CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VIỆT NAM
NHTM Qua phần Mô tả thống kê và đồ thị biểu diễn biến đòn bẩy tài chính (L), kết quả cho ta thấy rằng địn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 bình quân là 91,85%. Trong đó, tỷ lệ địn bẩy cao nhất là 92.88% và thấp nhất là 89.66%.
Biểu đồ 3.1: Địn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016
(Nguồn: số liệu người nghiên cứu thu thập) Nếu nhìn lướt qua Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố trong giai đoạn khảo cứu, ta có cảm giác rằng địn bẩy tài chính trung bình qua các năm có tăng nhưng cũng có giảm. Tuy nhiên, dường như mức chênh nhau qua từng năm không nhiều (ngoại trừ hai năm 2007 và 2009 biên độ dao động khá đáng kể so với các năm trước). Cụ thể, địn bẩy tài chính bình qn qua các năm như sau: 2006 là 92.88%; 2007 là 90.16%; 2008 là 89.66%; 2009 là 90.86%; 2010 là 92.71%; 2011 là 92.85%; và 2012 là 92.16%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng địn bẩy có xu hướng giảm trong những năm 2007 và 2008. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại gia tăng ở hai
năm 2010 (1.85%) và 2011 (13.9%) lần lượt so với năm 2008 và 2009. Như vậy, việc gia tăng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của các ngân hàng cao nhất là vào năm 2011 (vượt đến 3.85%) so với năm 2007, và giảm cao nhất là năm 2008 (sụp giảm 1.53%) so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng dường như lát bánh nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong tổng nguồn huy động nợ từ bên ngồi. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường thiên về duy trì địn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn. Quả thực, vấn đề này có thể xuất phát từ hiệu ứng dây chuyền về huy động nguồn vốn tiết kiệm từ các khách hàng38
Có lẽ là vì lo sợ rủi ro, vì đắng đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến động, v.v…mà họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến cố khôn lường không mong muốn sẽ xảy ra. Suy cho cùng, dù bản chất căn nguyên như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng chính là sở thích gửi tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng là thực trạng điển hình khi duy trì tỷ trọng địn bẩy tài chính ngắn hạn tương đối cao hơn so với dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những thời điểm nóng sốt như hiện nay.
Nhìn chung, xét về tồn cục, có vẻ như tỷ lệ địn bẩy tài chính bình qn qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2006, các ngân hàng có địn bẩy tài chính là 92.88%. Qua 10 năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này cũng ở mức tương tự 92.82% so với trước khủng hoảng tài chính năm 2006.
Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Sau thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường như đang trở lại về chiều hướng cấu
trúc vốn thâm dụng nợ cao (và cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính).