Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mẫu nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thăm dò các yếu tố tác động

Xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu Xác định mẫu nghiên cứu

Triển khai thu thập dữ liệu Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

Phân tích và xử lý số liệu

- Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) - Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích tương quan - Phân tích mơ hình hồi quy - Kiểm định mơ hình hồi quy

Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡ mẫu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu. Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu được xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Theo Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Trong nghiên cứu lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992) với 24 biến quan sát: n > m*5; n: tổng số phiếu điều tra; m: tổng số biến cần khảo sát. Theo Hair & ctg (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n: tổng số phiếu điều tra và m: tổng số biến cần khảo sát). Số biến độc lập khảo sát m=5 (Biến quan sát), do đó tổng số kích thước mẫu tối thiểu n 8*5+50=90.

Tổng thể nghiên cứu là các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Vietinbank Bình Phước. Sau khi xác định được tổng thể chung, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Bài nghiên cứu đã phát 300 phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Vietinbank Bình Phước bao gồm cả quan hệ vay vốn và các quan hệ khác như bảo lãnh, chiết khấu, mở L/C,... Các doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp hoạt động tại Bình Phước, bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp như: Cơng ty THH, Cơng ty cổ phần, DNTN,...

Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 300 phiếu, số phiếu khảo sát thu về là 280, số phiếu hợp lệ hợp lệ là 275 phiếu. Tiêu chuẩn lấy mẫu là giám đốc, chủ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến khi đủ kích thước 300 mẫu. Thời gian phát phiếu điều tra và thu thập: Từ ngày 03/06/2018 đến ngày 15/07/2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 34 - 36)