Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT

5.2. Hàm ý chính sách

Từ kết quả ước lượng mơ hình hồi quy với biến cơng cụ cho thấy các thành phần về vốn xã hội và một số đặc điểm về hộ gia đình có tác động đến thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam. Tác giả đề xuất một số kiến nghị có thể giúp các nhà làm chính sách, các nhà quản lý,chính quyền các cấp hoạch định các

chính sách thích hợp nhằm cải thiện vốn xã hội và một số đặc điểm của hộ gia đình để góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

 Phát triển, nâng cao chất lượng các tổ chức, hiệp hội

Vốn xã hội được tạo ra không phải bởi quyết sách của Nhà nước, tuy nhiên Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc phát triền vốn xã hội, gắn kết giữa người dân và cơ quan chính phủ. Nhà nước cần tạo điều kiện để các hiệp hội, tổ chức phát triển thơng qua việc có thể hỗ trợ về thơng tin thị trường để kết nối với doanh nghiệp, từ đó các tổ chức có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nhà đầu tư, phát triển quy mô của tổ chức xã hội ngày một lớn hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy số tổ chức mà hộ có thành viên tham gia có tác động mạnh và tích cực đến thu nhập trung bình của hộ gia đình. Tuy nhiên, theo bộ dữ liệu điều tra VARHS năm 2014 thì các hiệp hội, tổ chức là các tổ chức chính trị - xa hội, hội theo sở thích chiếm đa số, cịn các hội về ngành nghề kinh doanh thì vẫn cịn ít và mức độ ảnh hưởng của nó chưa cao. Do đó tác giả đề xuất một số chính sách có thể giải quyết được vấn đề này:

Ban hành nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến hoạt động của tổ chức. Ví dụ như nhà nước có thể bảo trợ về mặt tài chính để khuyến khích các tổ chức ngày càng có nhiều hoạt động thu hút người dân tham gia. Tổ chức nhiều chương trình để gắn kết các thành viên trong tổ chức với nhau, cũng như sự liên kết giữa các thành viên của tổ chức này với các tổ chức khác, mạng lưới xã hội từ đó lan rộng ra, niềm tin giữa các thành viên từ đó mà có. Họ sẵn sàng hỗ trợ nhau lúc khó khăn và họ sẽ cảm thấy được ý nghĩa khi tham gia các hoạt động. Mặc khác, các cấp chính quyền có thể thiết kế những buổi hội thảo để chia sẻ những phương pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả cho các hộ gia đình.

Nhà nước có thể nâng cao chất lượng của tổ chức bằng cách hỗ trợ đào tạo chất lượng nhân lực, ví dụ có thể mở các lớp học thêm để trau dồi kỹ năng cũng như kiến thức cho người đứng đầu tổ chức. Người đứng đầu của tổ chức được xem như là một công cụ để chuyển tải các kiến thức, chủ trương, chính sách của Nhà nước đến thành viên của các tổ chức. Từ đó nâng cao trình độ nhận thức của các thành viên

trong tổ chức. Ngược lại, người tham gia tổ chức cũng có thể chia sẻ những khó khăn trong đời sống cũng như kinh doanh lên các cấp chính quyền.

Thành lập nhiều tổ chức, hiệp hội về ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các hội viên có quy mơ sản xuất vừa và nhỏ; thường xun trao đổi, lắng nghe, chia sẻ vướng mắc của các thành viên; các hiệp hội kịp thời thông tin với cơ quan chức năng của địa phương, phát huy tốt vai trò cầu nối giữa các thành viên với chính quyền thơng qua các buổi hội nghị định kỳ hàng tháng, hàng quý, qua đó những khó khăn, vướng mắc của các thành viên được tháo gỡ.

Song song với đó, các tổ chức, hiệp hội tích cực động viên các đơn vị thành viên hỗ trợ, giới thiệu đơn hàng cho nhau; chú trọng đào tạo, tập huấn sát với nhu cầu công việc của các thành viên; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đồng thời tạo điều kiện cho hội viên được học tập, lao động, nâng cao trình độ về mọi mặt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương.

 Tạo niềm tin vào tổ chức, hiệp hội.

Nên có luật riêng quy định cụ thể về các hoạt động của các tổ chức hiệp hội, bảo vệ hiệp hội, cần phải đặt quyền và lợi ích của tất cả các thành viên lên trên hết, phải tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của tất cả các thành viên. Từ đó tạo niềm tin vào tổ chức cho các thành viên tham gia, bảo vệ quyền và lợi ích, pháp luật cho hội viên.

 Nâng cao chất lượng giáo dục cho các thành viên của hộ gia đình

Ngồi ra, dựa vào kết quả của các biến kiểm soát về đặc điểm các hộ gia đình, bên cạnh các chính sách liên quan đến vốn xã hội thì các nhà hoạch định chính sách hay Nhà nước nên chú trọng làm sao để nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ; cải thiện trình độ học vấn của lực lượng lao động và các thành viên trong gia đình, đặc biệt chủ hộ có vai trị quan trọng trong việc tư vấn, hướng nghiệp, tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình học tập, nâng cao trình độ bản thân. Do đó, chủ hộ phải là người tiên phong, gương mẫu, là tấm gương học tập suốt đời cho các thành viên khác trong gia đình noi theo. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm đào tạo, giáo dục,

hướng nghiệp cho đối tượng là thanh thiếu niên con em của nông dân, thành phần sẽ là lực lượng lao động chủ yếu, quan trọng ở khu vực nông thôn trong tương lai. Một cách cụ thể:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ then chốt quyết định chất lượng giáo dục; quan tâm cải thiện chế độ lương, thu nhập khác, đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình thực tế và u cầu cơng việc; tạo cơ chế và động lực để giáo yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Đẩy mạnh các hoạt động thơng tin tun truyền, khuyến khích người dân tự học, hướng đến xã hội học tập, xây dựng phương châm học tập suốt đời phải làm cho mỗi lao động thấu hiểu, tự giác, chủ động học tập; tạo điều kiện cho người lao động học tập, bồi dưỡng thường xun. Xây dựng mơ hình gia đình học tập, dịng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, hướng tới xã hội học tập.

Nâng cao hơn nữa nhận thức của hộ gia đình nơng thơn về vai trị của mình trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; về vị trí, vai trị của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; khơi dậy ở người dân tinh thần chủ động, tích cực học tập và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp địa phương nên có các chính sách đẩy mạnh và phát triển các ngành nghề, dịch vụ phi nơng nghiệp, bởi vì theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhưng hộ gia đình có chủ hộ có ngành nghề chủ yếu là phi nơng nghiệp thì thu nhập của gia đình sẽ cao hơn những hộ có chủ hộ làm nơng nghiệp. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành nghề, dịch vụ phát triển bền vững như tiếp cận vốn tín dụng, giảm thiểu các thủ tục, tăng cường cho vay tín chấp, giảm lãi suất; hướng đến các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)