Diễn đạt và mã hóa thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động co trình độ cao đẳng trở lên tại địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 32)

Như đã trình bày ở trên, mơ hình nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh hướng đến quyết định chuyển việc của người lao động trẻ:

- Cam kết tổ chức

- Thỏa mãn trong công việc

- Tình trạng căng thẳng trong cơng việc - Các yếu tố gây nên căng thẳng

- Nhận thức tái định hướng nghề nghiệp

Thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của người lao động trẻ được kế thừa từ các thang đo sau:

Biến độc lập:

 Thang đo Cam kết tổ chức (OCQ) gồm có 12 biến quan sát, được lấy và hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Meyer & Allen (1991). Thang đo của Meyer&Allen có 18 biến quan sát và bao gồm 3 nhóm yếu tố: Cam kết tình cảm, Cam kết liên tục và Cam kết mang tính giá trị. Tuy nhiên câu hỏi từ thang đo OCQ gốc được xem là không quen thuộc đối với người lao động Việt Nam, ví dụ như câu “tôi cho rằng giá trị của tôi và giá trị của công ty là tương tự” hoặc “tổ chức này thực sự thôi thúc những điều tốt đẹp nhất trong tôi thực hiện công việc”… Thông qua nghiên cứu sơ bộ tác giả đã điều chỉnh còn 12 biến quan sát cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Ký hiệu và nội dung của 12 biến này được trình bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố Cam kết tổ chức

hiệu

Nội dung

CK01 Từ khi tôi tham gia tổ chức này, tôi cảm thấy hạnh phúc khi dành thời gian của mình để phục vụ cho tổ chức

CK02 Tơi thực sự nghĩ rằng khó khăn của tổ chức tơi gặp phải cũng chính là khó khăn của mình

CK03 Tơi u thích tổ chức mình đang làm việc

CK04 Tơi rất tự hào khi nói với mọi người khác tơi là người lao động của tổ chức mà tôi đang làm việc

CK05 Sẽ rất khó khăn cho tơi để rời tổ chức này bây giờ, thậm chí nếu tơi muốn ra đi

CK06 Tơi cảm giác có rất ít lí do để cân nhắc việc rời khỏi tổ chức này

CK07 Sẽ có rất nhiều điều trong cuộc sống của tôi sẽ tan vỡ nếu tôi rời tổ chức vào lúc này

CK08 Một trong những khó khăn tôi phải gặp khi rời bỏ tổ chức là rất khó để tìm một việc khác

CK09 Tơi cảm thấy có trách nhiệm phải duy trì cơng việc hiện tại của tơi với tổ chức của mình

CK10 Tơi sẽ cảm thấy có lỗi nếu tơi rời bỏ tổ chức lúc này

CK11 Tôi sẽ không rời bỏ tổ chức này vì tơi cịn có trách nhiệm với nhiều người đồng nghiệp tôi ở đây

 Thang đo “Thõa mãn trong cơng việc” gồm có 6 biến, được lấy từ nghiên cứu của Yousef (2000) (được trích bởi Hazrina Ghazali, 2010) . Trong nghiên cứu của ông sử dụng 6 nhóm câu hỏi đo lường Sự thỏa mãn được phát triển từ Minesota Saticfaction Questionnairs (MSQ). Ký hiệu và nội dung của biến này được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố Thỏa mãn trong công việc

hiệu

Nội dung

TM1 Tơi hài lịng về các điều kiện công việc (văn phịng, an tồn, tiện lợi…) của mình đang làm tại tổ chức này

TM2 Tơi hài lịng về mức thu nhập (lương, thưởng và phụ cấp) đang được hưởng.

TM3 Tôi hài lòng về sự chỉ dẫn và giám sát từ sếp trực tiếp TM4 Tơi hài lịng về cơ hội đào tạo và thăng tiến tại tổ chức này

TM5 Tơi hài lịng vì có những đồng nghiệp rất thân thiện và giúp đỡ tôi trong công việc

TM6 Tơi hài lịng về phúc lợi và sự đảm bảo công việc tại tổ chức này

 Thang đo “Căng thẳng trong cơng việc” gồm có 7 biến quan sát, được lấy và hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Anderson, Coffey and Byerly (2002). Ký hiệu và nội dung của 7 biến này được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ký hiệu và nội dung các biến của Căng thẳng trong công việc

hiệu

Nội dung

CT1 Tôi nhận thấy công việc của tôi rất căng thẳng và áp lực rất cao

CT2 Môi trường làm việc hiện tại làm tôi cảm thấy rất mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi

CT 3 Tôi thường xuyên cảm thấy lo lắng và sợ hãi vì cơng việc

CT4 Nếu tơi có một cơng việc khác thì sức khỏe của tơi có lẽ sẽ tốt hơn nhiều CT5 Vấn đề liên quan đến công việc thường làm tôi mất ngủ

CT6 Tôi thường kết thúc ngày làm việc với tình trạng mệt mỏi CT7 Tôi thường cảm thấy mệt mỏi và lo lắng trước các cuộc họp

 Thang đo “Nhân tố gây nên căng thẳng” gồm có 8 biến quan sát, được lấy và hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Hazrina Ghazali (2010). Trong nghiên cứu Hazrina Ghazali có 13 biến quan sát, qua thảo luận nhóm tác giả rút gọn lại còn 8 biến thể hiện 4 thành phần: Sự mơ hồ về vai trò – Role ambiguity, Sự mâu thuẩn về vai trò – Role conflict, Sự quá tải trách nhiệm – Role overload, Sự mâu thuẩn công việc và gia đình- work–family conflict. Ký hiệu và nội dung của 8 biến này được trình bày ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố Nhân tố gây căng thẳng Ký hiệu Nội dung

NTCT1 Tôi không được cấp trên phân công công việc một cách rõ ràng NTCT2 Tôi không hiểu rõ lắm trách nhiệm công việc của tôi

NTCT3 Tôi nhận được sự phân công công việc từ nhiều người khác nhau vì thế tơi rất khó khăn để thỏa mãn họ.

NTCT4 Trong công việc, để làm cho một số đồng nghiệp hay cấp trên hài lịng thì tơi lại làm người khác thất vọng

NTCT5 Tơi thường có cảm giác lo lắng vì cơng việc ngồi tầm kiểm sốt của tơi NTCT6 Tơi cảm giác tơi khơng có đủ thời gian để hồn thành công việc được

giao

NTCT7 Tôi thường phải đem công việc về nhà giải quyết

NTCT8 Tôi cảm giác vì cơng việc nhiều q nên tơi có q ít thời gian để chăm sóc gia đình mình

 Thang đo Nhận thức tái định hướng nghề nghiệp gồm có 3 biến quan sát. Các biến này được lấy từ nghiên cứu của Hazrina Ghazali (2010). Nghiên cứu của Hazrina Ghazali (2010) bổ sung một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc là Cảm giác về công việc (Job feeling). Hazrina phát triển nhóm yếu tố này có 17 biến quan sát, tác giả chọn ra 3 biến phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam. Qua thảo luận nhóm tác giả đặt tên cho yếu tố mới này là Nhận thức về định hướng nghề nghiệp. Ký hiệu và nội dung của 3 biến quan sát này được trình bày ở Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố Nhận thức tái định hướng nghề nghiệp

Ký hiệu Nội dung

NTNN1 Tơi nhận thấy ngành học của mình khơng phù hợp với công việc hiện tại

NTNN2 Tơi khơng thích ngành nghề mình đang làm việc

NTNN3 Tôi nhận thấy công việc hiện tại không phù hợp với tính cách của cá nhân tơi

Biến phụ thuộc:

 Thang đo “Ý định nghỉ việc” gồm có 3 biến, được lấy từ nghiên cứu của Derek Riley (2006). (được trích từ Cao Hào Thi, 2010). Ký hiệu và nội dung của 3 biến này được trình bày ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố Dự định nghỉ việc Ký hiệu Nội dung

YDNV1 Tơi có suy nghĩ sẽ rời bỏ cơng việc hiện tại YDNV2 Tơi thích tìm một công việc khác

YDNV3 Bất cứ lúc nào thích hợp, tơi sẽ tích cực tìm kiếm một cơng việc bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động co trình độ cao đẳng trở lên tại địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)