Thực trạng chất lượng hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tới chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán ở TP HCM (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng chất lượng hoạt động kiểm toán

Xác định đúng tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán, trong những năm qua kiểm toán độc lập ln coi trọng việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng kiểm toán. Đối với việc kiểm soát chất lượng từ bên trong, ngay từ năm 1999 công việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kiểm toán đã được Nhà nước quan tâm chú ý. Hiện nay Bộ Tài Chính đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm tốn, trong đó có chuẩn mực số 220 “Kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn báo cáo tài chính”. Đối với kiểm soát chất lượng từ bên ngoài, vào ngày 15/5/2007, BTC cũng đã ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC. Quy chế này dù có những ưu điểm đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những bất cập làm cho sự phát huy tác dụng chưa được tối đa.

Cơ chế thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được xây dựng rõ ràng, đầy đủ để phát huy tính hữu hiệu của việc kiểm sốt chất lượng. Từ năm 2009, có 3 cơ quan quản lý, giám sát chất lượng về mặt hành nghề của kiểm tốn độc lập là: Bộ tài chính, Ủy Ban Chứng Khoán, VACPA. Mặc dù đã xây dựng được các quy định, chính sách trong quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán, cũng như các cơ quan kiểm sốt chun trách; tuy nhiên cịn những hạn chế, bất cập cả về chính sách và thực tế hoạt động, hiệu lực, hiệu qủa kiểm soát chưa cao. Đến ngày 4/12/2018, số lượng kiểm toán viên tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán là 2.053 kiểm toán viên. Tuy nhiên, với số lượng này là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ kiểm toán hiện nay dẫn đến các kiểm tốn viên thường bị q tải cơng việc trong mỗi dịp kết thúc năm tài chính. Với sức ép về mặt thời gian, các kiểm tốn viên phải hồn thành báo cáo kiểm tốn đúng hạn có thể làm cho chất lượng kiểm tốn khơng đảm bảo. Vì vậy, việc nghiên cứu, hồn thiện kiểm sốt chất lượng kiểm tốn có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập, nhằm tạo cơ sở và cải thiện chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm tốn, góp phần tăng cường hiệu qủa, ngày một nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán:

(1) Các chuẩn mực nghề nghiệp ban hành chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện so với yêu cầu thực tiễn.

(2) Việc không tuân thủ hoặc tuân thủ khơng đầy đủ các chuẩn mực kế tốn, kiểm toán bắt nguồn từ các nguyên nhân:

Một là, người hành nghề kiểm tốn khơng có hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về các chuẩn mực áp dụng.

Hai là, người hành nghề dù biết, dù hiểu các chuẩn mực nhưng vẫn cố tình khơng tuân thủ, nguyên nhân cơ bản là do lợi ích từ hợp đồng so với giá phí đạt được; cũng có những ngun nhân khác từ áp lực tiến độ công việc.

(3) Đội ngũ kế tốn doanh nghiệp cịn yếu kém. Sự hiểu biết để vận dụng các chuẩn mực kế toán để lập BCTC của các doanh nghiệp hiện nay cịn nhiều thiếu sót, chất lượng BCTC cịn kém dẫn tới các sai sót phát hiện sau kiểm tốn là rất lớn. Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế “chất lượng kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên, đồng thời thoả mãn mong muốn của các đối tượng được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm tốn viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.

(4) Tốc độ phát triển quá nhanh của các doanh nghiệp kiểm toán: Sự phát triển không đồng bộ giữa cơ cấu nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực với doanh thu và số lượng khách hàng,... cũng dẫn đến nguy cơ giảm sút chất lượng kiểm toán.

Đến năm 2006, Việt Nam đã cam kết mở cửa gần như hoàn tồn dịch vụ kế tốn, kiểm tốn. Bộ Tài chính đã quyết định chuyển giao một số công việc liên quan về kiểm tốn cho VACPA. Nội dung cơng việc chuyển giao chủ yếu gồm:

(1) Thực hiện cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kiểm toán cho kiểm toán viên hành nghề.

(3) Xem xét điều kiện và cơng khai danh sách doanh nghiệp kiểm tốn hành nghề và kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề.

(4) Thực hiện kiểm tra tính tn thủ pháp luật về kiểm tốn, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán. Hàng năm thực hiện tổng kết, đánh giá chất lượng dịch vụ và hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, hoạt động kiểm tốn và báo cáo với Bộ Tài chính;

(5) Các việc cụ thể khác như: Cử đại diện của các Hội tham gia thành viên Hội đồng thi và tổ thường trực Hội đồng thi kiểm toán viên tham gia tổ chức thi kiểm toán viên hành nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tới chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán ở TP HCM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)