Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ở chương 3 cho thấy có 5 thang đo cho 5 khái niệm nghiên cứu. Đó là các khái niệm: “Trải nghiệm cảm giác đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 4 biến quan sát được kí hiệu là TCG và được mã hóa từ TCG1 đến TCG4; khái niệm “Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 6 biến quan sát, được kí hiệu là TNH và được mã hóa từ TNH1 đến TNH6; khái niệm “Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 3 biến quan sát, được kí hiệu TCX và mã hóa từ TCX1 đến TCX3; khái niệm “Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 7 biến quan sát, kí hiệu là CKT và được mã hóa từ CKT1 đến CKT7; cuối cùng là khái niệm “Ý định nghỉ việc của nhân viên” gồm 4 biến quan sát, kí hiệu là YNV và được mã hóa từ YNV1
đến YNV4. Cả 5 thang đo này sẽ tiếp tục được đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA.
4.2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Biến quan
sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến Trải nghiệm cảm giác đối với nhà tuyển dụng (TCG), α = 0.888
TCG1 10.24 8.795 0.723 0.868
TCG2 11.21 8.278 0.726 0.868
TCG3 11.50 8.234 0.773 0.849
TCG4 10.94 8.305 0.801 0.839
Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng (TNT), α = 0.890
TNT1 17.85 30.268 0.673 0.877 TNT2 18.01 27.504 0.701 0.871 TNT3 17.79 29.359 0.692 0.873 TNT4 17.85 27.357 0.670 0.877 TNT5 17.68 25.048 0.807 0.853 TNT6 17.91 28.187 0.727 0.867
Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng (TCX), α = 0.838
TCX1 7.67 3.655 0.697 0.780
TCX2 7.64 3.424 0.759 0.718
TCX3 7.57 3.839 0.651 0.823
Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng (CKT), α = 0.889
CKT1 22.57 27.363 0.741 0.866 CKT2 22.69 27.557 0.782 0.862 CKT3 22.61 29.069 0.705 0.873 CKT4 22.50 25.913 0.673 0.877 CKT5 22.56 26.809 0.671 0.875 CKT6 22.54 28.943 0.637 0.879 CKT7 22.27 27.747 0.633 0.879
Ý định nghỉ việc của nhân viên (YNV), α = 0.886
YNV1 8.28 16.568 0.721 0.865
YNV2 8.10 14.766 0.733 0.864
YNV3 8.26 15.638 0.743 0.856
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ở bảng 4.2 cho thấy:
Thang đo “Trải nghiệm cảm giác đối với nhà tuyển dụng” (TCG) có hệ số α =
0.888 (<0.6) đạt yêu cầu. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của thang đo này đều >0.3 (đạt yêu cầu), các hệ số α nếu loại biến đều <0.888. Kết luận, cả 4 biến quan sát của thang đo này được giữ nguyên cho phần kiểm định EFA tiếp theo.
Thang đo “Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng”
(TNT) có hệ số α = 0.890 (>0.6) đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều >0.3, các hệ số α nếu loại biến đều <0.890. Kết luận, cả 6 biến quan sát của thang đo này được giữ lại cho phần kiểm định EFA tiếp theo.
Thang đo “Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” (TCX)
có α = 0.838 (>0.6) đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều >0.3, các hệ số α nếu loại biến đều <0.838. Kết luận, cả 3 biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phần kiểm định EFA tiếp theo.
Thang đo “Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” (CKT) có hệ số α = 0.889 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều >0.3, các
hệ số α nếu loại biến đề <0.889. Kết luận, cả 7 biến quan sát của thang đo đều được giữ lại cho phần kiểm định EFA tiếp theo.
Thang đo “Ý định nghỉ việc của nhân viên” (YNV) có hệ số α = 0.886>0.6,
các hệ số tương quan biến tổng đều >0.3, các hệ số α nếu loại biến đều <0.886. Kết luận, cả 4 biến quan sát của thang đo đều được giữ lại cho phần kiểm định EFA tiếp theo.
Như vậy, cả 5 thang đo đều đạt yêu cầu trong kiểm định Cronbach’s Alpha và sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.2. Kết quả kiểm định EFA
Các thang đo đạt yêu cầu sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax. Kết quả sẽ trình bày ở bảng 4.3 và bảng 4.4.
Kết quả phân tích EFA cho các khái niệm “Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng” và “Cam kết tình cảm của nhân viên đối với nhà tuyển dụng”
Khái niệm “Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng” là một khái niệm đa hướng gồm có 3 nhóm biến thành phần, đó là: “Trải nghiệm cảm giác đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 4 biến qua sát được kí hiệu là TCG ; khái niệm “Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 6 biến quan sát, được kí hiệu là TNH; khái niệm “Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 3 biến quan sát, được kí hiệu lả TCX. Khái niệm “Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” gồm 7 biến quan sát, kí hiệu là CKT.
Kết quả EFA cho thấy có 04 nhân tố được trích ra tại eigenvalue là 1.012 (>1) và có tổng phương sai trích được là 60.859%. Các kiểm định KMO = 0.929, Bartlett
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định EFA cho khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng và cam kết tình cảm của nhân viên
Ma trận Pattern Nhân tố 1 2 3 4 CKT1 0.922 CKT2 0.822 CKT7 0.719 CKT6 0.695 CKT3 0.675 CKT4 0.607 CKT5 0.548 TNT5 0.909 TNT6 0.792 TNT4 0.753 TNT2 0.730 TNT3 0.677 TNT1 0.657 TCG4 0.875 TCG3 0.856 TCG2 0.798 TCG1 0.724 TCX2 0.925 TCX1 0.593 TCX3 0.569 Eigenvalue 8.530 2.268 1.823 1.012 Phương sai trích 40.691 9.633 7.197 3.338 Cronbach’s Alpha 0.889 0.890 0.888 0.838
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 4.3 cho thấy, các hệ số tải nhân tố đều đạt yêu cầu (>0.5). Khái niệm “Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng” là thang đo đa hướng và đã được rút trích thành 3 nhân tố (Nhân tố số 2, số 3 và số 4). Khái niệm “Cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” là một khái niệm đơn hướng và được trích thành 1 nhân tố (Nhân tố số 1). Kết luận, cả 4 thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Kết quả phân tích EFA cho khái niệm “Ý định nghỉ việc của nhân viên”
Kết quả phân tích EFA cho khái niệm ý định nghỉ việc của nhân viên như sau:
Bảng 4.4. Kết quả EFA cho khái niệm ý định nghỉ việc của nhân viên Ma trận nhân tố Nhân tố 1 YNV4 0.904 YNV3 0.803 YNV2 0.788 YNV1 0.775 Eigenvalue 3.004 Phương sai trích 67.066 Cronbach’s Alpha 0.886
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả EFA cho thấy có 01 nhân tố được trích ra tại eigenvalue là 3.004 (>1) và có tổng phương sai trích được là 67.066% (bảng 4.4). Các kiểm định KMO = 0.834, Bartlett có giá trị sig = 0.000 nên đều đạt yêu cầu (xem thêm ở phần phụ lục PL.
3.3). Khái niệm “ý định nghỉ việc của nhân viên” là một thang đo đơn hướng và được trích thành 1 nhân tố (Nhân tố số 1). Kết luận, thang đo đạt yêu cầu và sẽ được dùng cho bước kiểm định CFA tiếp theo.
4.3. Kiểm định thang đo bằng CFA
Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích cấu trúc tuyến tính AMOS để thực hiện kiểm định CFA.
Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường, nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu Chi - bình phương, Chi - bình phương điều chỉnh theo bậc tự do, chỉ số thích hợp so sánh CFI, TLI và RMSEA. Mơ hình được gọi là thích hợp khi phép kiểm định Chi - bình phương có giá trị P > 0.05, giá trị TLI và CFI từ 0.9 đến
1, CMIN/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0.08 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Theo nghiên cứu của Kettinger và Lee (1995), mơ hình có thể phù hợp với dữ liệu thị trường khi CMIN/df < 5 nếu N > 200, hoặc CMIN/df < 3 nếu N < 200.
Bài nghiên cứu áp dụng các chỉ tiêu: CMIN/df < 5 với N > 200.
Ngoài ra, các chỉ tiêu đánh giá khác được áp dụng như sau: (1) Độ tin cậy của thang đo, trong đó độ tin cậy của thang đo sẽ được kiểm định bằng 3 tham số: Hệ số tin cậy tổng hợp Pc ≥ 0.5, tổng phương sai trích Pvc ≥ 0.5 và hệ số Cronbach’s Alpha >0.6 ;(2) Tính đơn hướng; (3) Giá trị hội tụ (trong đó các trọng số đã chuẩn hóa phải ≥ 0.5); (4) Giá trị phân biệt (các hệ số tương quan và sai lệch chuẩn cho thấy chúng đều khác so với 1); (5) Giá trị liên hệ lý thuyết. Các tiêu chí từ 1 đến 4 sẽ được đánh giá trong mơ hình thang đo, tiêu chí thứ 5 sẽ được đánh giá trong mơ hình lý thuyết.
4.3.1. CFA cho các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu
Thang đo cam kết tình cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng
Thang đo cam kết của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng gồm có 7 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA cho thấy mơ hình thang đo này có độ phù hợp với dữ liệu thị trường: Chi-bình phương = 47.194, bậc tự do df = 13 (p = 0.000). Các chỉ tiêu đo lường khác cũng đạt được ở mức rất cao: CMIN/DF = 3.630, TLI = 0.956, CFI = 0.973, RMSEA = 0.872. Tuy nhiên, thang đo này khơng đạt được tính đơn hướng3. Các trong số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho phép4 và có ý nghĩa thống kê (p<0.05) nên có thể kết luận rằng các biến quan sát dùng để đo lường cam kết tình
2 Tuy chỉ số RMSEA = 0.087>0.08 tuy nhiên độ chệch là rất nhỏ nên có thể chấp nhận.
3 Trong thang đo này có sai số giữa các biến CKT3 và CKT7 có tương quan nhau nên thang đo này khơng đạt tính đơn hướng.
cảm của nhân viên đối với thương hiệu nhà tuyển dụng đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Hình 4.1. Kết quả CFA: Cam kết tình cảm của nhân viên đới với thương hiệu nhà tuyển dụng (Chuẩn hóa)
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Thang đo khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng
Thang đo trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng là một khái niệm đa hướng gồm có 3 thành phần: (1) “Trải nghiệm cảm giác đối với thương hiệu nhà tuyển dụng”, (2) “Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng”, (3) “Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng”. Mơ hình CFA của thang đo này sẽ được trình bày ở hình 4.2.
Hình 4.2. Kết quả CFA: Trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng (Chuẩn hóa)
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả phân tích CFA cho thấy mơ hình thang đo này có: Chi-bình phương = 130.706, có 62 bậc tự do df (p = 0.000). Các chỉ tiêu đo lường khác đều rất đạt yêu cầu như: CMIN/DF = 2.108 (<5), TLI = 0.966 (>0.9), CFI = 0.973 (>0.9), RMSEA = 0.056 (<0.08). Như vậy, thành phần thang đo khái niệm trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đạt được tính đơn hướng5, các trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn
cho phép6 và có ý nghĩa thống kê (p<0.05) nên có thể kết luận rằng các biến quan sát dùng để đo lường 3 thành phần “Trải nghiệm cảm giác đối với thương hiệu nhà tuyển dụng”, “Trải nghiệm nhận thức đối với thương hiệu nhà tuyển dụng”, “Trải nghiệm cảm xúc đối với thương hiệu nhà tuyển dụng” đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Thang đo ý định nghỉ việc của nhân viên
Khái niệm ý định nghỉ việc của nhân viên được đo lường bằng 4 biến quan sát. Các chỉ tiêu đo lường như sau: Chi-bình phương = 0.293, bậc tự do df = 2 (với giá trị p =0.864). Thang đo đạt các chỉ tiêu đo lường khác như: TLI = 1.000, CFI = 1.0067
và RMSEA = 0.000. Không có tương quan sai số giữa các biến quan sát nên thang đo đạt được tính đơn hướng. Đồng thời thang đo cũng đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Hình 4.3. Kết quả CFA: Ý định nghỉ việc của nhân viên (Chuẩn hóa)
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
6 Các trọng số đều >0.5
7 Chỉ số CFI trong khoảng 0.9 đến 1.000, tuy nhiên chỉ số CFI = 1.006>1, dù vậy nhưng số dư cũng rất nhỏ nên thang đo vẫn được chấp nhận.
4.3.2. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm
Việc thiết lập mơ hình tới hạn8 nhằm để kiểm định lại giá trị phân biệt giữa các khái niệm. Vì vậy, trong mơ hình tới hạn, tất cả các khái niệm nghiên cứu đều được tự do quan hệ với nhau. Kết quả kiểm định các mơ hình thang đo như sau:
Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính có Chi-bình phương = 461.376, có bậc tự do df = 242 bậc với giá trị p= 0.000. Trong đó các chỉ tiêu đánh giá khác đều đạt yêu cầu rất tốt như: TLI = 0.950, CFI = 0.956, RMSEA = 0.051. Kết luận, mơ hình tới hạn đạt dữ liệu tương thích với dữ liệu thị trường (hình 4.4)
8 Mơ hình tới hạn là mơ hình mà trong đó các khái niệm được tự do quan hệ với nhau (Anderson và Grebing, 1988).
Hình 4.4. Kết quả CFA cho mơ hình đo lường tới hạn (Chuẩn hóa)
Các chỉ tiêu đánh giá khác của mơ hình tới hạn như sau:
(1) Độ tin cậy của thang đo: Kết quả cho thấy các thang đo đều có hệ số tin
cậy tổng hợp lớn hơn 50%, tổng phương sai trích đều đạt yêu cầu (>50%), hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt (>0.6). Kết quả sẽ được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy
Thành phần Sớ biến
quan sát
Độ tin cậy
Phương
sai trích Giá trị
Cronbach’s Alpha
Tổng hợp Trải nghiệm cảm giác đối với
thương hiệu nhà tuyển dụng 4 0.888 0.890 0.669
Đạt yêu cầu Trải nghiệm nhận thức đối với
thương hiệu nhà tuyển dụng 6 0.890 0.893 0.582
Trải nghiệm cảm xúc đối với
thương hiệu nhà tuyển dụng 3 0.838 0.841 0.638
Cam kết tình cảm đối với thương
hiệu nhà tuyển dụng 7 0.889 0.895 0.550
Ý định nghỉ việc của nhân viên 4 0.886 0.890 0.670
Nguồn: Tác giả tổng hợp
(2) Tính đơn hướng: Tất cả các thang đo đều đạt tính đơn hướng do khơng
có sai số tương quan giữa các biến quan sát.
(3) Giá trị phân biệt: Kết quả CFA cho thấy các hệ số tương quan r (giữa các
khái niệm TCG, TNT, TCX, CKT, YNV) với sai lệch chuẩn là se (Bảng 4.6). Các giá trị này khác so với 1 với mức ý nghĩa p = 0.000. Do đó các thành phần trong mô hình thang đo đều đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến Mối quan hệ r se9 cr10 p-value11
CKT ↔ TNT 0.610 0.042477174 9.181401671 3.798516E-18 CKT ↔ TCG 0.411 0.048868784 12.05268378 3.221022E-28 CKT ↔ TCX 0.786 0.033140419 6.457371631 3.562052E-10 TNT ↔ TCG 0.462 0.047541754 11.3163683 1.639747E-25 TNT ↔ TCX 0.604 0.042722844 9.269045904 1.967551E-18 TCG ↔ TCX 0.388 0.049406128 12.38712728 1.801967E-29 CKT ↔ YNV -0.459 0.047625183 30.63505295 4.412795E-101 TNT ↔ YNV -0.341 0.050392682 26.61100666 4.291920E-86 TCG ↔ YNV -0.069 0.053477866 19.98957838 7.648189E-60 TCX ↔ YNV -0.255 0.051833481 24.21214959 8.925403E-77
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
(4) Giá trị hội tụ: Các trọng số (λi) đều đạt tiêu chuẩn cho phép và có ý nghĩa thống kê (p-value<0.05). Vì vậy, có thể kết luận tất cả các thang đo đều đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo Khái niệm Số thành
phần
Số biến quan sát
Độ tin cậy Phương sai trích Giá trị (Hội tụ và phân biệt) Cronbach’s Alpha Tổng hợp CKT 1 7 0.889 0.895 0.550 Thỏa mãn TTH 3 TCG 4 0.888 0.890 0.669 TNT 6 0.890 0.893 0.582 TCX 3 0.838 0.841 0.638 YNV 1 4 0.886 0.890 0.670
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
9 Se = SQRT((1-r2)/(n-2))