Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo cam kết tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của môi trường làm việc, văn hóa học hỏi, chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo nhân viên, sự gắn kết nhân viên đến cam kết tổ chức tại các ngân hàng trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 50 - 51)

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan với biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.806

OC1 13.50 12.477 0.673 0.741 OC2 13.60 13.993 0.556 0.780 OC3 13.67 14.610 0.573 0.773 OC4 13.45 14.991 0.561 0.778 OC5 13.58 14.513 0.602 0.766

(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cam kết tổ chức sau khi kiểm định là: 0.806. Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Vì vậy biến quan sát OC1, OC2, OC3, OC4, OC5 sẽ giữ nguyên và được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Tóm lại, kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho kết quả như sau: có 4 biến WE1, WE2, WE3, WE4, được sử dụng để đo lường nhân tố “Môi trường làm việc”; có 5 biến OLC1, OLC2, OLC3, OLC4, OLC5, dùng để đo lường nhân tố “Văn hóa học hỏi trong tổ chức”, có 7 biến LMX1, LMX2, LMX3, LMX4, LMX5, LMX6, LMX7 dùng để đo lường nhân tố “Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên”, có 5 biến EE1, EE2, EE3, EE4, EE5 dùng để đo lường nhân tố “Sự gắn kết của nhân viên”, có 5 biến OC1, OC2, OC3, OC4, OC5 đo lường nhân tố “Cam kết tổ chức”.

Sau kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập và phụ thuộc bằng Cronbach’s Alpha, kết quả cho thấy trong tổng số 28 biến, loại 2 biến WE5, EE6 do không đạt u cầu. Sau đó 26 biến quan sát cịn lại sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập.

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện thông qua kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và kiểm định Bartlett’s. Bartlett’s Test được sử dụng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO được dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu có phù hợp với phân tích nhân tố hay khơng. Kiểm định KMO và kiểm định Barlett’s cho biến quan sát gồm: WE1, WE2, WE3, WE4; OLC1, OLC2, OLC3, OLC4, OLC5; LMX1, LMX2, LMX3, LMX4, LMX5, LMX6, LMX7, EE1, EE2, EE3, EE4, EE5. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn

Mộng Ngọc (2010) thì giá trị giá trị 0.5<KMO<1 có nghĩa là phân tích nhân tố

là thích hợp và Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thiết H0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của môi trường làm việc, văn hóa học hỏi, chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo nhân viên, sự gắn kết nhân viên đến cam kết tổ chức tại các ngân hàng trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)