Đánh giá theo ROCCIPI 17

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi (Trang 29)

Như đã đề cập trong phần 2.3, phần này sẽ xem xét các yếu tố tác động của biện pháp hành chính đối với hoạt động thực thi sau xác lập bảo hộ quyền sở hữu NHHH thơng qua 7 khía cạnh của Bộ tiêu chí ROCCIPI.

Nhóm các yếu tố khách quan trong bộ tiêu chí ROCCIPI 3.2.1 Luật lệ (Rules)

Luật lệ là những quy định trong luật và những quy tắc ứng xử xã hội. Do đó để đảm bảo việc thực thi đòi hỏi các dựa trên nền tảng cơ sở pháp luật để ban hành có đủ đáp ứng thực tế, cơ sở thực tiễn. Tiêu chí này xem xét các quy định của Luật, quy tắc xã hội có đủ rõ ràng để thực thi hay khơng.

3.2.1.1 Xem xét tính rõ ràng của Luật

Hiện tại các văn bản liên quan để đáp ứng việc thực thi bảo hộ quyền SHTT đã được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như: Luật số 50/2005/QH11 về SHTT và Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT có quy định về đối tượng được bảo hộ, các hành vi xâm phạm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, v.v.

Trường hợp bị xâm phạm quyền bảo hộ, chủ thể sử dụng biện pháp để can thiệp. Trong đó biện pháp hành chính được can thiệp xử lý phụ thuộc vào chức năng của mỗi cơ quan thực thi. Các tỉnh, thành phố đều áp dụng chung hệ thống pháp luật này. Các chức năng, nhiệm vụ của từng ngành do UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt (xem phụ lục 4).

Theo ông TL – Trưởng phòng SHTT tỉnh X đánh giá về các quy định liên quan về thực thi bảo hộ NHHH bằng biện pháp hành chính được quy định rõ ràng trong một văn bản thống nhất, cụ thể Nghị định 99/2013/NĐ-CP như hành vi vi phạm, mức xử lý hành chính, biện pháp áp dụng (Tác giả phỏng vấn).

 Như vậy, các quy định pháp Luật về bảo hộ và thực thi bảo hộ bằng biện pháp hành chính như các hành vi vi phạm, các mức xử lý, thẩm quyền xử lý được quy định tập trung trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

3.2.1.2 Xem xét tính ngăn chặn hay khuyến khích hành vi của Luật

Hàng hóa với nhiều tính năng cơng dụng khác nhau, có những mặt hàng chỉ khi người sử dụng mới phân biệt được hàng chất lượng hay khơng, có những mặt hàng rất khó phân biệt được ngay cả khi sử dụng hoặc để thời gian dài mới nhận biết được. Chẳng hạn như các mặt hàng về lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên mức xử lý hiện nay khơng có phân biệt nhóm hàng hóa xâm phạm nên một số mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng gây tổn thất nặng thì mức xử phạt này không đủ ngăn chặn hành vi xâm phạm (xem Hộp 3.1 và Phụ lục 2).

Hộp 3.1: Các mức xử lý vi phạm

Nguồn: Tác giả tự vẽ.

Theo ông ĐT – Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Y, biện pháp xử lý hành chính có quy định mức phạt cảnh cáo với hành vi xâm phạm về NHHH theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP khi giá trị hàng hóa vi phạm dưới 3 triệu đồng (Khoản 1, Điều 11). Biện pháp này không tương xứng với hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Thực tế hiện nay tại Việt Nam, hình thức kinh doanh mua bán theo dạng bán lẻ, tiểu thương, tạp hóa, nên số lượng hàng hóa xâm phạm khi phát hiện có tổng giá trị thấp. Trong khi phương thức quản lý nhà nước

Cảnh cáo (vi phạm dưới 3 triệu) Bán, chào hàng, vận chuyển, đặt hàng Thấp nhất Thẩm quyền cấp tỉnh Phạt tiền (vi phạm là tổ chức) 500.000VNĐ 100 triệu 250 triệu Cao nhất Thẩm quyền cấp Trung ương Biện pháp xử lý kèm theo

Tịch thu, tiêu hủy Tạm ngưng kinh doanh

Điều tra, khởi tố Hành vi

Giá trị vi phạm

theo dạng kiểm soát trong khâu mua bán là chủ yếu. Các hàng hóa xâm phạm khơng loại trừ từ các mặt hàng thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm, đến các sản phẩm may mặc, hàng tiêu dùng, từ những hàng hóa có giá trị thấp đến giá trị cao. Một số các mặt hàng thực phẩm tuy có giá trị khơng cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dùng hoặc các mặt hàng nông nghiệp gây thiệt hại rất lớn đến mùa vụ nhưng cũng áp dụng theo giá trị hàng hóa và hành vi vi phạm này (tác giả phỏng vấn).

Các cơ quan hành chính thực thi bảo vệ quyền sở hữu NHHH cho chủ thể chủ yếu bằng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, tổ chức thực hiện riêng lẻ hay phối hợp hiện chưa có sự khác biệt đáng kể so với các hoạt động kiểm tra thông thường khác.

 Như vậy, việc khơng phân biệt các nhóm hàng hóa vi phạm, các mức xử phạt hành chính theo đánh giá của chun gia thực thi thì mức xử phạt đang áp dụng hiện nay cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH như cảnh cáo hoặc mức phạt tiền chưa tương xứng với hành vi vi phạm. Do đó chưa đảm bảo ngăn chặn được tình trạng xâm phạm.

3.2.1.3 Xem xét các quy định của Luật giải quyết được nguyên nhân thực hiện hành vi vi phạm

Có nhiều nguyên nhân thực hiện hành vi vi phạm, và xuất phát từ nhiều phía:

(1) Về phía người vi phạm: có nhiều ngun nhân, trong đó có hai ngun nhân chính. Thứ nhất người vi phạm khơng biết mình vi phạm. Theo ơng HL – thanh tra Sở KHCN

tỉnh X, tại Việt Nam kênh phân phối phổ biến nhất vẫn là các đại lý bán lẻ, tạp hóa, tiểu thương tại chợ với phương thức kinh doanh dạng hộ gia đình và khơng biết được các quy định pháp luật nhà nước cũng như khơng phân biệt được hàng hóa đã được bảo hộ NHHH hay không, không phân biệt được hàng nhái, giả NHHH (Tác giả phỏng vấn).

Thứ hai người vi phạm biết bị vi phạm nhưng lợi nhuận đem lại từ việc sản xuất, kinh

doanh hàng nhái, giả nhãn hiệu đem lại lợi nhuận lớn. Phương thức kiểm sốt hàng hóa của các cơ quan chức năng hiện nay chủ yếu kiểm tra trực tiếp tại các điểm mua bán ngồi thị trường, rất ít kiểm sốt hình thức mua bán qua mạng, thêm vào đó mức xử lý vi phạm hành chính thấp. Các kết quả xử lý vi phạm được báo cáo chưa phản ánh hết thực tế của thị trường về hàng giả, xâm phạm quyền. Biện pháp áp dụng kèm theo như tịch thu hay đình chỉ kinh doanh chưa thực sự răn đe. Thêm vào đó việc thành lập cơ sở, DN mới theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Điều 52 thì quy trình thủ tục đơn giản (điền theo mẫu đăng ký, chứng minh nhân dân người đại diện, hộ khẩu, hợp đồng địa điểm kinh doanh,…) và

được cấp chứng nhận đăng ký trong vòng 5 ngày, nên các đối tượng vi phạm dễ dàng thành lập DN mới nếu áp dụng biện pháp cao nhất là ngưng kinh doanh kèm theo.

(2) Về phía cơ quan quản lý: Hoạt động thanh, kiểm tra đối với lĩnh vực SHTT được triển

khai theo hai hình thức. Thứ nhất là theo kế hoạch năm đã được lập; thứ hai là kiểm tra đột xuất theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên hay từ phía DN bị xâm phạm yêu cầu. Việc kiểm soát này do nhiều cơ quan khác nhau, trong đó lực lượng QLTT, Thanh tra Sở KHCN, Cảnh sát kinh tế là chủ yếu nhưng nguồn lực thực thi còn hạn chế.

Chẳng hạn trong suốt giai đoạn từ năm 2012 – 2015 hoạt động thực liên quan đến SHTT tại tỉnh X do thanh tra Sở KHCN kiểm tra là 105 vụ, Chi cục QLTT kiểm tra 133 đơn vị. Cục Hải quan nhận được 96 trường hợp can thiệp bằng biện pháp xuất nhập khẩu tuy nhiên không phát hiện trường hợp nào. Tổng số vụ vi phạm quyền sở hữu NHHH là 128 vụ với tổng số tiền xử phạt cho cả giai đoạn này là 886.200.000 đồng

Nguồn: Báo cáo số 12/BC-SKHCN ngày 18/3/2016 Kết quả của cả nước ở giai đoạn này tổng số vụ xâm phạm là 5.695 vụ với tổng số tiền xử phạt là 49.491.175.000 đồng. Với số vụ phát hiện xâm phạm và các mức xử phạt hành chính áp dụng được tính theo giá trị hàng hóa vi phạm, hành vi vi phạm cịn thấp.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Như vậy có nhiều nguyên nhân gây ra vi phạm NHHH như người vi phạm khơng biết mình bị vi phạm, hoặc biết nhưng vẫn chấp nhận do nhiều nguyên nhân, trong đó hạn chế về phân biệt, nhận dạng hàng hóa của người kinh doanh; cùng với biện pháp xử phạt hành chính chưa đủ răn đe. Do đó các quy định chưa giải quyết được nguyên nhân thực hiện hành vi xâm phạm NHHH.

3.2.1.4 Xem xét trách nhiệm giải trình của những cơ quan thực thi

Việc thực thi hoạt động bảo hộ quyền sở hữu được quy định tại Luật Số 50/2005/QH11 và Luật số 36/2009/QH12, về phân công trách nhiệm thực hiện giữa các cơ quan chức năng. Việc thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan được triển khai dưới hai hình thức (i) Theo kế hoạch hoạt động đã định sẵn, (ii) đột xuất khi có yêu cầu từ cơ quan cấp trên hay từ phía chủ thể. Đánh giá các hoạt động triển khai thực hiện dưới hình thức báo cáo năm, báo cáo định kỳ và được thể hiện chung thông qua dữ liệu báo cáo hoạt động Sở hữu trí tuệ thường niên hàng năm do Cục SHTT thể hiện. Theo nội dung phỏng vấn ơng TL – Trưởng phịng SHTT, Sở KHCN tỉnh X thì cơng tác thực thi của Đồn 168 với mục tiêu chính của đồn là tun truyền và hướng dẫn, do đó Đồn 168 khơng có chủ trương

“nhắm đến các đối tượng vi phạm”, mà chủ yếu là nhắm đến các đối tượng có các hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan nhiều đến sở hữu công nghiệp (tác giả phỏng vấn).

 Như vậy, trách nhiệm giải trình trong hoạt động thực thi của các cơ quan chưa được quy định cụ thể. Đồng thời hoạt động thực thi không chịu sự kiểm soát cũng như phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi. Điều này phần nào hạn chế hiệu quả thực thi của các cơ quan chức năng.

3.2.1.5 Xem xét tính mở rộng hay hạn chế quyền tự do lựa chọn của các bên liên quan

Theo quy định Luật Số 50/2005/QH11 và Luật số 36/2009/QH12 thì khi chủ thể bị xâm phạm quyền có thể lựa chọn các hình thức can thiệp phù hợp như (i) tự thương lượng, hòa giải, (ii) dân sự, (iii) hình sự, (iv) hành chính. Quyền sở hữu NHHH là quyền dân sự do đó chủ thể có thể yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp hay không. Các biện pháp can thiệp được mở rộng và chủ thể không bị hạn chế quyền lựa chọn biện pháp áp dụng. Kết quả khảo sát của tác giả về lựa chọn biện pháp can thiệp khi bị xâm phạm thì hình thức lựa chọn hịa giải, tự thương lượng là cao nhất chiếm 60%, kế đến là biện pháp hành chính chiếm 26% (xem Biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Lựa chọn biện pháp can thiệp của DN khi bị xâm phạm

Nguồn: Tác giả tự vẽ.

 Như vậy, các DN được mở rộng quyền tự do lựa chọn hình thức can thiệp khi bị xâm phạm NHHH đã được bảo hộ. Kết quả khảo sát cho thấy các DN lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của DN.

3.2.2 Cơ hội (Opportunity)

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ và dịch vụ như dễ dàng đặt in nhãn hiệu, bao bì tương tự như các mẫu có sẵn trên thị trường. Do đó có nhiều cơ hội để các đối tượng dễ dàng làm nhái, giả các bao bì hàng hóa đã được bảo hộ quyền với nhiều phương thức thực hiện khác nhau. Chẳng hạn như sang, chiết vào vỏ đựng sản phẩm của các hàng hóa đã được bảo hộ; hoặc gắn tem, nhãn hiệu giả mạo các NHHH đã được bảo hộ; đặt hàng gia công nơi khác và nhập về gắn tem nhãn rồi đưa ra thị trường, v.v. Chẳng hạn như trường hợp vi phạm nêu trong Hộp 3.2. Để làm rõ hơn vấn đề, Tác giả liên hệ với các cơ sở in gia cơng bao bì, nhãn hiệu để thực hiện đặt hàng in các mẫu mã bao bì của các mặt hàng có nhãn hiệu đã được bảo hộ. Phương thức đặt hàng đơn giản bằng việc cung cấp mẫu bao bì sẵn, thỏa thuận giá cả và số lượng đặt in. Trong vịng 3-5 ngày sẽ hồn thành hợp đồng với giá trị từ 2-5 triệu đồng.

Hình thức thương mại của nước ta ngày càng đa dạng, việc kinh doanh khơng chỉ dưới hình thức mua bán tại các đại lý, các điểm bán hàng thông thường mà ngày càng phát triển dưới dạng kinh doanh qua mạng. Lợi thế của việc kinh doanh qua mạng đem lại ưu thế vượt trội trong thời đại hiện nay như: kinh doanh 24/24 giờ trong ngày, giảm chi phí mặt bằng, chi phí thuê nhân viên và quan trọng hơn là ít chịu sự kiểm sốt của cơ quan quản lý. Do đó hình thức giao dịch mua bán qua mạng này thuận tiện và hầu như là lựa chọn cho cả những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống không chỉ thông qua mạng lưới phân phối. Việc kinh doanh ít chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước nên dễ dàng tạo điều kiện cho các mặt hàng xâm phạm quyền có mặt khắp nơi trong cả nước. Để có góc nhìn khách quan hơn về cơ hội để đưa các mặt hàng xâm phạm nhãn hiệu ra ngoài thị trường, tác giả đã liên hệ để trở thành đại lý phân phối một số mặt hàng đã được bảo hộ như: túi xách, mắt kính, mỹ phẩm, quần áo của một số nhãn hàng nổi tiếng. Với phương thức kinh doanh đơn giản như trở thành đại lý phân phối với số vốn ban đầu từ 5-10 triệu đồng và lợi nhuận đem lại là 30-60% tổng vốn, hoặc kinh doanh dưới dạng cộng tác viên với lợi nhuận trung bình từ 15-25% tùy mặt hàng và tùy đầu mối cung cấp. Qua đó cho thấy, cơ hội để thực hiện các hành vi và lợi nhuận đem lại rất lớn từ việc đưa các hàng hóa xâm phạm ra thị trường là rất lớn.

Trường hợp vi phạm đối với mặt hàng nước mắm giả nhãn hiệu Nam Ngư đã được Công ty Cổ phần tiêu dùng Masan bảo hộ. Đối tượng vi phạm là ông Trường Hải tại tỉnh Đồng Nai đã sử dụng các thành phần pha chế thành nước mắm và sang chiết vào chai nước mắm Nam Ngư 3 trong 1, Nam Ngư đệ nhị đã qua sử dụng với nhiều dung tích khác nhau.

Nguồn: Báo Đồng Nai

Ngày 15-6-2014, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 Hà Nội phát hiện xe chở hơn 2.000 bóng đèn huỳnh quang compact giả mạo nhãn hiệu Rạng Đông xuất xứ Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc một cách rất tinh vi. Về cảm quan, bóng đèn giả bị thu giữ trông giống gần như 100%. Chỉ khi đại diện công ty mở hộp kiểm tra sản phẩm mới phát hiện bảng, mạch, công nghệ khác nhau, chứ chỉ qua mẫu bao bì khơng thể nào phát hiện được.

Nguồn: http://vietq.vn

Hàng hóa đáp ứng các quy định pháp luật được tự do lưu thông trên thị trường. Với phương thức kiểm soát của các cơ quan chức năng hiện nay chủ yếu là kiểm soát trên thị trường mà chưa quản lý trong sản xuất. Tuy nhiên lực lượng kiểm soát này còn hạn chế nguồn lực để thực thi. Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó bao gồm NHHH được thực thi chủ yếu bởi 2 đoàn kiểm tra: Đoàn 168/ĐP kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm phạm quyền SHTT và Đồn 389/ĐP Đồn kiểm tra liên ngành phịng chống hàng gian, giả, gian lận thương mại. Trong khi số vụ kiểm tra do 2 đồn này cịn ít và được phân bổ đều tại nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Hàng hóa phát hiện nhái, giả, xâm phạm quyền lại có xuất xứ từ nhiều nơi khác nhau, kể cả trong nước hoặc nhập khẩu. Nhưng biện pháp quản lý tại cửa khẩu vẫn đang là thách thức đối với ngành Hải quan và lực lượng kiểm soát biên giới. Chẳng hạn trong suốt giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong nước bằng biện pháp hành chính từ chính sách đến thực thi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)