thể như sau 1 nhân viên vận hành máy đóng bành, 1 nhân viên vận hành xe xúc, 1 nhân viên vận hành xe nâng và 1 nhân viên bảo trì và lãnh đạo đội là quản lý nhà máy (hay còn gọi giám sát sản xuất)

Theo Chen and Meng (2011) đã chỉ rõ các 10 yếu tố cần thiết để đội TPM hiệu quả - Rõ ràng tầm nhìn và sứ mạng

- Rõ ràng vai trò , tránh nhiệm quyền hạn của mỗi thành viên. - Xây dựng các qui tắc cơ bản trong hoạt động

- Rõ ràng trong kênh giao tiếp - Xây dựng văn hóa hỗ trợ lẫn nhau

- Đồng ý nguyên tắc làm thế nào ra quyết định

- Thông hiểu q trình làm việc nhóm

- Sử dụng dữ liệu để giải quyết vấn đề và ra quyết định - Thực hiện cải tiến liên tục

Đội TPM sẽ có nhiệm vụ xúc tiến và duy trì các hoạt động TPM. Tại thời điểm bắt đầu

áp dụng, đội TPM cần có cuộc họp mỗi tuần để đánh giá tiến trình triển khai TPM.

3.1.3 Xây dựng chương trình đào tạo TPM

Như tìm hiểu trong chương 2, hầu hết các nhân viên tài nhà máy chưa được tiếp cận

với khái niệm của TPM, do đó họ chưa hiểu rõ vai trị của TPM nếu như đưa vào áp

dụng thực tế. Theo tác giả, công ty cần thực hiện các chương trình đào tạo chung về

TPM cho toàn nhân viên liên quan với các nội dung như sau: Giới thiệu về TPM là gì?

- Nhấn mạnh lợi ích đạt được khi áp dụng TPM vào hoạt động thực tiễn tại doanh

nghiệp.

- Các hoạt động trong TPM cần nhấn mạnh về hoạt động bảo trì phịng ngừa, và bảo trì tự quản.

Giới thiệu OEE

- Hiểu ý nghĩa OEE trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động nhà máy - Nhận diện 6 loại tổn thất tại nhà máy

- Cách tính từng chỉ số như khả năng sẵn sàng, hiệu suất,chất lượng Kiến thức về 5S

- 5S là gì, lợi ích khi áp dụng 5S.

Các chương trình huấn luyện dành riêng cho nhân viên vận hành các hiện tượng bất thường mà họ có thể gặp trong máy móc, thiết bị. Ln cập nhận những kiến thức về kỹ thuật mới, nhân viên vận hành cần phải nắm rõ toàn bộ các thiết bị trong máy móc mà mình phụ trách. Ngồi ra ,họ phải được huấn luyện chung về các kiến thức cơ bản như về điện, dầu, an toàn để đảm bảo sử dụng chính xác các hướng dẫn kiểm tra. Cần sự cải thiện về kỹ năng kỷ thuật

3.1.4 Thiết lập các chính sách cơ bản TPM và mục tiêu TPM

Thực hiện TPM là quá trình lâu dài cần nhiều nguồn lực và thời gian. Do đó, khi bắt đầu áp dụng TPM tổ chức không nên thực hiện TPM trong phạm vi tồn cơng ty trong

lần đầu tiên vì sẽ dễ dẫn đến thất bại do thiếu nguồn lực, thiếu các hoạt động giám sát …. Đội TPM cần chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiện TPM thí điểm (Kheng and

Yusof, 2003). Đội TPM cần phát triển các mục tiêu sau khi xác định ưu tiên.Theo tác

giả, lãnh đạo công ty nên chọn nhà máy đóng bành tại thành phố Chí Minh ví các lý do như: nhà máy này gần trụ sở cơng ty nên lãnh đạo có thể thừơng xun tham gia giám sát quá trình triển khai TPM một cách dễ dàng hơn , thêm vào đó tại nhà máy này việc ghi nhận số liệu ban đầu để tính OEE khá tốt, đây sẽ là cơ sở tốt cho quá trình đánh giá tiến trình TPM sau này.

Sau khi đã chọn nhà máy ưu tiên triển khai TPM ban đầu, đội TPM cần họp với lãnh

đạo phân tích điều kiện hiện tại làm lập ra các chính sách cơ bản và mục tiêu TPM

theo nguyên tắc SMART tức là cụ thể (Specific)- Có thể đo lường được (Measurable)- Có thể đạt được (Attainable/Achievable), Có tính thực tiễn cao (Relevant), Đúng hạn định (Time-Bound).Các chính sách TPM và mục tiêu cần nhân viên liên quan đến thực

hiện TPM hiểu một cách rõ ràng .

Theo Nakajima thì OEE là chỉ số đánh giá quá trình TPM khá hiệu quả (Jeong and

Phillips, 2001), cơng ty có thể dùng chỉ số OEE làm mục tiêu nhằm đánh giá quá trình thực hiện TPM là khá thích hợp vì đạt được nguyên tắc SMART nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG trading việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)