Lỗ hổng của các nghiên cứu và hướng nghiên cứu chính của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 31 - 33)

2.4 Khảo lược một số nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.3 Lỗ hổng của các nghiên cứu và hướng nghiên cứu chính của tác giả

Đối với các nghiên cứu quốc tế, tăng trưởng tín dụng đã là một đề tài phổ biến được nghiên cứu với rất nhiều mẫu dữ liệu lớn, phong phú, tại nhiều quốc gia/ nền kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, các mơ hình được đề cập cũng đã được xây dựng với rất nhiều biến độc lập đa dạng từ những biến thuộc nhóm các yếu tố nội tại bên trong của mỗi NH (các yếu tố tài chính, yếu tố quản trị), đến những biến thuộc nhóm các nhân tố vĩ mô, các biến được sử dụng bao gồm cả biến định lượng và biến định tính (biến giả). Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia/ vùng lãnh thổ lại có những quy định/ quy chuẩn khơng hề giống nhau cả về mặt pháp lý lẫn chính sách khiến cho việc đo lường các

biến cũng sẽ rất khác nhau, đặc biệt là biến chính của mơ hình: biến tăng trưởng tín dụng.

Theo đó, các mơ hình được thực hiện ở nước ngồi chủ yếu đo lường biến phụ thuộc thông qua tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của biến cho vay, tức là đồng nhất hành vi cấp tín dụng với hình thức cho vay. Tuy nhiên, điều này khơng hồn tồn đúng ở Việt Nam, vì hoạt động cho vay chỉ là một trong rất nhiều những hình thức của hoạt động cấp tín dụng. Sự khác biệt này đặt ra nhu cầu cần phải nghiên cứu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với các nghiên cứu được thực hiện trong nước, mặc dù biến tăng trưởng tín dụng đã được đo lường một cách phù hợp hơn với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, mẫu dữ liệu cịn khá hạn hữu, thậm chí chỉ nghiên cứu trong thời gian 1 năm. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu của một số đề tài cũng còn khá giản đơn, chỉ dừng lại ở việc phân tích dữ liệu bằng mơ hình Pooled OLS, FEM hay REM. Trong khi đó, các mơ hình này chưa giải quyết được các vấn đề phát sinh từ những khuyết tật cơ bản của panel data.

Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu các nhân tố tác động đến yếu tố tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam với mẫu nghiên cứu bao gồm 28 NHTM cổ phần trong giai đoạn 2010-2017 (tương đương 224 quan sát). Mơ hình nghiên cứu bao gồm 10 biến độc lập (trong đó bao gồm hai nhóm biến: nhóm biến nhân tố nội tại và nhóm biến nhân tố vĩ mơ) được tác giả kỳ vọng có tác động đáng kể đến tăng trưởng tín dụng.

Về phương pháp, ngồi mơ hình FEM và REM được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu khác, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả lựa chọn mơ hình hồi quy chủ yếu của đề tài là phương pháp Mô-men tổng quát GMM (Hansen L. P.,1982), với mục tiêu giúp khắc phục được những khiếm khuyết cơ bản của mơ hình với dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp GMM sẽ là kết quả chính của luận văn này, và tác giả sử dụng các ước lượng mơ hình có được từ phương pháp GMM để bàn luận chi tiết.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)