Lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Lý thuyết nền tảng

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm.

Lý thuyết cơ bản nhất mà tác giả sẽ sử dụng là lý thuyết ủy nhiệm. Đây là lý thuyết đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích nhu cầu kiểm tốn, nhu cầu về CLKT và vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT (Kim, 2010).

Lý thuyết ủy nhiệm đã xây dựng đầu tiên bởi Ross (1973), sau này được Jensen & Meckling (1976) phát triển thêm. Nội dung của lý thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm, bao gồm việc ủy thác một mức độ thẩm quyền ra quyết định cho bên được ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, dẫn đến vấn đề nảy sinh là sự xung đột lợi ích. Thơng thường, bên được ủy nhiệm (người quản lý) được mong đợi sẽ hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm (cổ đông) nhưng bản thân những người được ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng. Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng qn đi lợi ích của cổ đơng khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó (Jensen và Meckling, 1976). Trong bối cảnh đó, hiện tượng thơng tin bất cân xứng xảy ra là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy trong mối quan hệ này ln tồn tại những mâu thuẫn và điều này là phát sinh một khoản chi phí đại diện (agency cost), được phân thành hai loại: chi phí đầu tư vào hệ thống kiểm soát cần thiết để giảm thiểu việc thiếu thông tin của bên ủy nhiệm và chi phí giảm thiểu rủi ro thông tin qua việc chia sẻ rủi ro với bên được ủy nhiệm nhờ những biện pháp kích thích dựa trên kết quả đầu ra.

Theo Healy & Palepu (2001), kiểm toán được xem là yếu tố thiết yếu trong việc giám sát các mối quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa người chủ và người đại diện. Vì vậy, bất kỳ một mong muốn tác động lên BCTC theo hướng có lợi cho bất kỳ một bên nào không trung thực và hợp lý, sẽ được loại trừ khi thực hiện kiểm tốn bởi các KTV. Vì vậy, vai trị của kiểm tốn có liên quan đến hai vấn đề mâu thuẫn về lợi ích và thơng tin bất cân xứng trên hợp đồng ủy nhiệm.

Theo Jensen và Meckling (1976) cũng cho rằng kiểm toán giảm thiểu xung đột giữa cơ quan quản lý và các cổ đơng bên ngồi. Kiểm tốn đóng vai trị giám sát cho các cổ đơng vì KTV sẽ báo cáo phát hiện sai sót trọng yếu trong BCTC đã được kiểm toán. Trong ngắn hạn, kiểm toán liên kết các nhà quản lý để báo hiệu cho các cổ đông rằng họ sẽ không hành vi cơ hội.

Xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba, theo đó yêu cầu về CLKT sẽ cao hơn, yêu cầu này là định hướng quan trọng trong nhu cầu của khách hàng về CLKT qua việc lựa chọn DNKT quy mô lớn hoặc DNKT có danh tiếng hơn, KTV có năng lực, kinh nghiệm hoặc chun mơn cao hơn. Chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến sự lựa chọn một thương hiệu kiểm toán chất lượng cao (Francis & Wilson, 1988). Trong việc đáp ứng chi phí ủy nhiệm phù hợp, giá phí kiểm tốn cịn bị sự tác động của việc lựa chọn KTV có đủ năng lực, kinh nghiệm, trình độ chun mơn để có thể phát hiện ra sai sót trọng yếu trên BCTC, đặc biệt cịn ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV trong việc báo cáo các sai sót (Wooten, 2003).

Vận dụng lý thuyết ủy nhiệm, có thể giải thích nhu cầu kiểm tốn có chất lượng, đảm bảo hạn chế sự mâu thuẫn lợi ích của các bên. Và chính việc giải thích mối quan hệ này đã cơ sở cho việc giải thích mối quan hệ giữa lý thuyết ủy nhiệm tới CLKT BCTC và các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán.

2.3.2 Lý thuyết cung cầu

Trong lĩnh vực về KTĐL, lý thuyết cung cầu là lý thuyết có vai trị quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tiễn nhằm giải thích rõ ràng hơn mối quan hệ giữa bên cung là DNKT và bên có nhu cầu là khách hàng thể hiện ở cơ chế giá phí kiểm tốn, và khả năng đáp ứng của KTV và DNKT về CLKT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ cung cầu về CLKT.

Lý thuyết cung cầu được khởi xướng năm 1767 bởi James Denham Steuart và được Adam Smith phát triển, áp dụng phổ biến trong các lý thuyết kinh tế cho đến ngày nay. Theo Simnic (1980) dịch vụ đảm bảo được cung cấp bởi KTV là một sản phẩm kinh tế, CLKT là một thuộc tính của dịch vụ kiểm tốn, do đó cũng được hình thành từ nhu cầu của khách hàng, khả năng cung cấp của DNKT và KTV. Theo Defond & Zhang (2014) thì CLKT được xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và việc cung cấp của KTV.

Nhu cầu về CLKT của khách hàng phát sinh từ nhu cầu giải quyết sự bất cân xứng về thông tin và sự mâu thuẫn trong quan hệ giữa người chủ và người đại diện (lý thuyết ủy nhiệm); từ đó địi hỏi DNKT và KTV phải cung cấp đầy đủ thông tin trung thực và hợp lý để đảm bảo một cuộc kiểm toán đạt chất lượng. Khả năng cung cấp một cuộc kiểm tốn có chất lượng cao xuất phát từ động lực KTV và DNKT như đảm bảo danh tiếng tốt, tránh các vi phạm pháp luật, cảnh cáo từ hiệp hội ngành nghề, hay vụ kiện tụng… Những khả năng này thể hiện qua các yếu tố đầu vào như: năng lực KTV, mức độ chuyên sâu, tính độc lập,… Sự thay đổi về nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, và dẫn đến yêu cầu nâng cao năng lực KTV từ đó kéo theo sự thay đổi về CLKT theo hướng tích cực.

Ngồi ra, mối quan hệ cung cầu trong hoạt động KTĐL được thể hiện cụ thể nhất qua giá phí kiểm tốn. Trong cơ chế thị trường, một bê bối nào về CLKT sẽ làm cho DNKT phải gánh chịu một khoản bồi thường về vật chất và sự giảm sút mạnh mẽ về danh tiếng thương mại của họ. DNKT có danh tiếng thương mại càng tốt thì giá phí

sẽ cao hơn so với DNKT có ít danh tiếng, hoặc danh tiếng thấp hơn. Khoản phí cao hơn này được gọi là tiền thuê phụ trội (Arrunada, 1999). CLKT là cơ sở để bảo vệ DNKT trong việc giảm thiểu các thiệt hại xảy ra do sai sót, đồng thời làm tăng chi phí phụ trội cho hoạt động kiểm toán (Duff, 2014). Theo Defond & Zhang (2014), thơng tin về CLKT có thể được suy ra từ tính chất hợp đồng ký kết giữa KTV và khách hàng như giá phí kiểm tốn. Giá phí kiểm tốn được sử dụng để làm đại diện cho CLKT vì họ mong đợi để đo lường mức độ nỗ lực của KTV- là yếu tố đầu vào cho q trình kiểm tốn có ảnh hưởng trực tiếp đến CLKT.

Như vậy, lý thuyết cung cầu giúp nhận biết rõ hơn mối quan hệ cung- cầu dịch vụ kiểm tốn có tác động sâu sắc đến CLKT của DN. Các DNKT mong muốn nâng cao CLKT để tạo danh tiếng tốt, tránh những vụ kiện, bằng cách nâng cao chất lượng của yếu tố đầu vào để tác động CLKT từ đó góp phần nâng cao giá phí kiểm tốn tương ứng. Các nhận định trên cho thấy lý thuyết cung cầu đã tạo một nền tảng vững chắc để giải thích nhu cầu về CLKT cũng như nghiên cứu về nhân tố tác động CLKT.

2.3.3 Lý thuyết cạnh tranh.

Đây là lý thuyết dành được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả từ cổ điển đến hiện đại. Trường phái cổ điển với các đại diện tiêu biểu như Adam Smith, John Stuart Mill, Darwin và C. Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại với hệ thống quan điểm lý thuyết đồ sộ theo 3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện đặc trưng là Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek; và tiếp cận cạnh tranh hồn hảo. Trong nhiều góc độ tiếp cận về cạnh tranh thì lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter (1976) được chú ý hơn cả bởi nội dung nó đề cập đến việc DN tham gia vào thị trường đặc biệt là thị trường cạnh tranh mang tính thương mại quốc tế thì cần phải có lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của DN, của quốc gia còn lợi thế so sánh là điều kiện về tài nguyên, sức lao động, môi trường tạo cho DN, quốc gia có những lợi nhuận trong sản

xuất, thương mại. Hai lợi thế này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. (Arezoo, 2011).

Như vậy qua nội dung của lý thuyết cạnh tranh nêu trên thì cạnh tranh khơng phải là sự triệt tiêu lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của DN. Trong lĩnh vực kiểm tốn thì lý thuyết cạnh tranh là lý thuyết nền tảng cơ bản giải thích mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong DNKT trong thị trường kiểm toán tại mỗi quốc gia cũng như thị trường khu vực, thị trường chung toàn cầu.

Trong ứng dụng của lý thuyết cạnh tranh trong lĩnh vực KTĐL, các DNKT đang cạnh tranh với nhau thơng qua nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là việc cung cấp một CLKT cao đi kèm với giá phí hợp lý. Bên cạnh đó việc lựa chọn DNKT có CLKT phù hợp ln đi kèm với danh tiếng vốn có của DNKT đó. Dựa vào đó, các DNKT đưa ra những chính sách cạnh tranh nhất để thu hút thêm nhiều khách hàng mới và duy trì những khách hàng cũ. Sự tương tác này được thể hiện trong thực tiễn thông qua việc các DNKT thiết lập các chính sách về chiến lược, giá phí, tuyển dụng đãi ngộ nhân sự, sử dụng kỹ thuật công nghệ phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ, đồng thời lý thuyết nền tảng này cũng giải thích cho xu thế sáp nhập, gia nhập trở thành thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế để nâng cao lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh.

Tóm lại, lý thuyết cạnh tranh cho thấy một góc nhìn khác về CLKT. Những yếu tố tác động từ cạnh tranh bên ngoài, sẽ làm động lực thúc đẩy DN từng bước thực hiện những chính sách để nâng cao năng lực, nâng cao danh tiếng thông qua việc nâng cao CLKT, với giá phí hợp lý. Từ đó cho thấy một trong những xu hướng tồn tại để phát triển là sáp nhập để mở rộng quy mơ- từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và làm rõ hơn các nhân tố cần tác động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DNKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 36 - 41)