Thay đổi phương thức bầu cử:

Một phần của tài liệu tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 65 - 66)

Theo quy chế hiện nay, tỉ lệ đại biểu trúng cử trên số ứng cử viên thường là trên 50% (thường là 2/3 hoặc 3/5). Tỉ lệ này là quá cao. So với lần Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên ( 01/01/1946 ), ở Thủ đô Hà Nội có những đơn vị bầu cử đạt tỉ lệ này là 2/11. Tỉ lệ này càng cao càng chứng tỏ cử tri có ít cơ hội lựa chọn, và sự lựa chọn nhiều khi cũng không phản ánh đúng ý chí của người dân. Nếu một đơn vị bầu cử có 5 ứng cử viên để chọn ra 3 đại biểu, mà cả 5 ứng cử viên đều có năng lực, phẩm chất khá đồng đều sẽ gây khó khăn cho việc lựa chọn của cử tri, lại khiến tỉ lệ phiếu bầu trúng cử khó có thể đạt đa số tuyệt đối. Để giải quyết vấn đề

này nên tiến hành phân chia các đơn vị bầu cử theo số lượng cử tri, mỗi đơn vị chỉ chọn ra một đại biểu duy nhất, nếu không có ứng cử viên nào giành đa số phiếu tuyệt đối thì tiến hành bầu cử vòng hai với hai ứng viên có số phiếu cao nhất ở vòng một. Cách thức bầu cử này được tiến hành ở hầu khắp các nước trên thế giới. Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội là: đại biểu trúng cử luôn luôn với đa số phiếu tuyệt đối; nhân dân được tự mình lựa chọn đại biểu từ các ứng viên mà không cần thông qua Hội nghị hiệp thương, tăng cường tính dân chủ; không cần tổ chức ba lần Hội nghị hiệp thương ở khắp các cấp hành chính, khắp các đơn vị bầu cử, tiết kiệm một khoản chi cho ngân sách nhà nước; đại biểu được bầu ra là duy nhất trên một đơn vị bầu cử, giúp cử tri dễ dàng giám sát hoạt động của đại biểu, đảm bảo sự chịu trách nhiệm trước cử tri của đại biểu.

Một phần của tài liệu tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 65 - 66)