Chương 5 : Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu
5.1 Kết luận chung
Qua kết quả hồi quy kiểm định tác động đa dạng hóa nguồn thu và sở hữu nhà nước đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, tác giả nhận thấy nguồn thu lợi nhuận chính của ngân hàng vẫn đến từ hoạt động cho vay truyền thống. Tuy nhiên đa dạng hóa nguồn thu bằng các hoạt động phi truyền thống bao gồm: hoạt động uỷ thác, thu từ phí dịch vụ, thu từ dịch vụ kinh doanh ngồi lãi của ngân hàng, thu từ các khoản hoa hồng và phí khác cũng dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu nhập và đa dạng hóa nguồn thu có làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Bên cạnh đó, đa dạng hóa nguồn thu có thể làm giảm rủi ro phá sản, tuy nhiên khơng làm giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng (kết quả hồi quy hệ số β1 âm không có ý nghĩa). Vì thế vẫn chưa thể kết luận được đa dạng hóa nguồn thu có thể làm giảm rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.
Bằng phương pháp xử lý dữ liệu bảng không cân của 29 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 theo ước lượng tác động ngẫu nhiên, bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua chỉ số ROE. Tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao. Điều này có vẻ trái ngược với các nghiên cứu của M. Cornett (2005). Từ đó cho thấy, NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn so với các NHTM cổ phần khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì xác suất phá sản của ngân hàng càng thấp. Điều này có thể thấy được ở 4 ngân hàng TMCP nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là Agribank, VCB, CTG, BIDV thì vốn chủ sở hữu và tổng tài sản rất lớn, rủi ro phá sản ở các ngân hàng này là rất thấp. Mặt khác, tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì rủi ro tín dụng cũng càng cao. Điều này dường như phù
hợp với các nghiên cứu trên thế giới khi cho rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước thì dường như có rủi ro cao trong hoạt động cho vay.