Chương 4 : Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
4.4 Kết luận chung về kết quả nghiên cứu
4.4.2 Kết luận từ mơ hình hồi quy
Từ mơ hình hồi quy:
DPR = -0.666 + 0.126 LEV + 0.061 EPS + 0.096 P/E
Tác giả kết luận rằng: tỷ lệ chi trả cổ tức bị ảnh hưởng bởi các nhân tố địn bẩy tài chính LEV (nợ phải trả ngắn hạn và dài han/tổng số vốn cổ phần), rủi ro P/E (giá cổ phiếu/thu nhập mỗi cổ phiếu), EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu)
Trong đó, nhân tố địn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức ( 1=0.126): khi địn bẩy tài chính tăng 1 đơn vị trong điều kiện các
nhân tố khác khơng đổi thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ tăng 12,6% và ngược lại.
Nhân tố EPS có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức ( 2=0.061): khi
EPS tăng 1 ngàn đồng thì tỷ lệ chi trả cổ tức tăng 6,1% và ngược lại trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Và nhân tố rủi ro (giá cổ phiếu/thu nhập mỗi cổ phiếu) có tác động nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức ( 3=0.096): khi rủi ro giảm 1 đơn vị thì tỷ lệ chi
trả cổ tức sẽ tăng 9.6% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi và ngược lại.
Như vậy trong 3 nhân tố: địn bẩy tài chính, rủi ro và thu nhập trên mỗi cổ phiếu, nhân tố địn bẩy tài chính là nhân tố tác động mạnh nhất đến tỷ lệ chi trả cổ tức.
Sự thay đổi của 3 nhân tố này (địn bẩy tài chính, rủi ro và thu nhập trên mỗi cổ phiếu) giải thích ở mức 55.1% sự biến động của tỷ lệ chi trả cổ tức.
Như vậy giống như các nghiên cứu trước đây, địn bẩy tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khống Việt Nam giai đoạn 2009-2012 có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Các cơng ty có địn bẩy tài chính cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức cũng cao và ngược lại. Như vậy, giả thuyết đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức đã được chứng minh bởi các kết quả phân tích. Kết quả của bài nghiên cứu là phù hợp với kỳ vọng về dấu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yordying Thanatawee (2011).
Thứ hai, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (đại diện cho khả năng sinh lợi) được tìm thấy là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Các cơng ty có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức cũng cao và ngược lại. Như vậy giả thuyết khả năng sinh lợi có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức đã được chứng minh bằng các kết quả nghiên cứu. Kết luận này là phù hợp với kỳ vọng về dấu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu
and Javid (2009) khi cho rằng khả năng sinh lợi tác động cùng chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức.
Thứ ba, rủi ro của cơng ty được tìm thấy là một yếu tố quyết định quan trọng đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Các cơng ty có rủi ro thấp thì tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn các cơng ty có rủi ro cao. Kết luận này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Anupam Mehta (2012) cho rằng rủi ro có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức.
Nghiên cứu này cho thấy quy mơ cơng ty, lợi nhuận rịng trên tổng tài sản, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, thanh khoản là không ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Vì vậy, nghiên cứu này bác bỏ các giả thuyết: quy mơ cơng ty có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức và tính thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức.