CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3.4 Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nghiên cứu có liên quan
Nhìn chung, những phát hiện của những nghiên cứu này đã góp phần hướng đến một sự hiểu biết sâu hơn, hồn thiện hơn về hành vi tài chính của các NHTM tại các quốc gia có mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chính trị riêng biệt dẫn đến các cơ sở dữ liệu có độ tin cậy ở những mức độ khác nhau (đặc biệt là những nguồn dữ liệu tốt) có thể tạo nên rào cản chính trong bài nghiên cứu khi phân tích về cấu trúc vốn. Chính vì thế, cần có nhiều nghiên cứu xa thêm, sâu thêm với những nguồn dữ liệu phong phú hơn, đa dạng hơn để kiểm định lại các nhân tố này; đồng thời bổ sung thêm sự thiếu hụt các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại nước (mà bài nghiên cứu vẫn còn chưa đề cập đến).
Qua các lý thuyết và các nghiên cứu của các tác giải ở trên ta thấy rằng mô hình của Gropp & Heider (2007) với thời gian nghiên cứu dài và các biến nghiên cứu là phù hợp, kết quả thực nghiệm đáng tin cậy và có thể tìm được nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho nghiên cứu về cấu trúc vốn của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả sẽ vận dụng linh hoạt mơ hình nghiên cứu của tác giả này đề áp dụng cho bài nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam như trình bày ở chương 4 bài nghiên cứu này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua chương 2, ta đã lần lượt đi tìm hiểu và phân tích về q trình phát triển, tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016.
Đồng thời, ta cũng đã phân tích mơ tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả ban đầu, ta có nhận định sau: Tài sản cố định (TANG), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến Địn bẩy tài chính (L). Ngược lại, Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROE), Rủi ro trên tài sản (RISK) và Quy mơ (SIZE) có tác động thuận chiều đến Địn bẩy tài chính.
Với các kết quả sơ khởi ban đầu đạt được trên đây, đến chương tiếp theo, ta sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng tác động thực sự của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG