QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính phườngxã trên địa bàn huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng nội dung câu hỏi. Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát đều đóng vai trị quan trọng trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu. Trước khi đưa ra câu hỏi trong bảng khảo sát, tác giả trả lời những câu hỏi sau: “Câu hỏi này có cần thiết hay khơng?”, “Đối tượng khảo sát có hiểu câu hỏi khơng?”, “Họ có đủ thơng tin/khả năng để trả lời câu hỏi này không?”, “Họ có sẵn lịng trả lời câu hỏi này khơng?”.

Sau đó tác giả xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi. Phần mở đầu có phần giới thiệu tổng quát để đối tượng khảo sát nắm được thông tin tổng quát về bài nghiên cứu. Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được trả lời dưới hình thức tích vào đáp án sẵn có theo thang đo Likert 5 bậc.

Bảng câu hỏi sau khi hoàn thành, được tác giả thực hiện phỏng vấn thử một vài đối tượng khảo sát nhằm hoàn thiện và chỉnh sữa nếu có sai sót.

Sau cùng bảng câu hỏi hồn thành cuối cùng gồm 23 câu hỏi về 23 biến quan sát và 7 nhân tố độc lập.

3.2.2 Xác định kích thước mẫu

Có nhiều phương pháp xác định kích thước mẫu khác nhau. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi qui, phân tích nhân tố khám phá EFA, mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM…), độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong cùng một nghiên cứu, ta có thể vừa sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và EFA, khi đó mẫu sẽ được chọn theo nguyên tắc càng lớn càng tốt và nếu

Đối với phương pháp EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , m là số lượng câu hỏi trong bài. Với 23 câu hỏi trong bảng khảo sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 23*5=115.

Đối với phương pháp hồi qui tuyến tính, cơng thức kinh nghiệm thường dùng là: n  50  8 p, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; p là số lượng biến độc lập

trong mơ hình. Với 23 biến quan sát và 7 biến độc lập trong bảng khảo sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 50 +8*7 = 106.

Vì vậy để thỏa mãn cả 2 công thức trên, tác giả chọn điều tra trên số mẫu 115 quản lý, nhân viên kế toán đang làm việc tại các đơn vị hành chính xã/phường trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre là phù hợp. Nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 160 đối tượng, trong đó kết quả có 155 đối tượng phản hồi nhưng trong đó có 4 phiếu khơng hợp lệ, cịn lại 151 phiếu đạt yêu cầu tác giả đưa vào phân tích.

3.2.3 Xây dựng thang đo

Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo cho 7 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến CL TTKT như sau:

Nhân tố Môi trường pháp lý được đo lường thông qua 4 biến quan sát PL1, PL2, PL3, PL4 lần lượt có nội dung là: Luật ngân sách và các chính sách quản lý tài chính khu vực cơng; Chuẩn mực, chế độ kế tốn khu vực cơng; Cơ quan ban hành chuẩn mực, chế độ kế toán khu vực công; mục tiêu báo cáo tài chính rõ ràng.

Nhân tố mơi trường chính trị được đo lường thông qua 4 biến quan sát CT1, CT2, CT3, CT4 lần lượt có nội dung là: Sự dân chủ; Sự giám sát chặt chẽ của cơ quan, đơn vị giám sát; Áp lực từ việc bắt buộc phải cung cấp thơng tin BCTC đã kiểm tốn độc lập của các đơn vị thuộc khu vực công; quyền lực của đối tượng sử dụng thông tin.

Nhân tố Môi trường kinh tế được đo lường thông qua 2 biến quan sát KT1, KT2 lần lượt có nội dung là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các đơn vị hành chính phường/xã; Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Nhân tố môi trường giáo dục được đo lường thông qua 3 biến quan sát GD1, GD2, GD3 lần lượt có nội dung là: Trình độ của các chuyên gia, chuyên viên kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập; mức độ tiếp cận với sự phát triển kế tốn khu vực cơng trong khu vực và thế giới; mức độ tin học hố cơng tác kế tốn và tăng cường sử dụng công nghệ thông tin.

Nhân tố môi trường văn hóa được đo lường thông qua 3 biến quan sát VH1, VH2, VH3,VH4 lần lượt có nội dung là: Chủ nghĩa cá nhân và tham nhũng; Việc đấu tranh, địi hỏi quyền lợi được kiểm sốt tình hình thu chi NSNN, tình hình sử dụng tài chính cơng của cơng chúng; Quan điểm công khai hay bảo mật TTKT tại các đơn vị; Sự nghiêm túc chấp hành các quy đinh kế toán, chuấn mực đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp.

Nhân tố đào tạo bồi dưỡng nhân viên được đo lường thông qua 2 biến quan sát ĐTBD1, ĐTBD2 lần lượt có nội dung là nhân viên phải ln nâng cao trình độ về kế tốn; Đơn vị ln hỗ trợ việc ĐT & BD kiến thức về kế tốn đồng thời có kế hoạch và thực hiện ĐT & BD liên tục nhân viên và nhà quản lý.

Nhân tố Hệ thống thơng tin kế tốn của đơn vị được đo lường thông qua 3 biến quan sát HTTT1, HTTT2, HTTT3 lần lượt có nội dung là Hệ thống phương tiện kỹ thuật, Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, Hệ thống kiểm soát.

Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với các đo lường của chúng đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây.

Đề tài sử dụng thang đo Likert (quãng) 5 điểm (1: Hồn tồn khơng đồng ý – 2: Khơng đồng ý – 3: Khơng có ý kiến – 4: Đồng ý – 5: Hoàn toàn đồng ý)

3.2.4 Kiểm định thang đo

Để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, ta cần đánh giá sơ bộ và đánh giá chính thức thang đo. Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo và loại các biến không đạt yêu cầu, tác giả có các thang đo chính thức của các khái niệm nghiên cứu và tiến hành kiểm định chính thức thang đo.

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả dùng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra giá trị của các thang đo.

Sau đó để kiểm định giá trị thang đo, tác giả phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau) để loại bỏ nhân tố giả, đánh giá độ tin cậy đối với giá trị của các thang đo, khám phá (thang đo mới) và khẳng định (điều chỉnh thang đo đã có).

3.2.5 Kiểm định mơ hình, giả thuyết

+ Phân tích phương sai (ANOVA): điều kiện giá trị Sig <0.05 : ANOVA là

phương pháp phân tích phương sai được sử dụng để so sánh trung bình.

+ Kiểm định hệ số hồi quy: Khi kiểm định các biến thì sig < 0.05: Để xem xét và đánh giá tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Đánh giác các biến độc lập có mối tương quan và có ý nghĩa với chất lượng thơng tin kế tốn và có độ tin cậy. Đồng thời kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến, theo Hair &CTg 2006) nếu VIF > 10 có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến khơng có mối tương quan và khơng có ý nghĩa cải cách chế độ kế toán nhằm nâng cao chất lượng TTKT và khơng có độ tin cậy.

+ Mơ hình hồi quy bội:

Để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, nghiên cứu đưa ra mơ hình hồi quy bội gồm 7 yếu tố. Mơ hình hồi quy bội được xây dựng như sau:

CL: Chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre .

PL: Môi trường pháp lý CT: Môi trường chính trị KT: Mơi trường kinh tế VH: Mơi trường văn hóa GD: Mơi trường giáo dục ĐTBD: Đào tạo bồi dưỡng

HTTT: Hệ thống TTKT của đơn vị ε: Sai số

β0: Hệ số của mơ hình

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy trong mơ hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích, xác định, phân nhóm, kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng TTKT tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Kết quả kiểm định các nhân tố nào khơng liên quan thì tác giả loại bỏ không đề cập đến trong phần kiến nghị, các nhân tố nào có liên quan thì tuỳ theo mức độ ảnh hưởng tác giả sẽ tập trung đề xuất kiến nghị hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính phườngxã trên địa bàn huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)