Kiểm định sự phù hợp của các biến mơ hình PTB và CASH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt lên hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 55 - 101)

Phương trình hồi quy PTB (t) với CASH (t-1)

Phương trình hồi quy PTB (t) và CASH (t-1) và CASH (t)

Nguồn: kết quả hồi quy từ chương trình Eview

Kết quả bảng 4.10, dãy A cho thấy, biến LAG1_CASH tác động thuận chiều lên biến PTB với hệ số là 0.515 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mối tương quan

dương giữa 2 biến này cho thấy doanh nghiệp nắm giữ một lượng tiền lớn sẽ có giá trị thị trường cao hơn. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng lý thuyết (các doanh

nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, thì giá trị thị trường các cơng ty đó sẽ cao hơn). Về độ lớn của hệ số hồi quy (βLAG1_CASH = 0.515), cho thấy, trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, nếu tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì PTB tăng thêm 0.515 đơn vị.

Kết quả bảng 4.10, dãy B cho thấy, cả biến LAG1_CASH và CASH đều tác động thuận chiều lên biến PTB với hệ số là 0.372 và 0.23 và đều có ý nghĩa thống kê ở

mức 1%. Kết quả này đã bổ sung cho kết quả ở dãy A. Giá trị của doanh nghiệp đồng thời cịn phụ thuộc vào q trình tích lũy tiền mặt, nắm giữ tiền mặt ở ngay tại năm t và năm t-1.

Kết quả tổng hợp của việc nắm giữ tiền mặt đến hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp

Tổng hợp cả 2 kết quả trên (bảng 4.8 và 4.10) cho thấy, có một mối tương quan dương giữa việc nắm giữ tiền và hiệu quả cũng như giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ tích lũy tiền mặt để đầu tư vào các dự án lợi nhuận để có được mức ROA tốt. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, thì giá trị thị trường các cơng ty đó sẽ cao hơn. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Shinada Naoki (2012) được thực hiện tại Nhật Bản. Kết quả của Shinada Naoki cũng chỉ ra với các cơ hội đầu tư lớn, có một mối tương quan dương giữa việc nắm giữ tiền mặt và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (thể hiện qua ROA) và giá trị doanh nghiệp, mặc dù kết quả có suy yếu trong những năm gần đây.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Trong phần này, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng như nêu lên những hạn chế của đề tài và những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài

Luận văn đã giải quyết được 2 vấn đề: (i) các yếu tố tác nào ảnh hưởng như thế nào

đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp và (ii) ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền lên của các doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của

các công ty được niêm yết tại SGDCK TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã đạt được một số kết quả như sau:

o Các yếu tố: quy mơ (SIZE), dịng tiền rịng (CF), vốn lưu động (NWC), địn bẩy tài chính (LEV), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động lên quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Các biến SIZE, CF, NWC có tác động đồng biến, trong khi LEV và ROA có tác động nghịch biến lên biến CASH. Biến cơ hội tăng trưởng (đại diện bởi MTB) và đầu tư vào tài sản cố định (INV) khơng có ý nghĩa tại Việt Nam.

o Xét về mối quan hệ giữa CASH và hiện quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Có một mối tương quan dương giữa việc nắm giữ tiền và hiệu quả cũng như giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ tích lũy tiền mặt để đầu tư vào các dự án lợi nhuận để có được mức ROA tốt. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, thì giá trị thị trường các cơng ty đó sẽ cao hơn.

5.2. Một số đề xuất cho việc quản trị tiền tại doanh nghiệp

Việc nắm giữ tiền tối ưu của một doanh nghiệp có thể được xác định bởi một sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc có tiền. Nếu việc nắm giữ tiền mang lại hiệu quả hoạt động và giá trị cao cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần gia tăng tích lũy lượng tiền để thực hiện các cơ hội đầu tư. Ngược lại, nếu khơng có một

chiến lược quản trị tiền mặt hợp lý, doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động cũng như giá trị của doanh nghiệp. Với kết quả từ bài nghiên cứu này, sau đây là một số đề xuất cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và tư vấn quản lý tài chính của doanh nghiệp:

Tích lũy tiền mặt để đầu tư vào các dự án tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

và giá trị doanh doanh nghiệp. Kết quả cho ở chương 4 cho thấy, có một mối

tương quan dương giữa việc nắm giữ tiền và hiệu quả cũng như giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp của Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tích lũy tiền mặt để đầu tư vào các dự án lợi nhuận để có được mức ROA tốt và làm tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tuy vậy, tại Việt Nam, có những giai đoạn mà nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào những lĩnh vực không phải là thế mạnh của mình, như bất động sản, chứng khốn,… Thay vì mang lại lợi nhuận như ban đầu kỳ vọng, các lĩnh vực này đã tiêu tốn khơng ít chi phí của doanh nghiệp. Việc tích lũy tiền nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả đã dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng theo, từ đó tác động đến giá trị doanh nghiệp. Với một nguồn tiền được tích lũy, các doanh nghiệp nên tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực chun mơn có thể mạnh của mình.

Doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến dịng tiền để có những phương án nắm giữ tiền phù hợp. Kết quả trong chương 4 đã chỉ ra các yếu tố: quy mơ (SIZE), dịng

tiền ròng (CF), vốn lưu động (NWC), địn bẩy tài chính (LEV), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động lên quyết định nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Trong đó, tác động của yếu tố dòng tiền là lớn nhất (nếu dòng tiền của doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì tiền mặt tăng lên 1.162 đơn vị). Do vậy, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, mặt khác nhằm đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp luôn ổn định để mang lại hiệu quả cao, góp phần nhằm tăng giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm nhiều hơn về dịng tiền từ đó có phương án tích lũy tiền mặt phù hợp.

5.3. Hạn chế của chuyên đề nghiên cứu

Hạn chế về giai đoạn nghiên cứu (từ 2006 đến 2014), đây là giai đọan mà nền

kinh tế vĩ mơ Việt Nam cũng có nhiều biến động với tình hình chung của kinh tế thế giới (khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008, khủng hoảng nợ cơng 2010) và các vấn đề nội tại của kinh tế nước nhà (lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế thấp)… Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động rất mạnh và chịu sự chi phối của các rủi ro mang tính chất hệ thống. Do đó, giá cổ phiếu, hay giá trị thị trường của doanh nghiệp không phản ánh chính xác các vấn đề nội tại cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó.

Hạn chế về mẫu nghiên cứu bao gồm 142 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trên

tổng số gần 700 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sở giao dịch. Vì vậy cần có cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn để có thể trả lời chính xác hơn về mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp cũng như các yếu tố nào quyết định việc nắm giữ tiền của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, việc quản lý việc cơng bố thơng tin cịn yếu nên các dữ liệu công bố của doanh nghiệp chưa thực sự theo một chuẩn mực dẫn đến việc thu thập dữ liệu tại Việt Nam rất khó khăn và tính chính xác khó đảm bảo. Thêm vào đó, đối với mỗi ngành nghề khác nhau, đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau thì các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền và tác động của nó lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp cũng khác nhau. Do hạn chế về cơ sở dữ liệu nên đề tài chưa thực hiện nghiên cứu theo hướng phân chia mẫu nghiên cứu lớn thành thành từng ngành cụ thể.

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế trên, tác giả nhận thấy còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo như sau:

o Nghiên cứu trên bộ dữ liệu đủ lớn, thời gian đủ dài để kết quả nghiên cứu có để đại diện cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

o Thực hiện phân loại ngành nghề riêng biệt để xem các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền và tác động của nó lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp.

o Nghiên cứu thêm các yếu tố đặc thù tại Việt Nam làm biến kiểm sốt trong mơ hình hồi quy để xem xét các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền và tác động của nó lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản thống kê. Hồng Ngọc Nhậm, Giáo trình kinh tế lượng. Bộ mơn Tốn thống kê –Trường Đại

học kinh tế TP HCM.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Afza, T., & Adnan, S.M. (2007). Determinants of corporate cash holding: A case study off Pakistan. Proceedings of Singapore Economic Review Conference (SERC) 2007, August 01-04, Organized by Singapore Economics Review and University of Manchester (Brooks World Poverty Institute), Singapore 164-165.

Alam H.M., Ali, L., Rehman C.A. and Akram M, (2011). “The impact of working capital management on profitability and market valuation of Pakistani firms”:

European Journal of Economics, Finance& Administrative Sciences, vol.32, 2011.

Viewed on 17 October, 2011, http://www.eurojournals.com

Almeida, H.; Campello, M. and Weisbach, M. (2004): “The Cash flow sensitivity of cash,”Journal of Finance 59(4), 1777-1804.

Bates, T., Kahle, K. and Stulz R. (2009). Why Do U.S Firms Hold So Much More Cash than They Used To?. The Journal of Finance. LXIV (5), October.

www.cob.ohio-state.edu/fin/faculty/stulz/.../jofi_1492.pdf

Campbell, T. and Brendsel, L. (1977). The impact of compensating Balance Requirements on the Cash Balances of Manufacturing Corporations: An Empirical Study. The Journal of Finance, 32, 31-40.

Chen, N., and Mahajan. A.(2010): Effects of Macroeconomic Conditions on Corporate Liquidity International Evidence International Research Journal of

Finance and Economics. ISSN 1450-2887, Issue35.

Dittmar, A., Mahrt-Smith, J., & Servaes, H. (2003). International corporate governance and corporate cash holdings. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 38(1), 111-133, http://dx.doi.org/10.2307/4126766.

Drobetz, W., & Grüninger, M.C. (2007). Corporate cash holdings: Evidence from Switzerland. Financial markets Portfolio, 21, 293-324,

http://dx.doi.org/10.1007/s11408-007-0052-8.

Ferreira, M.A., & Vilela, A.S. (2004). Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries. European Financial Management, 10(2), 295-319,

http://dx.doi.org/10.1111/j.1354-7798.2004.00251.x.

Gill. A and Shah, C (2012): Determinants of Corporate Cash Holdings: Evidence from Canada International Journal of Economics and Finance, 4(1);

www.ccsenet.org/ijef

Hardin III, W.G., Highfield, M.J., Hill, M.D., & Kelly, G.W. (2009). The determinants of REIT cash holdings. Journal of Real Estate Finance and Economics, 39(1), 39-57, http://dx.doi.org/10.1007/s11146-007-9103-1.

Harford, J. (1999). Corporatecash reserves and acquisition. Journal of Finance,

54(6), 1969-1997, http://dx.doi.org/10.1111/0022-1082.00

Hofmann, C. (2006): “Why New Zealand Companies hold cash: An empirical Analysis” Unpublished Thesis.

Isshaq, Z., & Bokpin, G.A. (2009). Corporate liquidity management of listed firms in Ghana. Asia – Pacific Journal of Business Administration, 1(2), 189-198,

http://dx.doi.org/10.1108/17574320910989122.

American Economic Review, 76, 323-329.

Kim, J., Kim, H., & Woods, D. (2011). Determinants of corparate cash-holding levels: An empirical examination of the restaurant industry. International Journal of

Hospitality management, 30(3), 568-574,

http://dx.doi.org/10.1016/j.ijhm.2010.10.004.

Megginson, W.L., & Wei, Z. (2010). Determinants and value of cash holdings: Evidence from China’s privatized firms. SSRN Working Paper Series, 1-37.

Myers, S. (1984). The capital structure puzzle.Journal of Finance, 39, 572-592,

http://dx.doi.org/10.2307/2327916

Nadiri, M.I. (1969). The determinants of real cash balances in the U.S. total manufacturing sector. The Quarterly Journal of Economics, 83(2), 173-196,

http://dx.doi.org/10.2307/1883079.

Nguyen, P. (2005). How sensitive are Japanese firms to earnings risk? Evidence from cash holdings. 1-41.

http://www.musashi.jp/~togo/Seminar/Sensitivity_earnings_riskNguyen.pdf

Ogundipe và Ajao. (2012) Cash holding and firm characteristics: evidence from Nigerian emergingmarket”, Journalof Business, Economics&Finance Vol.1(2). Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R., & Williamson, R, (1999). The determinants and implication of corporate cash holdings. Journal offinancial economics, 52(1), 3-46,

http://dx.doi.org/10.1016/S0304-405X(99)00003-3

Ozkan, A. and N. Ozkan (2004). Corporate Cash Holdings: An Empirical Investigation of UK Companies. Journal of Banking and Finance, 28, 2103-2134.

Evidence from Pakistani public sector. Economics, Management and Financial Markets, 6(1), 344-358.

Saddour, K. (2006). The determinants and the value of cash holdings: Evidence from French firms. CEREG, 1-33

http://www.dauphine.fr/cereg/cahiers_rech/cereg200606.pdf

Shinada Naoki. (2012) Firms' Cash Holdings and Performance: Evidence from Japanese corporate finance, May 2012: RIETI Discussion Paper Series 12-E-031 (The Research Institute of Economy, Trade and Industry http://www.rieti.go.jp/en/

PHỤ LỤC

A- CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU

STT

CP Tên Doanh nghiệp STT

CP Tên Doanh nghiệp

1 AAM CTCP Thủy Sản Mê Kông 72 SFC CTCP Nhiên liệu Sài Gòn

2 ACC CTCP Bê tông Becamex 73 SFI CTCP Đại lý Vận tải Safi

3 AGF CTCP XNK Thủy sản An Giang 74 SHI CTCP Quốc tế Sơn Hà

4 ANV CTCP Nam Việt 75 SMC CTCP ĐT Thương mại SMC

5 ASP CTCP Tập đồn Dầu khí An Pha 76 SRC CTCP Cao su Sao Vàng

6 ATA CTCP NTACO 77 SRF CTCP Kỹ nghệ lạnh

7 BBC CTCP Bibica 78 ST8 CTCP Siêu Thanh

8 BMC CTCP Khống sản Bình Định 79 SVC CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gịn

9 BMP CTCP Nhựa Bình Minh 80 SVI CTCP Bao bì Biên Hịa

10 BT6 CTCP Beton 6 81 TAC CTCP Dầu Thực vật Tường An

11 BTP CTCP Nhiệt điện Bà Rịa 82 TBC CTCP Thuỷ điện Thác Bà

12 CDC CTCP Chương Dương 83 TCL CTCP ĐL G.N V.tải X.dỡ Tân Cảng

13 CLC CTCP Cát Lợi 84 TCM CTCP Dệt may ĐT TM Thành Công

14 COM CTCP Vật tư Xăng dầu 85 TCR CTCP C.nghiệp Gốm sứ TAICERA

15 CSM CTCP CN Cao su Miền Nam 86 TIE CTCP TIE

16 CYC CTCP Gạch men Chang Yih 87 TMP CTCP Thủy điện Thác Mơ

17 DCL CTCP Dược phẩm Cửu Long 88 TNA CTCP Thương mại XNK Thiên Nam

18 DHA CTCP Hóa An 89 TNC CTCP Cao su Thống Nhất

19 DHG CTCP Dược Hậu Giang 90 TPC CTCP Nhựa Tân Đại Hưng

20 DMC CTCP XNK Y tế DOMESCO 91 TS4 CTCP Thủy sản số 4

21 DPM TCT P.bón và Hóa chất Dầu khí 92 TTF CTCP T.đoàn K.nghệ Gỗ Trường Thành

22 DQC CTCP Bóng đèn Điện Quang 93 TYA CTCP Dây và Cáp điện Taya VN

23 FMC CTCP Thực phẩm Sao Ta 94 VHC CTCP Vĩnh Hoàn

24 FPT CTCP PT ĐT Công nghệ FPT 95 VIS CTCP Thép Việt Ý

25 GDT CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành 96 VNL CTCP G.nhận Vận tải và Thương Mại

26 GIL CTCP SXKD - XNK Bình Thạnh 97 VNM CTCP Sữa VN

27 GMC CTCP SXTM May Sài Gòn 98 VNS CTCP Ánh Dương VN

28 GMD CTCP Đ.lý L.hiệp Vận chuyển 99 VPK CTCP Bao bì Dầu thực vật

29 HAP CTCP Tập Đoàn Hapaco 100 VSH CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh

30 HAS CTCP Hacisco 101 ABT CTCP XNK Thủy sản Bến Tre

31 HAX CTCP Dịch vụ Ơ tơ Hàng Xanh 102 CII CTCP ĐT Hạ tầng Kỹ thuật TP,HCM

32 HBC CTCP XD và KD Đ.ốc Hịa Bình 103 DHC CTCP Đơng Hải Bến Tre

33 HLG CTCP Tập đoàn Hoàng Long 104 DIC CTCP ĐT và Thương mại DIC

34 HMC CTCP Kim khí Tp.HCM 105 DPR CTCP Cao su Đồng Phú

36 HT1 CTCP Xi măng Hà Tiên 1 107 DTT CTCP Kỹ nghệ Đô Thành

37 HTV CTCP Vận tải Hà Tiên 108 DVP CTCP ĐT và PT Cảng Đình Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt lên hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 55 - 101)