Chương 5 : Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu
5.2 Đóng góp của kết quả nghiên cứu
Đa dang hóa nguồn thu ngân hàng là một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các thành phần khác nhau từ nhà quản trị đến nhà thiết lập chính sách quản lý nhà nước. Kết quả nghiên cứu với thời gian 11 năm từ năm 2006 – 2016 của 29 NHTM Việt Nam cho thấy đa dạng hóa nguồn thu có làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Mặt dù đa phần xu hướng các ngân hàng trên thế giới là đa dang hóa nguồn thu, tỷ trọng hoạt động phi truyền thống chiếm từ 20 – 40% thu nhập của ngân hàng nhưng ở Việt Nam đa dạng hóa vẫn mới ở giai đoạn đầu và còn chưa được chú trọng. Có thể thấy thu nhập ngồi lãi tăng từ giai đoạn 2006 – 2009 nhưng từ năm 2010 nguồn thu nhập ngồi lãi có xu hướng giảm có thể một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng đến năm 2013 thì tăng trở lại và ở năm 2016 thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng 19% trên tổng nguồn thu nhập. Kết quả tìm thấy tỷ trọng các hoạt động phi truyền thống trong tổng nguồn thu nhập trong giai đoạn 2011 đến năm 2013 giảm có thể là do nguyên nhân một số các hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán thua lỗ dẫn đến giảm nguồn thu nhập. Đến năm 2013 thì nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi đã tăng trở lại và ổn định hơn. Đa dạng hóa nguồn thu cũng đồng thời làm giảm rủi ro phá sản của ngân hàng khi nếu ngân hàng chỉ tập trung vào các hoạt động cho vay truyền thống và dẫn đến rủi ro phá sản ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Khi các NHTM đa dạng hóa nguồn thu thì sẽ đa dạng được các nghiệp vụ hoạt động, phân tán, giảm thiểu rủi ro và nâng cao được lợi nhuận. Khi thực hiện đa dạng hoá, các NHTM sẽ sử dụng triệt để có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng do vậy, giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Đa dạng hóa nguồn thu thúc đẩy các nghiệp vụ cùng phát triển vì các nghiệp vụ của NHTM đều có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Huy động vốn tạo nguồn cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và phát triển dịch vụ nhưng ngược lại thu hút khách hàng
với những nguồn tiền nhàn rỗi của họ. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, các doanh nghiệp càng đa dạng hoá kinh doanh và nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, tài chính ngày càng phong phú đa dạng điều đó địi hỏi sự phục vụ của ngân hàng cũng phải đa dạng theo. Từ kết luận trên, tác giả đề xuất một số phương pháp đa dạng hóa nguồn thu của các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:
- Thực hiện đa dạng hố nguồn thu từ việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng sẽ cung cấp được nhiều loại dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho khách hàng và nền kinh tế. Chính vì thế, để đa dạng hóa nguồn thu, các NHTM Việt Nam cần chú trọng đến việc cải tiến công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời gia tăng chất lượng dịch vụ để phục vụ tối đa cho khách hàng nhiều hơn. Tạo ra các cuộc cách mạng công nghệ trong ngân hàng bằng việc tự động hóa hệ thống điện tử thay cho hệ thống dựa trên lao động thủ công đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh tốn bù trừ và cấp tín dụng để tiết kiệm chi phí hoạt động. Các NHTM Việt Nam cần sử dụng có hiệu quả q trình tự động hố và những đổi mới cơng nghệ địi hỏi các hoạt động ngân hàng phải có qui mơ lớn và nguồn vốn.
- Phát triển nhiều sản phẩm đa dạng hóa dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện tại có tính tương đồng cao và dễ bắt chước nên các ngân hàng khi cung cấp và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới cần phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, mang lại nhiều tiện ích hơn và khai thác hết giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng cường khả năng liên kết, tích hợp giữa các sản phẩm dịch vụ để có thể tối đa hóa lợi ích khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ càng cao thì mức độ trung thành và gắn bó của khách hàng càng cao. Bên cạnh phát triển sản phẩm dịch vụ mới, các ngân hàng còn cần phải cải tiến dịch vụ hiện tại đối với các nguồn thu ngoài lãi lớn từ các dịch vụ này để ổn định và duy trì thu nhập này.
- Các ngân hàng thương mại mở rộng cơ sở khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới, xa hơn, và gia tăng số lượng tài khoản và mở rộng phạm vi hoạt
động. Với sự phát triển của tự động hoá, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở những vùng xa với các thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp mở rộng quy mô thị trường hơn là xây dựng các cơ sở vật chất mới. Trong nhiều trường hợp, hệ thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ thay thế các văn phòng chi nhánh đa năng của ngân hàng. Đa dang hóa phạm vi hoạt động bằng cách bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mơ tồn cầu. Trong quá trình hội nhập và xu thế tồn cầu hố với sự ra đời ngày càng nhiều các hiệp ước mậu dịch tự do cho phép ngân hàng trong nước mở rộng hoạt động dịch vụ và tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tỷ lệ sở hữu nhà nước ở các NHTM cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của ngân hàng. Các ngân hàng có sở hữu nhà nước cao khai thác lợi thế về quy mô và mạng lưới hoạt động thu hút được nhiều khách hàng hơn nên mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với các NHTM cổ phần khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn cũng làm giảm rủi ro phá sản ở các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng sở hữu nhà nước nhiều hơn lại gặp vấn đề rủi ro tín dụng khi các ngân hàng này tập trung nhiều vào hoạt động cho vay truyền thống và khơng kiểm sốt tín dụng một cách chặt chẽ và đúng tiêu chuẩn. Do vậy, các nhà quản trị ngân hàng, đặc biệt tại các NHTM cổ phần có sở hữu nhà nước nên tập trung vào công tác quản lý và kiểm sốt nguồn vốn cho vay đồng thời có thể đa dạng hóa một số hoạt động tạo ra nguồn thu nhập ít rủi ro hơn và đồng thời đầu tư phát triển công nghệ hiện đại để gia tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có một lộ trình hợp lý khi tiếp tục tiến hành cổ phần hóa NHTM nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ về mức không thấp hơn 51% nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cũng như gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Vì nếu thối vốn một cách
nóng vội thì dễ đẩy lượng tài sản lớn ra thị trường trong khi thị trường chưa đủ sức để hấp thụ hết, thậm chí cịn tạo kẽ hở trong cổ phần hóa, gây thất thốt tài sản nhà nước. Trước mắt, có thể giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại 4 NHTM nêu trên xuống
75%, rồi 65%; sau đó, sẽ giảm tiếp xuống cịn 51% vào năm 2020. Lý do chưa thể giảm sâu tỷ lệ này tại các ngân hàng xuống dưới 51% là để tránh các cú sốc và giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, góp phần ổn định vĩ mơ.