Cách thức điều chỉnh thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1 Điều chỉnh thu nhập

2.1.3 Cách thức điều chỉnh thu nhập

Theo các tác giả Bruns và Merchant (1990), Ayres (1994), Francis (2001), việc điều chỉnh thu nhập được biết đến thông qua các các phương pháp sau:

- Thứ nhất: Dựa trên việc lựa chọn giữa các phương pháp ghi nhận, đánh

giá các khoản mục trên báo cáo tài chính ví dụ như phương pháp FIFO và LIFO được đề cập trong các nghiên cứu của Hughes, Schwartz, và Fellingham (1988) hoặc Neill, Pourciau, và Schaefer (1995); phương pháp khấu hao được đề cập đến trong các nghiên cứu của Neill, Pourciau, và Schaefer (1995) hoặc Bishop và Eccher (2000); các tiêu chuẩn hoặc phương pháp ghi nhận doanh thu được đề cập đến trong nghiên cứu của Bowen, Davis, và Rajgopal (2002).

- Thứ hai: Quyết định thời điểm lựa chọn áp dụng các chuẩn mực mới hoặc

chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Khi các chuẩn mực mới ra đời thì thường có thời gian hiệu lực tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn việc áp dụng các chuẩn mực này trước hoặc sau thời hạn quy định với các lý do đặc thù. Các nghiên cứu đề cập đến cách thức điều chỉnh thu nhập theo phương pháp này bao gồm: Ali và Kumar (1994); Lehavy và Revsine (1994); Smith và Rezaee (1995); Amir và Livnat (1996); Amir và Ziv (1997)…

- Thứ ba: Sử dụng các tài khoản điều chỉnh như dự phịng, trích trước, thanh

lý tài sản…Các nghiên cứu đề cập đến phương pháp này bao gồm Bishop và Eccher (2000); McNichols và Wilson (1988); Easton, Eddey, và Harris (1993); Asthana (1999); Brown (2004); Bergstresser, Desai, và Rauh

(2005); Hann, Lu, và Subramanyam (2007) Alciatore, Easton, và Spear (20000; Black, Carnes, và Richardson (2000); Burgstahler, Jiambalvo, và Shevlin (2002); Riedl và Srinivasan (2006)….

- Thứ tư: Phân loại các khoản mục vào thu nhập thuộc hoạt động sản xuất

kinh doanh chính hoặc thu nhập khác để phân chia thành các thu nhập thường xuyên và thu nhập bất thường. Các nghiên cứu đề cập đến cách thức này bao gồm Godfrey và Jones (1999); Dye (2002); Lin, Radhakrishnan, và Su (2006); McVay (2006), Hwang và Ryan (2000); Bens và Johnson (2006)…

- Thứ năm: Thiết kế việc ghi nhận các giao dịch để đạt được các thơng tin

kế tốn đã dự tính trước. Ví dụ trường hợp cơng ty Xerox sử dụng chiến lược về danh mục tài sản để bán các tài sản thuê tài chính dưới dạng thuê hoạt động sau khi các hợp đồng thuê tài chính chấm dứt đối với các tài sản th tài chính của các cơng ty con tại Brazil. Hoặc thiết kế các hình thức hợp nhất theo phương pháp hợp lãi thay vì phương pháp mua. Hoặc tiến hành các giao dịch với các bên liên quan để làm thay đổi thu nhập công ty mẹ. Các nghiên cứu đề cập đến các cách thức này bao gồm Marquardt và Wiedman (2005); Aboody, Kasznik, và Williams (2000); Ayers, Lefanowicz, và Robinson (2002); Gordon và Henry (2005).

- Thứ sáu: Thay đổi thời gian ghi nhận doanh thu và chi phí thơng qua thay

đổi thời gian hữu dụng của các tài sản hoặc thông qua việc vốn hóa các chi phí nhằm tạo ra các khoản thu nhập ít biến động. Các nghiên cứu đề cập đến cách thức này bao gồm Bartov (1993); Muller (1999) và Gunny (2005).

- Thứ bẩy: Sử dụng việc điều chỉnh các chi phí nghiên cứu và phát triển

hoặc các chi phí bán hàng, quản lý. Các nghiên cứu đề cập đến cách thức này bao gồm: Baber, Fairfield, và Hagard (1991); Hansen và Hill (1991); Bushee (1998); Darrough và Rangan (2005); Gunny (2005); Singer (2007); Zang (2007)…

- Thứ tám: Điều chỉnh mức độ minh bạch của các thơng tin trình bày, ví dụ

như thay vì phải giải trình chi tiết thành một khoản riêng trên Thuyết minh báo cáo tài chính thì nhập lại với các khoản mục khác để xóa đi mức độ ảnh hưởng riêng lẻ đến thông tin trên báo cáo tài chính. Các nghiên cứu đề cập đến cách thức này bao gồm: Smith và Emshwiller (2003); Riedl và Srinivasan (2006).

- Thứ chín: Điều chỉnh mức độ thơng tin về các khoản thu nhập thông qua

các phương pháp khác nhau như trình bày thơng tin tồn diện về thu nhập trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu thay vì trên báo cáo kết quả kinh doanh…Cách thức này được Lee, Petroni, và Shen trình bày trong nghiên cứu cơng bố năm 2006.

Tóm lại, có rất nhiều phương thức khác nhau để điều chỉnh thu nhập theo chủ quan của nhà quản lý xét theo chu trình xử lý số liệu thì bắt đầu từ việc lựa chọn chính sách đến việc thiết kế các giao dịch cho đến việc trình bày và cơng bố thơng tin, cịn nếu xét theo mức độ thì từ chủ ý có tuân thủ cho đến việc vi phạm, gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)