Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa 15-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi (Trang 27 - 29)

Hoạt động thực thi sau bảo hộ bằng hai hình thức chủ động và bị động như đã nêu trong phần 2.1.4 thì hình thức bị động chủ yếu do cấp Trung ương là Cục SHTT tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại. Hình thức chủ động trong cơng tác phịng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được triển khai bởi hai lực lượng chủ yếu là Thanh tra Sở KHCN, lực lượng QLTT, Cảnh sát kinh tế và Hải Quan.

Trường hợp chủ thể phát hiện xâm phạm và làm đơn khiếu nại yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, chủ yếu do Cục SHTT là cơ quan cấp chứng nhận bảo hộ NHHH xử lý. Theo báo cáo thường niên hoạt động Sở hữu trí tuệ, năm 2015 Cục SHTT tiếp nhận 158 khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu và xử lý 1.450 vụ xâm phạm về NHHH với tổng số tiền xử lý 12.426.159.000 đồng. Năm 2014, Cục SHTT tiếp nhận và xử lý 106 đơn khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu, xử lý 1.082 vụ vi phạm về NHHH với tổng số tiền xử lý là 15.223.701.000 đồng. Phần lớn các đơn khiếu nại được xử lý liên quan về việc sử dụng nhãn hiệu trùng lắp, gây nhầm lẫn, hoặc xâm phạm quyền sở hữu do chủ thể khiếu nại (xem Biểu đồ 3.1 và Phụ lục 3).

Biểu đồ 3.1 Số vụ vi phạm về NHHH từ 2010-2015

Hiện nay chưa có dữ liệu thống kê một cách cụ thể và đầy đủ về tổng số vi phạm, giá trị hàng hóa xâm phạm, nhóm hàng hóa xâm phạm. Các dữ liệu thơng tin về kết quả thực thi của một số lực lượng chức năng thể hiện trong báo cáo hoạt động hàng năm riêng lẻ từng ngành mà chưa có dữ liệu tổng hợp chung.

Theo báo cáo của Cảnh sát kinh tế năm 2015, toàn ngành phát hiện 560 vụ xâm phạm quyền sở hữu, khởi tố hình sự 38 vụ vi phạm. Tiêu biểu một số mặt hàng phát hiện nhái giả nhãn hiệu đã được bảo hộ như phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda với trị giá vi phạm 500 triệu đồng, xử phạt hành chính 1,5 tỷ đồng. Hoặc một số mặt hàng nội thất xâm phạm giả, nhái nhãn hiệu INAX, American Standard; Viglacenra với hơn 5.000 tấn hàng nhái tổng giá trị hàng xâm phạm khoảng 1 tỷ đồng.

Trong năm 2014, toàn ngành QLTT đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 17.396 vụ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu với tổng mức xử phạt 57,6 tỷ đồng trong đó giá trị hàng hóa làm giả, xâm phạm là 35,9 tỷ đồng. Trong năm 2015, tổng số vụ kiểm tra và xử lý là 16.876 vụ với tổng mức tiền xử phạt 53,2 tỷ đồng và giá trị hàng hóa vi phạm là 41,4 tỷ đồng. Kết quả thanh, kiểm tra năm 2012 của Thanh tra ngành KHCN, có đến 36/69 đơn vị có hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp về nhãn hàng hóa và bị xử lý vi phạm hành chính. Tổng số tiền xử phạt là 859 triệu đồng, đồng thời yêu cầu khắc phục đối với 25.703 sản phẩm có dấu hiệu gây nhầm lẫn; buộc tiêu hủy 7.462 sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ KHCN đã phối hợp với Cục QLTT xử lý 9.556 trường hợp và với lực lượng cảnh sát điều tra xử lý 36 trường hợp vi phạm bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Năm 2013 thanh tra cũng đã tiến hành xử lý 13.037 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm sở hữu nhãn hiệu hàng hóa. Năm 2015, xử lý 40 vi phạm với tổng mức xử phạt trên 1,6 tỷ đồng và tiêu hủy hàng ngàn sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu “HERMES”, “CHARLES&KEITH”; “PEDRO”; v.v. Đối với ngành Hải quan, trong năm 2012 tiếp nhận và xử lý 101/106 đơn yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với gần 300 nhãn hiệu bị xâm phạm các loại. Kết quả xử lý gồm 101 vụ với số tiền xử phạt hành chính khoảng 300 triệu đồng, năm 2013 là xử lý 120 đơn yêu cầu và xử lý số hàng hóa lên đến hàng triệu sản phẩm đối với các mặt hàng rượu 10.110.000 chai, mỹ phẩm 300.000 sản phẩm.

 Như vậy, hoạt động thực thi sau bảo hộ được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện và áp dụng các biện pháp để xử lý vi phạm. Trong đó, số vụ vi phạm và hàng hóa xâm phạm với quy mơ lớn lên đến hàng trăm ngàn sản phẩm được các cơ quan chức năng

phát hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực SHTT thì các kết quả về phát hiện vi phạm theo báo cáo chưa phản ánh đầy đủ thực tế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu NHHH đang xảy ra trên thị trường hàng hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)