Quyền hưởng cổ tức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số tại việt nam, một phân tích so sánh (Trang 42 - 57)

Chương IV Quyền cơ bản của cổ đông liên quan đến bảo vệ cổ đông thiểu số

4.3. Các quyền liên quan đến dòng tiền

4.3.1. Quyền hưởng cổ tức

4.3.2. Quyền duy trì tỷ lệ sở hữu

34

4.1. Giới thiệu

Chương III trình bày tổng quan các văn bản pháp lý, chức năng quản lý của UBCKNN, vai trị của các định chế tài chính và nhà đầu tư cá nhân. Chương IV tập trung phân tích các quyền cơ bản của cổ đơng liên quan đến bảo vệ cổ đông thiểu số. Các quyền của cổ đông về thực chất được chia thành hai loại cơ bản, đó là các quyền liên quan đến quản lý và các quyền liên quan đến dòng tiền. Trong cấu trúc sở hữu tập trung, cổ đơng kiểm sốt thuộc nhóm quản lý điều hành, nên những hành vi của họ có thể gây tổn hại đến lợi ích của nhóm thiểu số. Vì vậy, khi đề cập đến quyền của cổ đơng chính là nói đến cổ đơng thiểu số. Về lý thuyết, quyền của cổ đông thiểu số được quy định trong luật và ban quản lý điều hành (nhóm cổ đơng kiểm sốt) phải có trách nhiệm tuân thủ. Khi có sự vi phạm, nhóm thiểu số có quyền yêu cầu nhóm cổ đơng kiểm sốt thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong nghiên cứu này, quyền cơ bản của cổ đông thiểu số theo quy định của Việt Nam sẽ được so sánh với quy định của Thái Lan và Hoa Kỳ (bang Delaware). Mục tiêu là để tìm thấy sự khác biệt và mục đích của nó là học hỏi những quy định về quyền của cổ đông thiểu số từ hai thể chế pháp lý này.

4.2. Các quyền liên quan đến quản lý

Về phương diện pháp lý, các cổ đơng, bất kể đó là cổ đơng kiểm sốt hay cổ đơng thiểu số, đều có các quyền như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, nhóm cổ đơng kiểm sốt và ban quản lý là nhóm điều hành hoạt động của cơng ty, nên họ có nhiều lợi thế hơn so với nhóm thiểu số. Các nhóm quyền quản lý của cổ đơng bao gồm: quyền tham dự ĐHCĐ, quyền bầu thành viên HĐQT, và quyền thông qua các quyết định quan trọng.

4.2.1. Quyền tham dự Đại hội cổ đông

Quyền tham dự ĐHCĐ là quyền cơ bản cho tồn bộ cổ đơng cơng ty cổ phần. Kết thúc năm tài chính, các cơng ty bắt buộc phải tổ chức ĐHCĐ thường niên để thông qua các quyết định quan trọng như chia cổ tức, chọn lựa đơn vị kiểm tốn báo cáo tài chính, thơng qua báo cáo tài chính hàng nằm, kế hoạch kinh doanh cho năm kế tiếp, và các vấn đề quan trọng khác. Ngồi ra, Trong trường hợp cần thiết, ĐHCĐ có thể được tổ chức bất thường.

35

Trước khi diễn ra ĐHCĐ, người triệu tập cuộc họp phải gửi thông báo mời họp kèm nội dung chương trình và các tài liệu liên quan đến cổ đông. Luật doanh nghiệp 2005, bắt buộc công ty phải gửi thư đảm bảo và nếu cơng ty có trang web thì phải đồng thời cơng bố trên

trang web của công ty59. Một cơng ty cổ phần đại chúng thường có hàng nghìn cổ đơng,

việc gửi cả thư mời họp và tài liệu sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho cơng ty. Vì vậy, VCL đã sửa đổi vấn đề này bằng cách chỉ bắt buộc gửi thư mời trực tiếp đến địa chỉ cổ

đông đã đăng ký, các tài liệu liên quan có thể đăng tải lên trang web của cơng ty60. Mặc dù

là một quyền cơ bản, tại Việt Nam, nhiều công ty cổ phần đại chúng đã không gửi thư mời

họp đến những cổ đông thiểu số61. Có cơng ty cịn quy định, những cổ đơng nào nắm giữ

số lượng cổ phần ở một mức nhất định mới đươc tham dự ĐHCĐ62.

Trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp, cổ đông, đặc biệt là cổ đơng thiểu số, có thể ủy quyền tham dự của mình cho người khác. Luật doanh nghiệp 2014 quy định khi cổ đông gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư (bao gồm email) hoặc fax được xem

là đã tham dự ĐHCĐ63. Ngồi ra, cổ đơng cũng có thể tham dự ĐHCĐ trực tuyến hoặc có

thể bỏ phiếu điện tử64 thơng qua hệ thống phần mềm. Trước đó, Luật doanh nghiệp 2005

chưa quy định những vấn đề này.

Sự thay đổi xảy ra để phù hợp với sự phát triển của TTCK và tạo thuận lợi cho công ty cổ phần đại chúng trong q trình tổ chức ĐHCĐ. Trước khi VCL có hiệu lực, nhiều cơng ty cổ phần đại chúng không thể tổ chức ĐHCĐ thành công lần đầu tiên, do nhiều cổ đơng khơng tham dự Đại hội. Có nhiều lý do cho vấn đề này, có thể vì khoảng cách địa lý khá xa, nhiều cổ đơng rất khó để tham dự hoặc họ không quan tấm đến việc tham dự ĐHCĐ.

59 Điều 10, khoản 2, Luật doanh nghiệp 2005.

60 Điều 139, khoản 4, VCL.

61 Bảo vệ cổ đơng nhỏ: Nhìn từ một đại hội cổ đơng trái luật, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-- -kinh-doanh/bao-ve-co-dong-nho-nhin-tu-mot-dai-hoi-co-dong-trai-luat-26353.html. Truy cập ngày 26/03/2018, vào lúc 12h.

62 Sơn Á Đông: Cổ đông nhỏ tố bị xem thường, http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/son-a-dong-co-dong- nho-to-bi-xem-thuong-185172.html. Truy cập ngày 26/03/2018, vào lúc 12h 15’.

63 Điều 140, khoản 2 (d), VCL.

36

Ngoài ra, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, ĐHCĐ chỉ được tiến hành khi tỷ lệ

tham dự đạt 65%65 trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Thực tế cho thấy, với tỷ lệ

như vậy, nhiều công ty cổ phần đại chúng đã không thể tổ chức ĐHCĐ lần đầu tiên thành

công và phải tổ chức lần hai. Tỷ lệ tham dự lần hai theo Luật doanh nghiệp 2005 là 51%66.

Nếu lần thứ hai vẫn không đạt tỷ lệ tham dự, trong trường hợp này, ĐHCĐ lần thứ ba sẽ

được tiến hành mà không phụ thuộc vào tỷ lệ tham dự67. Tuy nhiên, VCL quy định tỷ lệ

tham dự lần đầu tiên chỉ còn 51% và lần hai là 33%. Các nhà làm luật68 và chuyên gia lý

giải điều này là để phù hợp với thông lệ quốc tế và giải quyết tình trạng khó khăn khi nhiều

cơng ty trong giai đoạn 2008 – 2014 không thể tổ chức ĐHCĐ lần đầu tiên69.

Quy định tỷ lệ tham dự tối thiểu để tổ chức ĐHCĐ theo Luật doanh nghiệp hiện hành70 của

Việt Nam khác với quy định Luật công ty đại chúng Thái Lan (PLCA)71. Theo PLCA,

ĐHCĐ sẽ được thực hiện nếu số lượng cổ đông tham dự tối thiểu là 25 người hoặc khơng

ít hơn một nửa của tổng số cổ đông72 và trong cả hai trường hợp, số lượng cổ phần phải

đảm bảo ít nhất là 1/3 tổng số lượng cổ phần có quyền biểu quyết73. Sau một giờ kể từ thời

điểm thơng báo họp chính thức, số cổ đơng tham dự không đủ theo quy định, cuộc họp ĐHCĐ có thể bị hủy bỏ. Thơng báo cuộc họp sẽ tiếp tục được gửi đến cổ đông trước 7

ngày kể từ ngày cuộc họp lần hai được tổ chức74. Cuộc họp ĐHCĐ sẽ được thực hiện bất

kể số lượng cổ đông tham dự hoặc số cổ đông đại diện tỷ lệ sở hữu tối thiểu75. Trên thực

tế, các công ty cổ phần đại chúng Việt Nam cũng tương tự như Thái Lan, có cấu trúc sở

65 Điều 102, khoảng 1, Luật doanh nghiệp 2005.

66 Điều 102, khoảng 3, Luật doanh nghiệp 2005.

67 Điều 103, khoảng 3, Luật doanh nghiệp 2005.

68 Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật doanh nghiệp sửa đổi, số 166/TTr-CP, ngày 22/05/2014.

69 65% hay 51%, https://doanhnhansaigon.vn/tai-chinh-chung-khoan/65-hay-51-1029983.html. Truy cập ngày 26/03/2018, vào lúc 12h 48’.

70 Luật doanh nghiệp 2005.

71 Điều 103, PLCA.

72 Số lượng người và cổ đơng tham dự là khác nhau, vì một người có thể đại diện cho nhiều cổ đơng.

73 Điều 103, PLCA.

74 Điều 103, PLCA – Article 103, Public Limited Company Act (1992) Thai (amended).

37

hữu tập trung76. Một vài cá nhân hoặc thành viên gia đình kiểm sốt tồn bộ hoạt động của

cơng ty. Vì vậy, u cầu tỷ lệ tối thiểu 33% để có thể tổ chức ĐHCĐ lần hai theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam có thể sẽ khơng cần thiết.

Theo quy định của PLCA, cổ đơng có thể ủy quyền tham dự của mình cho người khác, trong trường hợp khơng thể tham dự ĐHCĐ. Hình thức ủy quyền phải được lập thành văn bản và được trình cho người được chỉ định trước hoặc trong ngày diễn ra cuộc họp. Biểu mẫu ủy quyền do công ty quy định và nội dung ủy quyền phải bao gồm: số lượng cổ phần nắm giữ, tên người được ủy quyền, và số thông báo về cuộc họp. Người được ủy quyền sẽ

thay mặt người ủy quyền biểu quyết tại cuộc họp77. Cũng theo PLCA, cuộc họp ĐHCĐ có

thể được tổ chức tại địa phương cơng ty đặt trụ sở chính hoặc các tỉnh lân cạnh, trừ khi

Điều lệ công ty có quy định khác78. Trong khi đó, VCL khơng quy định cụ thể nơi tổ chức

ĐHCĐ và liệu rằng cơng ty có thể chỉ tổ chức ĐHCĐ thơng qua hình thức trực tuyến hay khơng.

Tại Hoa Kỳ, khơng có Luật cơng ty thống nhất, mỗi bang sẽ có Luật cơng ty khác nhau. Do nhiều công ty được đăng ký tại bang Delaware, nên Luật công ty bang Delaware (DGCL) được sử dụng để nghiên cứu so sánh. DGCL quy định cơng ty cổ phần có thể tổ chức ĐHCĐ tại bất kỳ bang nào trên lãnh thổ Hịa Kỳ. Ngồi ra, trong trường hợp cần thiết, cơng ty có thể tổ chức ĐHCĐ dưới hình thức trực tuyến, hoặc vừa tổ chức trực tiếp

và trực tuyến79. Một vấn đề quan trọng, cấu trúc sở hữu của các công ty Hoa Kỳ khá phân

tán, các cổ đông chỉ sở hữu một tỷ lệ rất nhỏ, nếu yêu cầu tỷ lệ tối thiểu 51% là điều kiện để ĐHCĐ được diễn ra, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các cơng ty đại chúng. Vì vậy, theo DCGL, tỷ lệ cổ phần tối thiểu để tổ chức ĐHCĐ được quy định cụ thể trong chứng chỉ

thành lập hoặc quy định của công ty, nhưng không được thấp hơn 1/380 tổng số cổ phần có

76 Tuan Nguyen et al., 2015. Ownership concentration and corporate performance from a dynamic perspective: Does national governance quality matter? International Review of Financial Analysis, Volume 41, 2015, pp.148-161. Available at: https://doi.org/10.1016/j.irfa.2015.06.005.

77 Phần 34, chương 4, PLCA.

78 Điều 101, PLCA.

79 Mục 8, chương 1, điều 211, DGCL – Title 8, Chapter 1, Article 211, DGCL.

38

quyền biểu quyết. Trong trường hợp, tỷ lệ này không được quy định trong chứng chỉ thành

lập hoặc quy định của công ty, tỷ lệ tối thiểu quá bán (trên 50%) sẽ có hiệu lực81.

Tại Việt Nam, đối với các công ty cổ phần đại chúng và niêm yết, các cổ phần thường được

lưu ký tại các thành viên lưu ký82 đã đăng ký cung cấp dịch vụ với Trung tâm lưu ký chứng

khốn (VSD)83. Vì vậy, việc chốt danh sách cổ đông của các công ty là tương đối dễ dàng.

Ngoài ra, VSD là nơi lưu giữ thơng tin của cổ đơng, do đó, cơ quan này có thể đóng vai trị trung gian trong việc gửi thư mời họp đến cổ đông, cung cấp dịch vụ biểu quyết thơng qua hình thức điện tử. Có thể nói rằng, so với Luật doanh nghiệp 2005, VCL đã tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện quyền tham dự và biểu quyết ĐHCĐ của mình.

Tóm lại, quy định về tỷ lệ cổ phần tham dự tối thiểu để có thể tổ chức ĐHCĐ của Việt Nam khác với Thái Lan và Hoa Kỳ. Một trong những lý do giải thích cho điều này đến từ sự khác biệt về cấu trúc sở hữu. Cấu trúc sở hữu của Hoa Kỳ là phân tán, trong khi Việt Nam và Thái Lan là tập trung. Về địa điểm tổ chức ĐHCĐ, Việt Nam không quy định cụ thể, điều này có thể được hiểu cơng ty có thể tổ chức bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nó cũng tương tự như quy định của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Thái Lan quy định cụ thể hơn là tại trụ sở chính hoặc các tỉnh lân cận (nếu cơng ty khơng có quy định khác).

Việt Nam Thái Lan Delaware

Tỷ lệ tối thiểu để tổ chức ĐHCĐ Trên 51%

Tối thiểu 25 người hoặc trên 1/2 cổ đơng, và ít nhất 1/3 tổng số cổ phần Khơng dưới 1/3 (hoặc trên 50%)

Tỷ lệ tối thiểu ĐHCĐ lần 2 Trên 33% Trên 0% Trên 0%

Uỷ quyền tham dự ĐHCĐ Được phép Được phép Được phép

Địa điểm tổ chức ĐHCĐ Bất kỳ Trụ sở chính hoặc

tỉnh lân cận Bất kỳ

Hình thức biểu quyết

Trực tiếp, và/hoặc với phương tiện điện tử

Trực tiếp hoặc phương tiện điện tử

Trực tiếp hoặc phương tiện điện tử

81 Theodor Baums, 2010. General Meetings in Listed Companies – New Challenges and Opportunities. Available at: https://www.oecd.org/daf/ca/corporategovernanceprinciples/1931816.pdf.

82 Các ngân hàng và cơng ty chứng khốn thực hiện dịch vụ lưu ký.

39

4.2.2. Quyền bầu thành viên HĐQT

Như đã đề cập, cấu trúc sở hữu tại các công ty Việt Nam là tập trung, một vài cá nhân và thành viên gia đình chiếm phần lớn tỷ lệ sở hữu. Với cấu trúc này, nhóm cổ đơng kiểm sốt rất dễ dàng lựa chọn và đề cử đại diện của họ vào HĐQT. Nếu đa số thành viên HĐQT thuộc nhóm cổ đơng kiểm sốt, thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng đến hoạt động công ty sẽ do họ tồn quyền quyết định. Vì vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra, cơ chế nào để cổ đơng thiểu số có thể tham gia vào việc đề cử và lựa chọn thành viên HĐQT. Phần này tập trung vào các vấn đề sau đây: (i) cơ chế bầu dồn phiếu như là phương thức bảo vệ cổ đơng thiểu số, (ii) quy trình đề cử thành viên HĐQT.

4.2.2.1. Bầu dồn phiếu như là phương thức bảo vệ cổ đông thiểu số

Nguyên tắc bầu dồn phiếu có nguồn gốc từ tác phẩm chính thể đại diện84 của John Stuart

Mill. Tuy nhiên, nó đã được áp dụng vào việc lựa chọn thành viên HĐQT tại nhiều nước85.

Đây là nguyên tắc bảo vệ cổ đông thiểu số thông qua đại diện của họ trong HĐQT. Về lịch sử, phương thức bầu dồn phiếu có nguồn gốc từ Hịa Kỳ, nó cũng được xem là trung tâm

của quản trị công ty86. Nguyên tắc này cũng được các học giả pháp lý Hoa Kỳ cổ xúy áp

dụng tại các nước đang phát triển. Họ cho rằng, bầu dồn phiếu là tương lai của Luật công

ty87. Mặc dù vậy, hiện tại, Hoa Kỳ chỉ có sáu bang quy định bắt buộc phải thực hiện việc

bầu dồn phiếu88. Có hai phương thức lựa chọn ứng viên HĐQT tại Hoa Kỳ89, đó là bầu dồn

phiếu (cumulative voting) và bầu thông thường (straight voting).

Về lý thuyết, bầu dồn phiếu sẽ giúp cổ đơng thiểu số có thể lựa chọn đại diện của mình vào HĐQT. PLCA của Thái Lan có quy định bầu dồn phiếu trong việc lựa chọn thành viên

84 Representative Government.

85 Edmund A. Stephan, 1956. Cumulative Voting and Classified Boards: Some Reflections on Wolfson v. Avery, 31 Notre Dame L. Rev. 351 (1956). Available at: http://scholarship.law.nd.edu/ndlr/vol31/iss3/2

86 Anupam Chander, 2003. Minorities, Shareholder and Otherwise. The Yale Law Journal Vol, 113: 119. Available at: https://www.yalelawjournal.org/pdf/425_6avvoksi.pdf

87 Ibid, Anupam Chander, 2003.

88 https://www.sec.gov/divisions/investment/noaction/tricon03152004.htm. Truy cập ngày 03/02/2017, vào lúc 11h.

89 Joshua R. Mourning, 2007. The Majority – Voting Movement: Curtailing Shareholder Disenfranchisement in Corporate Director Elections. 85 Wash. U. L. Rev. 1143.

40

HĐQT, nhưng không bắt buộc. Đối với trường hợp Hoa Kỳ, DGCL không quy định quy tắc bầu dồn phiếu. Nguyên tắc này thường phù hợp với hệ thống sở hữu tập trung. Đối với

hệ thống có cấu trúc sở hữu phân tán như Hoa Kỳ90, dầu dồn phiếu không phải là vấn đề

quan trọng. Tại sao, trong cấu trúc phân tán, các cổ đông công ty được xem là cổ đông thiểu số và với tỷ lệ sở hữu khá nhỏ, nên khơng cổ đơng nào có thể kiểm sốt hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số tại việt nam, một phân tích so sánh (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)