CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Mơ hình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và chạy hồi quy hai mơ hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội và thu nhập trung bình của các hộ gia đình. Ngồi ra, tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy với biến cơng cụ để kiểm định tính nội sinh của biến vốn xã hội.
Mơ hình OLS thứ nhất: lnYi = α + bSCi + dXi + Zi + µ
Trong đó:
Yi là biến phụ thuộc: thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình.
SCi là biến vốn xã hội được đo lường bằng tổng số tổ chức hộ tham gia của các hộ gia đình.
Xi là bao gồm đặc điểm của hộ gia đình như: tuổi của chủ hộ, bình phương tuổi của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của số người lao động trong gia đình, tổng diện tích đất , quy mơ hộ gia đình.
Zi các nhóm biến về khu vực của các hộ gia đình gồm 6 khu vực: Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây Ngun, Đồng Bằng Sơng Cửu Long.
Mơ hình OLS thứ hai khác với OLS thứ nhất là thành phần vốn xã hội bao gồm: tổng số tổ chức hộ tham gia, mật độ tham gia, tính đồng nhất và đóng góp tiền mặt. Tương tự như các thành phần của vốn xã hội ở các nghiên cứu trước như Yusuf (2008), Grootaert (2002) hay Narayan & Lant Pritchett (1997).
Mơ hình hồi quy với biến cơng cụ để xác định liệu biến vốn xã hội có bị nội sinh hay khơng hay nói cách khác mối quan hệ của vốn xã hội và thu nhập trung bình của hộ gia đình có phải là mối quan hệ ngoại sinh hay không. Tác giả tiến hành hồi quy mơ hình OLS (1) với biến bị nội sinh là biến số tổ chức và biến công cụ là biến niềm tin.