Tổng quan về DNKT vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Tổng quan về DNKT vừa và nhỏ

2.2.1 Khái niệm DNKT vừa và nhỏ.

DNKT được định nghĩa là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật KTĐL và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo Luật KTĐL (2011) quy định, DNKT nhỏ nhất phải có ít nhất 5 KTV và vốn tối thiểu là 3 tỷ đồng. DNKT cũng chịu sự chi phối bởi Luật doanh nghiệp. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể thể hiện ở bảng 2.1- Quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ sau:

Bảng 2.1- Quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người

xây dựng xuống trở xuống đến 200 người đến 100 tỷ đồng đến 300 người III. Thương mại và

dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ban hành ngày 30-06-2009)

Để phân loại DNKT theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần sử dụng các tiêu chí chung như nguồn vốn, số lao động, giá trị tài sản cố định hay doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, khi áp dụng các tiêu chí này để phân loại DNKT thì phát sinh một số bất cập, chẳng hạn: khi áp dụng tiêu chí chung về nguồn vốn, DNKT vừa phải có mức vốn trên mười (10) tỷ đồng, DNKT nhỏ phải có mức vốn dưới mười (10) tỷ đồng, điều này không phù hợp với thực tế vì DNKT khơng cần đầu tư quá nhiều vào tài sản. Khi áp dụng tiêu chí số lao động bình qn năm, DNKT vừa là DN có số lao động bình quân hàng năm là từ năm mươi đến một trăm (50-100) người, DNKT nhỏ là DN có số lao động bình quân hàng năm là từ mười đến năm mươi (10-50) người, điều này cũng khơng phù hợp với thực tế, vì DNKT là DN sử dụng chủ yếu chất xám nên số lượng lao động không cần quá nhiều như DN sản xuất.

Do khó khăn trong việc sử dụng tiêu chí để phân loại DNKT vừa và nhỏ nên trong báo cáo của VACPA về tình hình hoạt động của các DNKT hàng năm trình lên Bộ Tài chính thì tiêu chí để phân loại các DNKT thường dựa vào số lượng nhân viên chuyên nghiệp, số lượng KTV, số lượng khách hàng và tổng doanh thu. Hiện tại, vẫn chưa có một văn bản pháp lý cụ thể quy định tiêu chí phân loại quy mơ DNKT, ngoại trừ “Quy chế KSCL mẫu áp dụng cho DNKT vừa và nhỏ” được Chủ tịch Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) đã ban hành vào ngày 14/12/2015 có phân loại: “DNKT nhỏ và vừa có từ 5 đến 9 KTV hành nghề”. Như vậy, luận văn sẽ phân loại quy mô của DNKT theo tiêu chí số lượng KTV đang hành nghề giới hạn từ 5 đến 9 KTV hành nghề. Điều này vô cùng hợp lý bởi vì đội ngũ KTV là tài sản quý giá nhất và là yếu tố cơ bản nhất để tại ra giá trị của các DNKT. Theo đó, DNKT vừa là DNKT

có số lượng KTV đã đăng ký hành nghề từ trên 5 đến 9 KTV hành nghề; và DNKT nhỏ là DNKT có số lượng KTV đã đăng ký hành nghề là 5 KTV.

2.2.3 Đặc điểm của DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam

Báo cáo về tình hình hoạt động kiểm tốn, VACPA đã đưa ra những đặc điểm của DNKT quy mô vừa và nhỏ như sau:

+ Số lượng KTV hành nghề ít, lại làm bán thời gian, một số cơng ty có năm KTV hành nghề thì hai đến ba KTV hành nghề làm bán thời gian.

+ DNKT có quy mơ vừa từ 50-100 nhân viên, quy mô nhỏ dưới 50 nhân viên. + Doanh thu doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mơ khơng q 20 tỷ đồng.

Vì đặc điểm cịn nhiều hạn chế về số lượng nhân viên và cả quy mô DN, theo báo cáo kết quả của VACPA, DNKT vừa và nhỏ tại Việt Nam còn tồn tại một số những vấn đề sau:

+ KTV và trợ lý kiểm toán của các công ty thường xuyên biến động, xáo trộn do khơng có điều kiện đào tạo.

+ Giá phí kiểm tốn thường khơng cao.

+ Chất lượng dịch vụ kiểm tốn thường khơng đảm bảo, BCTC cịn nhiều sai sót thể hiện ở KTV và Ban Giám đốc chưa nắm vững chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo quy định.

+ Các DNKT nhỏ và vừa chưa mua bảo hiểm nghề nghiệp.

+ DNKT nhỏ chưa có danh tiếng, nhu cầu tuyển dụng ít (3-4 người/ lần) nên chưa thu hút được ứng viên có trình độ.

+ Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên khơng xây dựng và thực hiện được chương trình đào tạo riêng cho từng cấp bậc nhân viên. Hình thức đào tạo chủ yếu là trong quá trình làm việc.

+ Hệ thống KSCL còn yếu kém, lỏng lẻo; khơng có hoặc khơng thực hiện đầy đủ, đúng theo quy định KSCL. Nhiều cơng ty cịn chưa trang bị đầy đủ một chương trình kiểm tốn mẫu.

+ Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán bị cắt ngắn, do hạn chế về số lượng nhân viên và thời gian trong mùa kiểm toán, dẫn đến áp lực KTV tăng lên, CLKT không đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 33 - 36)