ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu luận văn

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

4.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt: “Mục tiêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là xây dựng tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hải sản của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh”.

Một số chỉ tiêu cơ bản được đưa ra như sau:

- Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể là:

+ Giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng khoảng 11,80% (khơng tính dầu khí

khoảng 16,58%).

+ Giai đoạn 2016-2020 đạt tốc độ tăng khoảng 11,13% (khơng tính dầu khí

khoảng 13,35%).

+ GDP bình qn đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 27.047USD, gấp

khoảng 2,36 lần so với năm 2010.

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và

thương mại; phát triển các ngành có chất lượng hàng hố cao, cơng nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế vào giai đoạn 2010-2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ tăng lên khoảng

36,80%, nông lâm ngư nghiệp 1,65% cơng nghiệp và xây dựng 61,56%.

+ Nếu khơng tính dầu khí thì cơ cấu kinh tế của tỉnh theo giá thực tế đến

năm 2020 dự kiến cơng nghiệp và xây dựng có tỷ trọng 53,23%, nơng lâm ngư nghiệp 2,00%, dịch vụ khoảng 44,77%.

+ Tỷ trọng cơng nghiệp khai thác dầu khí trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm mạnh từ khoảng 50,5% năm 2005 xuống cịn 11,9% vào năm 2020, trong khi cơng nghiệp chế tác sẽ chiếm tỷ trọng ưu thế trong nền kinh tế của tỉnh khoảng 54% tổng GDP.

4.1.2 Phương hướng phát triển các khu cơng nghiệp

Hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Tạo mơi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của các KCN trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Để đạt được mục tiêu đề ra cần nhất quán các quan điểm sau đây:

1) Phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam và của cả nước.

2) Phát triển các KCN phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã

hội và môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội

và dân cư, từng bước cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng thơn.

3) Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.

4) Xác định thị trường cho phát triển các KCN trên địa bàn chủ yếu là ngồi tỉnh. Bên cạnh đó cần thiết hình thành một số KCN có quy mơ hợp lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các cơng trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khai thác tốt các nguồn lực ngoại tỉnh và thị trường ngoại tỉnh.

5) Phân bổ các KCN hợp lý tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng.

6) Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển KCN để tạo sự phát triển hài hòa, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành và lĩnh vực.

4.1.3 Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào 10 KCN hiện đã thành lập nhưng chưa được lấp đầy dự án.

- Phát triển thêm 9 KCN mới chưa có trong danh mục, nâng tổng quy mơ diện tích đất lên 14.032 ha.

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư hạ tầng đạt khoảng 850-930 triệu đôla Mỹ. - Thu hút khoảng trên 20 tỷ USD vốn đầu tư của các dự án sản xuất công

nghiệp trong khu công nghiệp; Nâng hiệu quả sử dụng đất công nghiệp bằng thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có suất đầu tư cao trên một ha đất cơng

nghiệp; Phấn đấu nâng tỷ lệ lấp đầy trên 85% đất cơng nghiệp đã có hạ tầng. - Giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN dự kiến tăng bình quân trên 15- 16%/năm trong suốt giai đoạn năm 2010-2020.

+ Tăng tỷ lệ đóng góp của cơng nghiệp trong các KCN lên tới khoảng trên 60-70% trong giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020 (bao gồm cả dầu khí) và khoảng 90-95% trong giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020 (không kể dầu khí).

- Thu hút lao động, tạo việc làm: Nâng số lao động trực tiếp sản xuất trong các KCN lên 170.000-185.000 người vào năm 2020 (đến 31/12/2011 lao động tham

gia sản xuất trong KCN là 32.240 người).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)