2.4 Khảo lược một số nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.2 Khảo lược các nghiên cứu trong nước
Tác giả khảo lược một số nghiên cứu trong nước có liên quan:
Nguyễn Thuỳ Dương và Trần Hải Yến (2011) đã tiến hành khái quát bức tranh
về câu chuyện cấp tín dụng của tồn ngành NH trong giai đoạn 2001-2010 và tập trung chủ yếu vào mơ hình định lượng với các yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng trong năm 2011 mà nghiên cứu nhắc đến gồm: nguồn gốc sở hữu, quy mô huy động vốn, thanh khoản, ROA, ROE và hiệu số lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào của các NHTM. Bằng việc thực hiện mơ hình hồi quy bội với mẫu là 84 NHTM tại các thời điểm cuối 3 quý đầu tiên trong năm 2011, tác giả đã đưa ra một số kết luận quan trọng: khi nguồn vốn huy động và thanh khoản tăng, các NHTM sẽ có khuynh hướng cho vay nhiều hơn; ngược lại chênh lệch lãi suất bình qn tăng thì lại làm giảm tín dụng; trong khi đó, lại khơng tìm thấy mối tương quan ý nghĩa nào giữa yếu tố loại hình sở hữu ngân hàng và tăng trưởng tín dụng trong năm 2011.
Tôn Nữ Trang Đài (2015) lại nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng tại 24 NHTM cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014. Tác giả đã thực hiện mơ hình hồi quy bội gộp giản đơn trên phần mềm Eview 8.0 để nghiên cứu tác động của tiền gửi, ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH), quy mô tổng tài sản và yếu tố thanh khoản lên tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Kết quả cho thấy cả ba yếu tố tăng trưởng nguồn vốn huy động, thanh khoản và ROE đều có tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng; trong khi đó biến quy mơ tài sản lại khơng có bất kỳ tương quan ý nghĩa nào.
Phan Quỳnh Linh (2017) thực hiện nghiên cứu của mình để tìm hiểu về các
nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Theo đó, bằng mơ hình nghiên cứu truyền thống như mơ hình hồi quy bội, mơ hình FEM và REM, tác giả đã nghiên cứu hành vi đối với tín dụng của 20 NHTM cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016 với những biến số cơ bản như sau: quy mô tài sản, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản, tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số VN-Index. Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy có 3 yếu tố gồm: tỷ lệ an tồn vốn, quy mô tài sản và ROA là có tác động đến tăng trưởng tín dụng; trong khi đó, cũng có 3 yếu tố vĩ mơ có tác động đến tăng trưởng tín dụng là GDP, lạm phát và chỉ số VN-Index.