Sự tương ứng giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế:

Một phần của tài liệu tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 54 - 58)

Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau, làm bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Bởi vậy, cần xác định được rõ ràng mối tương quan giữa hai hệ thống pháp luật này và đảm bảo rằng, khi có sự khác biệt giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh cùng một quan hệ thì ưu tiên sử dụng các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia hoặc ký kết.

_____________

(1) GS-TS Đào Trí Úc: Sđd, tr.32 (2) GS-TS Đào Trí Úc: Sđd, tr.34

Nhà nước pháp quyền có thể được xem là ước mơ đẹp đẽ nhất của con người, và các nguyên lý của nó có thể được xem là kết tinh cao nhất của trí tuệ con người trong lĩnh vực khoa học chính trị - pháp lý. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền, ở tất cả các nước dân chủ, đều được xem là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất, để đảm bảo một xã hội công bằng, nhân đạo và nhân văn.

Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

Nhìn vào lịch sử, có thể cho rằng sự phân quyền trong thời kỳ đầu của Cách mạng Tư sản đơn thuần chỉ là sự phân chia quyền lực nhà nước cho những lực lượng chính trị - xã hội khác nhau: giai cấp tư sản mới hình thành nắm quyền soạn thảo và ban hành pháp luật, giai cấp quý tộc phong kiến, mà đại diện cao nhất là vua, nắm quyền thi hành và bảo vệ pháp luật; rồi khi tư sản ngày càng có vị thế, vua phải chia sẻ quyền xét xử với hội thẩm nhân dân; và cuối cùng khi giai cấp phong kiến đã suy yếu hoàn toàn thì tư sản nắm trọn vẹn quyền lực, vua bị bãi bỏ hoặc chỉ

còn tồn tại với danh nghĩa hình thức.

Nhưng bản chất của nó không hoàn toàn là như vậy.

Ngay trong các nhà nước cổ đại Hy Lạp, Lamã đã tồn tại sự phân chia quyền lực và giao chúng vào tay những cơ quan có chức năng chuyên biệt khác nhau, dù lúc ấy nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp duy nhất là giai cấp chủ nô mà thôi. Việc thỏa hiệp giữa các lực lượng chính trị - xã hội không thể là câu trả lời cho hiện tượng này, mà nó chỉ có thể bắt nguồn từ yêu cầu "nhằm kiểm soát quyền lực nhà

nước, đảm bảo cho Nhà nước và nền dân chủ cổ đại của chủ nô không bị tiêu diệt". Bởi vậy, "sự phân quyền với nghĩa phân công chức năng và kiểm soát quyền lực trở thành phương thức tồn tại của chính" nhà nước, "phân quyền càng trở nên rõ ràng thì kiểm soát quyền lực càng chặt chẽ" (1). Bởi vậy có thể khẳng định

phân quyền là hiện tượng phổ biến trong các xã hội khác nhau, có ý nghĩa bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và nền dân chủ.

_____________

(1) GS-TS Đào Trí Úc: Sđd, tr.39

Ưu điểm của nguyên tắc phân chia quyền lực, kiểm tra và giám sát, kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền là ở chỗ nó đảm bảo việc ngăn chặn nguy cơ tập trung quyền lực nhà nước trong tay một cá nhân, cơ quan hay một lực lượng chính trị - xã hội nào đó như là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền - những mô hình trái ngược hoàn toàn với nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, nguyên tắc phân quyền còn có khả năng bảo vệ nhân dân khỏi sự tùy tiện, độc đoán, mang tính quan liêu, phiền nhiễu của các cơ quan và công chức trong bộ máy nhà nước, đảm bảo các cơ quan và công chức này luôn luôn chỉ thực hiện tuân theo pháp luật.

Những nguyên lý chủ đạo của mô hình nhà nước pháp quyền là do các nhà học giả tư sản sáng tạo và tổng hợp lên từ các tư tưởng từ thời cổ đại; và chỉ từ nhà nước tư sản, người ta mới bắt đầu đặt ra yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Vậy, đến bây giờ, đã có nhà nước tư sản nào xây dựng thành công nhà nước pháp quyền chưa ? Điều này ta có thể trả lời dứt khoát là chưa; bởi vì nền dân chủ tư sản chưa phải là một nền dân chủ thực sự, trong một xã hội nếu vẫn còn tồn tại những người có quyền lợi kinh tế khác nhau thì không bao giờ có được một nền dân chủ thực sự,

cũng có nghĩa là không bao giờ có được một nhà nước pháp quyền thực sự.

Bởi vậy, trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, ta không thể bắt chước một cách máy móc theo cách thức của một nước nào đó trước đây, mà cần phải tự tìm ra một con đường riêng, phù hợp với bản chất xã hội chủ nghĩa, phù hợp với những đặc điểm vốn có của Việt Nam.

Việc áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ta cũng cần có một cách đi riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ

chức bộ máy nhà nước ở một số nước đã chỉ ra rằng: việc áp dụng tư tưởng phân

quyền một cách cứng rắn và triệt để như ở nhà nước Hoa Kỳ cũng không thể ngăn chặn được tình trạng lạm quyền, như giai đoạn "Chính phủ của những ông Tòa" trong những năm 1800 - 1940. Từ đó có thể thấy việc tổ chức nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan như ở nước ta hiện nay là hoàn toàn hợp lý.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chế định này hoàn toàn hợp lý bởi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan trực tiếp nhận được sự ủy quyền của nhân dân. Điều thiết yếu là phải đảm bảo sao cho trong các hoạt động thực tiễn của mình, Quốc hội thể hiện rõ ràng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Hệ các cơ quan hành pháp với chức năng chấp hành và hành chính, là các cơ quan thường trực, tiếp xúc và tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân. Theo kinh

nghiệm của các nước cũng như thực tiễn đòi hỏi của Việt Nam, hệ các cơ quan này cần được mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động, tăng cường thêm quyền hạn, nhằm đảm bảo phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.

Các cơ quan tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Với trách nhiệm đó, cơ quan này có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Đòi hỏi hiện nay là phải đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan này thực sự độc lập, không chịu sự chi phối, ràng buộc từ bất kỳ một thế lực nào, có như vậy mới giữ được sự nghiêm minh của pháp luật.

Còn về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hiện nay, chúng ta đang thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này đảm bảo được cho sự thống nhất của đất nước, tránh khuynh hướng địa phương, cục bộ. Nhưng một yêu cầu cấp thiết là cần phải tăng cường hơn nữa tính linh hoạt trong hoạt động của chính quyền địa phương; cần cho phép chính quyền địa

phương được tự chủ về hoạt động hành chính công, ngân sách, tổ chức cán bộ... Việc này vừa là thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa là giúp giảm tải áp lực công việc lên chính quyền trung ương: Việc gì địa phương có thể làm được thì chuyển giao cho địa phương, trung ương sẽ chỉ đảm bảo khuôn khổ pháp lý và hoạch định chính sách mà thôi.

2. Về cách thức tổ chức, phân công và phối hợp hoạt động giữa các nhánh của quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 ( năm 1986 ) đề ra con đường Đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 (năm 1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự sụp đổ của các nhà nước xã hội

chủ nghĩa ở Đông Âu ... những sự kiện đó trở thành yêu cầu bức thiết đối với Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới nhận thức, phải cải tổ bộ máy nhà nước theo hướng khoa học, tiến bộ, hợp lý hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiến pháp năm 1992 ra đời là sự cụ thể hóa của quá trình đổi mới đó. Bộ máy nhà nước tập quyền cao độ, cồng kềnh, hoạt động kém linh hoạt và hiệu quả, chế độ hành chính bao cấp tạo ra tệ quan liêu, lãng phí... tất cả những khuyết điểm ấy trong Hiến pháp 1980 đã được sửa đổi sâu sắc và triệt để trong bản hiến pháp mới này, nhất là sau khi được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 11 thông qua Nghị quyết về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( ngày 25/12/2001).

2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay và những tồn tại cần khắc phục: phục:

Hiến pháp 1992, bộ máy nhà nước Việt Nam về cơ bản bao gồm 5 bộ phận: các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ; Chủ tịch nước; các cơ quan quản lý nhà nước là Chính phủ và hệ các cơ quan hành chính; các cơ quan tòa án; các cơ quan kiểm sát. Giữa các bộ phận này không tồn tại mối liên hệ đối trọng, kìm chế lẫn nhau như ở các nhà nước tư sản, mà là sự phân công và phối hợp thực hiện các chức năng của nhà nước, với vai trò trung tâm thuộc về cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội. Điều 84 Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi) có 14 khoản quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, mà đáng chú ý nhất là: lập hiến và lập pháp, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc tuân thủ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính tiền tệ, các vấn đề về ngân sách nhà nước, thuế, các chính sách dân tộc, tôn giáo của Nhà nước; quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm một số quan chức cao cấp của Nhà nước theo luật định; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyết định các chính sách đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế theo luật định...

Từ đó, ta có thể nhận thấy tuy Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng lại không phải là cơ quan đứng ra trực tiếp giải quyết tất cả mọi công việc nhà nước, mà chỉ tập trung thực hiện công việc trong một số các lĩnh vực cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam (Trang 54 - 58)