.Hồ Chí Minh ban hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

STT Tiêu chí

1 Người mua trả tiền trước 2 Tổng dự phịng

3 DN có miễn giảm

4 Sử dụng hóa đơn bán hàng nhiều 5 Có hịan thuế

STT Tiêu chí

6 Doanh thu nhỏ hơn vốn

7 Chênh lệch giữa DT tính thuế GTGT và TNDN 8 Quan hệ liên kết

9 Có VAT âm lớn nhưng khơng hồn 10 Chi phí phải trả lớn

11 Có các khoản giảm trừ doanh thu 12 Điểm - Tổng số thuế phải nộp lớn

13 Tỷ lệ (Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần) 14 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

15 Doanh thu

16 Thuế TNDN phát sinh

17

So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra) giữa các năm

18 Bán dưới giá vốn liên kết

19 Tỷ lệ chi phi lãi vay và lợi nhuận thuần

4.2.1.2 Đề xuất bổ sung các chỉ tiêu

Theo thực trạng sử dụng ứng dụng TPR trên và dựa trên kết quả nghiên cứu này chúng tơi đề xuất bổ sung các tiêu chí sau vào ứng dụng TPR trong lập kế hoạch thanh kiểm tra tại Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh:

- Chỉ tiêu: Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi thuế trong kỳ thanh, kiểm tra. Dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp trong thời gian ưu đãi thuế thường sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm tăng thu nhập tính thuế để hưởng mức ưu đãi thuế tối đa và gây giảm thuế TNDN phải nộp trong những năm sau

khi kết thúc kỳ ưu đãi thuế. Vì vậy, khi lập kế hoạch thanh, kiểm tra cần lưu ý đưa vào diện đối tượng có rủi ro trốn, tránh thuế cần được thanh kiểm tra chứ khơng vì doanh nghiệp khơng có số thu hoặc đang hưởng ưu đãi nên khơng thanh, kiểm tra.

- Chỉ tiêu: Doanh nghiệp có ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu

theo tiến độ. Khoản doanh thu này thường được ghi nhận theo chủ định của nhà quản lý nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, xây dựng. Do đó, nếu doanh nghiệp ghi nhận các khoản này khả năng doanh nghiệp sẽ sử dụng điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế TNDN phải nộp nhất là khi kết hợp với yếu tố ưu đãi thuế, thay đổi mức thuế suất.

- Chỉ tiêu: Ghi nhận số lượng các khoản dự phòng. Việc ghi nhận dự phòng

sẽ làm giảm thu nhập tính thuế và các khoản dự phòng cũng phụ thuộc rất nhiều vào chủ định của nhà quản lý nhất là các khoản dự phòng về hàng tồn kho, đầu tư chứng khoán khi căn cứ xác định giá trị thuần có thể thực hiện của cơ quan thuế hiện cịn rất hạn chế. Do đó, đối với các donh nghiệp ghi nhận càng nhiều các khoản dự phòng và đặc biệt dự phòng liên quan đến đầu tư chứng khốn thì khả năng doanh nghiệp sử dụng các khoản mục này để điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp là rất cao.

- Chỉ tiêu: ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại. Quan điểm về thuế TNDN

hiện nay đã thay đổi so với trước đây khi thuế TNDN được xem là một khoản chi phí do đó việc tiết kiệm chi phí này cũng là một trong các chiến lược về cắt giảm hoặc quản lý hiệu quả chi phí của các doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp có ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại âm hoặc dương đều cho thấy sự khác biệt về cơ sở tính thuế TNDN giữa kế tốn và thuế và tín

hiệu về khả năng sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp thông qua việc ghi nhận khoản mục này rất cao theo kết quả nghiên cứu, do đó cần đặc biệt lưu ý đưa chỉ tiêu này vào ứng dụng TPR để lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế.

4.2.2 Sử dụng các tín hiệu khi thực hiện thanh, kiểm tra tại đơn vị

Khi thực hiện thanh, kiểm tra tại đơn vị cần thực hiện việc trình bày số liệu các năm liền kế trước kỳ thanh, kiểm tra theo bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)