Mô tả chi tiết các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 37 - 43)

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.2 Mô tả chi tiết các biến

3.3.2.1 Mô tả các biến phụ thuộc

Yếu tố tăng trưởng tín dụng được tính tốn bằng cách so sánh tốc độ tăng/ giảm của giá trị cấp tín dụng ở thời điểm tính với giá trị cấp tín dụng ở thời điểm so sánh. Dựa trên khái niệm này, hai cách tính có thể được áp dụng để xác định tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tác giả lựa chọn phương pháp tốc độ tăng trưởng liên hoàn để xác định giá trị của tăng trưởng tín dụng. Với cách tính này, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ được so sánh với chính thời điểm trước đó, do đó có thể phản ánh một cách chân thực về tình hình biến động của chỉ tiêu cấp tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu. Ngồi ra, cách tính liên hồn cịn giúp giảm yếu tố tự tương quan phát sinh khi nghiên cứu các biến chuỗi thời gian.

Theo đó, giá trị biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ phần trăm tăng thêm của giá trị tín dụng tại thời điểm tính tăng trưởng ti (thường tính bằng năm) với giá trị tín dụng tại thời điểm liền kề trước đó ti-1. Nếu kết quả tính tốn cho ra giá trị dương, tức là NHTM đang tăng trưởng tín dụng; còn nếu kết quả cho một giá trị âm, đồng nghĩa với NHTM đang giảm cung tín dụng ra nền kinh tế. Cơng thức đo lường giá trị biến phụ thuộc như sau:

CG = [(Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti / Giá trị cấp tín dụng thời điểm ti-1) - 1]* 100% 3.3.2.2 Đo lường biến độc lập

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.1 và kết quả nghiên cứu của Aydin

B. (2008), tác giả có cơ sở kỳ vọng về một mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng

trưởng nguồn vốn huy động với tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến DG và CG:

H1: Tín dụng sẽ tăng khi quy mô huy động vốn tăng

Tốc độ tăng trưởng quy mơ vốn huy động được tính tốn trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM. Trong đó giá trị nguồn vốn huy động được tính bao gồm các khoản mục: tiền gửi của khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, huy động từ phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn tài trợ và uỷ thác đầu tư. Công thức đo lường giá trị biến DG như sau:

DG = [(Giá trị nguồn vốn huy động tại thời điểm ti / Giá trị nguồn vốn huy động tại thời điểm ti-1) - 1]* 100%

b) Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.2 và kết quả nghiên cứu của Tracy

M. (2011), tác giả có cơ sở kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu có tương quan ngược chiều với

tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến NPL và CG:

H2: Tín dụng sẽ giảm khi nợ xấu tăng

Tỷ lệ nợ xấu được tính tốn trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM. Cụ thể, nợ xấu được tính tốn bằng tổng các khoản mục: Nợ dưới chuẩn (Nhóm 3), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5). Cơng thức đo lường giá trị biến NPL như sau:

c) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.3 và các nghiên cứu của Carlson

M. et al. (2013), Foos D. et al. (2010), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016), tác giả chỉ có

thể kỳ vọng về một mối quan hệ có ý nghĩa giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tín dụng. Hướng tác động sẽ được làm rõ khi thực hiện mơ hình định lượng kiểm chứng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến CAP và CG:

H3: Tín dụng sẽ bị ảnh hưởng khi nguồn VCSH có sự biến động

Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu được tính tốn trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM đối với khoản mục Vốn và các quỹ.

Công thức đo lường giá trị biến CAP như sau:

CAP = (Giá trị khoản mục vốn và các quỹ) / Tổng tài sản d) Tỷ lệ tài sản thanh khoản (LIQ)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.4 và các nghiên cứu của Laidroo

L. (2015) và Nguyễn Thuỳ Dương (2011), tác giả có sơ sở kỳ vọng một mối quan hệ

cùng chiều giữa tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao với tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến LIQ và CG:

H4: Tín dụng sẽ tăng khi giá trị các tài sản có tính thanh khoản gia tăng

Giá trị các TSTK được tính tốn trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM, bao gồm các tài sản mà khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng, dễ dàng với thời gian chuyển đổi nhanh và chi phí chuyển đổi thấp. Cơng thức đo lường giá trị biến LIQ như sau:

LIQ = (Giá trị tiền và kim loại quý + Tiền gửi tại NHNN4 + Chứng khoán kinh doanh + Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác) / Tổng tài sản

e) Quy mơ tổng tài sản (SIZ)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.5 cũng như kết quả nghiên cứu của tác giả Aydin B. (2008), tác giả có sơ sở kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mơ tổng tài sản với tăng trưởng tín dụng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến SIZ và CG:

H5: Tín dụng sẽ tăng khi quy mô về giá trị của tổng tài sản gia tăng

Giá trị của quy mô tổng tài sản được tính tốn trên cơ sở số liệu trên BCTC được công bố của các NHTM. Giá trị trên được chuyển đổi dưới dạng logarithm tự nhiên (viết tắt là ln, có cơ số e và e ~ 2,71828) để phù hợp với đơn vị đo lường của biến phụ thuộc. Công thức đo lường giá trị biến SIZ như sau:

SIZ = Ln (tổng tài sản)

f) Loại hình ngân hàng (TYP)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.1.6 và các nghiên cứu của Aydin B.

(2008), Laidroo L. (2015) và Nguyễn Thuỳ Dương (2011), tác giả chỉ có thể kỳ vọng

về một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng tín dụng của các NH có sở hữu Nhà nước và các ngân hàng tư nhân.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến TYP và CG:

H6: Tăng trưởng tín dụng sẽ có sự khác biệt giữa các NHTM có vốn Nhà nước và NHTM tư nhân

Thông tin về nguồn gốc sở hữu của các ngân hàng được nhận diện dựa trên số liệu diễn giải trong Bản thuyết minh BCTC được công bố của các NHTM. Việc đo lường biến trên được sử dụng thông qua biến giả định danh được mô tả như sau:

TYP = 0 nếu ngân hàng khơng có sở hữu Nhà nước 1 nếu ngân hàng có sở hữu Nhà nước

g) Lãi suất cơ bản (INS)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.2.1 cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả Pouw L. và Kakes J. (2013), mặc dù tác giả có thể kỳ vọng một tương quan ý nghĩa giữa LSCB và tăng trưởng tín dụng, nhưng vẫn chưa thể chắc chắn về hướng của mối quan hệ này.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến INS và CG:

H7: Tăng trưởng tín dụng sẽ chịu sự tác động của các mức LSCB

Thông tin về mức LSCB được dựa trên thông tin công bố định kỳ của NHNN (thường theo tháng). Theo đó mức lãi suất được sử dụng trong mơ hình là giá trị bình quân tương ứng với năm quan sát. Công thức đo lường giá trị biến INS như sau:

INS = (∑ Các mức lãi suất cơ bản được công bố theo tháng) / 12 h) Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.2.2 cũng như kết quả nghiên cứu của Aydin B. (2008), tác giả có thể có một kỳ vọng cao về khả năng tác động của tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng tín dụng theo hướng tích cực.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến GDP và CG:

H8: Tăng trưởng tín dụng sẽ chịu sự tác động tích cực của tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Thông tin về tốc độ tăng trưởng kinh tế được dựa trên thông tin công bố định kỳ của Tổng cục thống kê đối với chỉ số tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Việc đo lường biến GDP được tính tốn dựa trên cơng thức như sau:

i) Tỷ lệ lạm phát (INF)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.2.3 cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả Singh A. và Sharma A. K. (2016), tác giả có thể kỳ vọng về một tác động ngược chiều có ý nghĩa của lạm phát đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến INF và CG:

H9: Tín dụng sẽ giảm trong điều kiện lạm phát trong nền kinh tế gia tăng

Thông tin về tỷ lệ lạm phát được dựa trên thông tin công bố của Tổng cực thống kê định kỳ hàng tháng và cuối mỗi năm. Theo đó mức lạm phát được sử dụng trong mơ hình là giá trị bình quân tương ứng với năm quan sát. Việc đo lường biến INF được tính tốn dựa trên cơng thức như sau:

INF = (∑ Các mức lạm phát công được bố theo tháng) / 12 j) Chỉ số tự do kinh tế (EF)

Dựa trên phân tích của tác giả tại Mục 2.3.2.4 và nghiên cứu của Lane P. R. và

McQuade P. (2014), tác giả có thể kỳ vọng về một mối quan hệ tích cực giữa chỉ số tự

do kinh tế và tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, do đặc tính của nền kinh tế Việt Nam và hệ thống tài chính đang phát triển của chúng ta đều còn chưa ổn định. Nên một sự lo lắng về khả năng hấp thụ các nguồn vốn ngoại rất đáng để tác giả quan tâm và chưa thể xác định được xu hướng của tác động.

Kỳ vọng (giả thiết) về mối tương quan giữa biến EF và CG:

H10: Tín dụng sẽ chịu sự tác động đáng kể của mức độ tự do hố kinh tế

Thơng tin về chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam được dựa trên công bố của tổ chứ "The Heritage Foundation"5. Công thức đo lường giá trị biến EF như sau:

5 The Heritage Foundation, hay còn gọi là Tổ chức Di sản là một nhóm tư duy chính sách cơng bảo thủ của Mỹ có trụ sở tại Washington, D.C. Tư tưởng của tổ chức này đóng vai trị chủ đạo trong phong trào bảo thủ trong nhiệm kỳ tổng thống của Ronald Reagan, chính sách của họ được lấy từ các nghiên cứu chính sách của tổ chức này.

EF = Chỉ số tự do kinh tế được The Heritage Foundation công bố theo từng năm và theo từng quốc gia6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)