Thành phần thu nhập của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích thống kê mơ tả

4.1.2. Thành phần thu nhập của hộ gia đình

Nguồn thu nhập của các hộ có từ nhiều nguồn khác nhau, tùy theo đặc điểm, lợi thế của từng vùng miền khác nhau và đặc biệt là loại hình hoạt động kinh tế của các hộ gia đình.

Theo như bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam (VARHS) năm 2014 thu nhập của hộ gia đình được tổng hợp thành chín thành phần thu nhập chính, bao gồm thu nhập từ các hoạt động sau:

 Thu nhập từ làm công, làm thuê

 Các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không được trả công  Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp  Thu nhập từ các hoạt động khai thác và đánh bắt tự nhiên  Thu nhập từ hoạt động cho thuê

 Bán tài sản

 Các khoản chuyển nhượng/ hỗ trợ từ cá nhân

 Các khoản chuyển nhượng/ hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội  Khác (lãi tiền gửi, lợi tức từ đóng góp cổ phần,...)

Từ chín nhóm thu nhập trên, có thể chia thành 3 nhóm thu nhập như sau: nhóm thứ nhất đó là thu nhập từ hoạt động nơng nghiệp gồm có thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các hoạt động khai thác, đánh bắt tự nhiên. Nhóm thứ hai là thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp gồm có thu nhập từ làm cơng, làm thuê và thu nhập từ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không được trả công. Nhóm thứ ba là nhóm các thu nhập cịn lại trong chín loại thu nhập phía trên.

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình

Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu VARHS (2014) của tác giả

Dựa vào kết quả tổng hợp được từ dữ liệu VARHS (2014), xét về từng ngành nghề ta thấy nguồn thu nhập của các hộ chủ yếu là sản xuất nông lâm ngư nghiệp, ngành này chiếm 34,5%. Đây cũng chính là đặc trưng riêng của hầu hết các khu vực nông thôn Việt Nam. Khoản thu nhập về tiền lương/ công chiếm một phần khá lớn 32% chỉ sau nông lâm, ngư nghiệp. So với dữ liệu từ VARHS (2012) thì cơ cấu của hai khu vực này đang có sự thay đổi lớn, các hộ gia đình ngày càng ít tham gia vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp giảm 11,33% so với năm 2012. Thay vào đó các hộ gia đình có xu hướng tham gia vào các cơng việc có tiền lương và tiền công cao hơn từ 26,34% năm 2012 lên đến 34,5% năm 2014. Đây cũng có thể coi là một xu hướng thay đổi cơ cấu tích cực trong nguồn thu nhập của các hộ gia đình. Giảm dần các ngành nghề truyền thống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, hướng tới mục đích xây dựng nơng thơn kiểu mới, hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa.

32.0% 34.5% 3.1% 9.9% .5% 0.5% .1% 1.9% 8.3% 8.5% 0.7% Luong/tien cong SXNLNN

Khai thac va danh bat HÐ phi NN duoc tra cong

Thu tu hoat dong cho thue Thu tu cho thue bat dong san

Cho thue cac tai san khac Ban tai san

Chuyen nhuong/ho tro tu ca nhan Chuyen nhuong/ho tro

Các nguồn thu nhập từ khai thác và đánh bắt, thu từ hoạt động cho thuê, cho thuê các tài sản khác, chuyển nhượng/ hỗ trợ từ cá nhân, hoạt động phi nông nghiệp được trả công, thu từ cho thuê bất động sản, bán tài sản, chuyển nhượng từ chính phủ, tổ chức và các nguồn thu nhập khác, từng nguồn thu nhập chỉ chiếm phần tương đối nhỏ trong cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở nơng thơn.

Hình 4.2: Biểu đồ mơ tả tỷ trọng cơ cấu thu nhập theo từng khu vực

Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu VARHS (2014) của tác giả

Đồ thị trên cho thấy sự khác biệt về tỷ trọng thành phần thu nhập của các hộ gia đình theo từng vùng. Nhìn chung các vùng đều có thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nơng lâm ngư nghiệp và lĩnh vực lương/ tiền công.

Vùng Đồng Bằng Sơng Hồng và Dun Hải Miền Trung có tỷ trọng thu nhập từ lương/ tiền công lớn nhất. Hai lĩnh vực có tỷ trọng thu nhập xấp xỉ bằng nhau là sản xuất nông lâm ngư nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp được trả công. So với

DBSH TDMNPB BTB

DHMT TN DBSCL

Luong/tien cong SXNLNN

Khai thac va danh bat HÐ phi NN duoc tra cong

Thu tu hoat dong cho thue Thu tu cho thue bat dong san

Cho thue cac tai san khac Ban tai san

Chuyen nhuong/HTCN Chuyen nhuon/ho tro tu cp

Thu khac Graphs by gr_khuvuc

vùng Duyên Hải Miền Trung thì Đồng bằng Sơng Hồng khơng có hoạt động khai thác và đánh bắt.

Vùng Trung du miền núi Phía Bắc và Tây Ngun thì có đặc điểm riêng so với các vùng còn lại. Tỷ trọng thu nhập lớn nhất là từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tiếp đó mới đến lĩnh vực tiền lương/ cơng. Đây cũng chính là vùng đóng góp nhiều nhất vào tỷ trọng thu nhập từ hoạt động nông lâm ngư nghiệp của nước ta. Các thành phần còn lại chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ.

Vùng Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự như vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ đều có tỷ trọng thu nhập lớn nhất là từ lương và tiền cơng, sau đó là đến hoạt động sản xuất nơng lâm ngư nghiệp. Vùng Bắc Trung Bộ khác với các vùng ở điểm phát triển về lĩnh vực chuyển nhượng/ hỗ trợ từ cá nhân mạnh hơn so với các vùng khác. Lĩnh vực này đứng thứ ba sau hai hoạt động chính là thu nhập từ tiền công/ lương và nông lâm ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)