Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ Phần dịch vụ thương mại Hương Giang (Trang 44 - 114)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

* Công ty áp dụng chế độ kế toán DN theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Niên độ kế toán là 01 năm từ ngày 01/01/N đến 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là: VNĐ

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp thuế GTGT khấu trừ

- Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

* Công ty sử dụng các loại chứng từ sau:

- Chứng từ hàng tồn kho: Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, phiếu xuất kho, nhập kho sản phẩm hàng hoá, bảng phân bổ công cụ dụng cụ.

- Chứng từ bán hàng: Bản thanh toán hàng đại lý, thẻ quầy hàng.

- Chứng từ lao động tiền lương: Giấy tạm ứng, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, …..

- Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghi tạm ứng, giấy thanh toán tam ứng,…..

- Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản kiểm kê, bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ,….

- Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty, mặc dù là một công ty vừa và nhỏ nhưng với khối lượng công việc tập trung khá lớn, với trình độ của các kế toán viên đồng đều và theo yêu cầu quản lý của công ty.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm.

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: + Chứng từ ghi sổ ; + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ; + Sổ cái + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Quy trình ghi sổ theo hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

Chứng từ kế toán

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ quỹ Sổ, thẻ kế

toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng

hợp chi tiết

BẢNG BÁO CÁO TÀI

CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế theo Sổ cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế và 5 ngày kế toán lập chứng từ ghi sổ một lần.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục từng tháng hoặc cả năm, có chứng từ kế toán đính kèm và phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ đợc dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng TK trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các TK trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các TK trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng TK trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng TK tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

2.5. Chế độ chứng từ, tài khoản và báo cáo kế toán trong Công ty

 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ kế toán

theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư số 138/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 5 chỉ tiêu: chỉ tiêu lao động tiền lương; chỉ tiêu hàng tồn kho; chỉ tiêu bán hàng; chỉ tiêu tiền tệ; chỉ tiêu TSCĐ và một số chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác, một số mẫu chứng từ có thể mang tính chất bắt buộc, một số mẫu mang tính chất hướng dẫn.

+ Lao động tiền lương: Bản chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thưởng, giấy đi đường, giấy xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, hợp đồng giao khoán, biên bản thanh lý hoặc nghiệm thu hợp đồng giao khoán, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

+ Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá, bảng kê mua hàng, bảng kê phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

+ Bán hàng: bảng thanh toán hàng, ký gửi,...

+ Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kê thu chi tiền,...

+ Tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.

+ Theo các văn bản pháp luật khác: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu xuất kho, vận chuyển,...

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, 3,...

Các tài khoản trên được sử dụng theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình tự kế toán và các chuẩn mực kế toán bán hàng.

 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Để giúp đơn vị quản lý hạch toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý kế toán, hiện nay công ty đã và đang áp dụng hình thức kế toán ghi sổ nhật ký chứng từ với các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo kế toán theo hệ thống báo cáo của nhà nước.

Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để cho ra sản phẩm cuối cùng là hệ thống báo cáo tài chính.

Các sổ sách sử dụng:

- Sổ tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng phân bổ, bảng kê, sổ kế toán chi tiết kế toán ghi vào sổ tổng hợp. Sổ tổng hợp trong công ty bao gồm:

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Sổ cái: Công ty mở chi tiết cho tất cả các tài khoản mà công ty sử dụng.

- Sổ chi tiết:

+ Sổ chi tiết TSCĐ + Sổ chi tiết thành phẩm

+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Sổ chi tiết các tài khoản

+ Sổ chi tiết phải thu của khách hàng + Sổ chi tiết thanh toán với người bán + Sổ chi tiết doanh thu

………

 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo Công ty, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

+) Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo tài chính năm được lập, gửi cho cục thống kê thành phố Vinh, các tổ chức tín dụng, cục thuế thành phố Vinh- Nghệ An.

Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ gồm có:

- Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B01-DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DNN - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN

Bên cạnh đó, phục vụ công tác quản trị điều hành và những yêu cầu đột xuất, Công ty tổng hợp số liệu tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại từng thời điểm và trong mỗi thời kỳ phù hợp.

2.6 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

2.6.1 Kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hương Giang

Do tính chất là công ty kinh doanh thương mại nên công ty cũng có những đặc trưng giống với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác đó là không có hoạt động sản xuất mà chỉ có hoạt động mua hàng hóa về sau đó bán ra nhằm mục đích kiếm lợi nhuận

Kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hương Giang thì có những đặc điểm khá khác so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác vì các mặt hàng ở đây chủ yếu là liên quan đến đồ điện dân dụng, điện tử, nội thất nhà ở…

Hàng hóa tại công ty được theo dõi và mở chi tiết Trong TK 156 để theo dõi

Ví dụ : Quạt senko được theo dõi trên TK 156 _ Senko

Chính vì được theo dõi chi tiết cụ thể như vậy nên công việc hạch toán của kế toán tại đơn vị khá dễ dàng và nhanh gọn, tránh sự sai sót không cần thiết

Các nghiệp vụ bán hàng tại đơn vị chủ yếu diễn ra dưới 2 hình thức là bán buôn và bán lẻ.

Và trong đó thì hình thức bán lẻ vẫn là hình thức diễn ra thường xuyên nhất tại công ty. Người mua hàng hóa dịch vụ là người sử dụng hàng hóa đó

Khi bán hàng thì kế toán chủ yếu sử dụng các loại chứng từ liên quan như :

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu xuất kho

- Phiếu thu ..

Hóa đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên trong đó 1 liên lưu tại cuống ( liên 1)

Liên 2 là giao cho người mua hàng hóa Liên 3 là liên luân chuyển sử dụng nội bộ Ví dụ :

Ngày 1/12/2013 xuất bán 35 chiếc quạt senko cho công ty TNHH Ngọc Ánh đơn giá 1.000.000đ ( giá bán chưa có thuế GTGT 10%). Công ty Ngọc Ánh chưa thanh toán. Do mua hàng với số lượng lớn nên công ty Ngọc Ánh được hưởng chiết khấu thương mại 2% trừ vào số tiền mà công ty phải trả Kế toán hạch toán:

+) giá vốn hàng bán

Nợ TK 632 : 35*900.000 =31.500.000 Có TK 156 : 31.500.000

+) ghi nhận doanh thu Nợ TK 131 : 38.500.000

Có TK 511 : 35*1.000.000=35.000.000 Có TK 333.1 : 3.500.000

+) phản ánh chiết khấu thương mại cho khách hàng Nợ TK 521 :770.000

Nợ TK 333.1: 77.000 Có TK 131 : 84.700.000

+) kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

- Kết chuyển chi phí Nợ TK 911:.31.500.000 Có TK 632 :31.500.000

- Kết chuyển doanh thu Nợ TK 511 :34.230.000

Có TK 911 : 34.230.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuế thu nhập doanh nghiệp tam tính Nợ TK 821 : 682.500

Có TK 3334 :682.500

- Kết chuyển lãi kinh doanh Nợ TK 911 :2.047.500

Biểu số 2.1 : Phiếu Xuất kho

Đơn vị: CÔNG TY CP DỊCH VỤ TM HƯƠNG GIANG

Số 41- Trần Phú- TP. Vinh- Nghệ An

Mẫu số: 02-VT

(Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng

BTC)

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 5tháng 12 năm 2013

Số : 01

Nợ TK 632: 4.500.000 Có TK 156: 4.500.000

- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Ngọc Ánh -Công ty TNHH Ngọc Ánh - Lý do xuất kho: Xuất bán - Xuất tại kho: Công ty

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thàn h tiền Theo chứng từ Thực Xuất A B C D 1 2 3 4

1. Quạt Senko SK 01 Chiếc 35 35 900.000 31.500.000

2.

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): ba mốt triệu năm trăm nghàn đông chẵn./. Số chứng từ kèm theo: 0

Ngày5 tháng 12 năm 2013

* Thẻ kho: Sau khi viết phiếu nhập kho, thủ kho viết thẻ kho để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật tư, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật tư, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.

Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật tư, hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách. Kế toán hàng hoá lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật tư, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

Theo định kỳ, kế toán hàng hoá xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

B iểu số 2.2 : Thẻ kho Đơn vị: CÔNG TY CP DỊCH VỤ TM HƯƠNG GIANG THẺ KHO Tháng 12 năm 2013 Mẫu số: S09-DNN (Theo số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

Tên quy cách hàng hoá: Quạt Senko Đơn vị tính: chiếc NT Chứng từ Diễn giải hàng Số lượng Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn 1 2 3 4 5 6 7 8 02/12 15/12 0 1 0 1 Số dư đầu kỳ: Nhập kho Xuất bán QSK QSK 50 35 Cộng 50 35 15

Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

Biểu số 2.3 : Hóa đơn GTGT

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao người mua

Ngày 05 tháng 12 năm 2013

Mẫusố:01 GTKT3/001 Ký hiệu: LV/2010B Số: 0069760 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HƯƠNG GIANG

Mã số thuế: 2900035892

Địa chỉ: Số 41 – Trần Phú- TP.Vinh- Nghệ An

Điện thoại: 0383.848.952

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Tên đơn vị: Công ty TNHH Ngọc Ánh Mã số thuế: 2900609357

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Trãi –TP.Vinh- Nghệ An

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số tài khoản: ………

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ Phần dịch vụ thương mại Hương Giang (Trang 44 - 114)