Nội dung nghị định 53/2013 và 34/2015 NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 001 (Trang 37 - 43)

Stt Nội dung Nghị định 53 Nghị định 34

1 Vốn điều lệ 500 tỷ VNĐ 2000 tỷ VNĐ

2 Trái phiếu đặc biệt mua nợ xấu…

Theo giá trị sổ sách

Theo giá trị sổ sách và giá trị thị trường

3 TPĐB được sử dụng để…

Tái cấp vốn Tái cấp vốn và tham gia nghiệp vụ thị trường mở

4 Kỳ hạn tối đa TPĐB 5 năm 10 năm

5 Trích lập dự phịng… 20%/năm Theo hướng dẫn NHNN

6 Bán nợ xấu cho… Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức gồm người không cư trú

28

Ngày 18/03/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 18/2016/NĐ-CP. Nghị định này bổ sung thêm quy định về việc gia hạn trái phiếu đặc biệt. Theo đó, sau khi được NHNN chấp thuận, Công ty Quản lý tài sản gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt đã phát hành để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính, tổng thời gian gia và thời gian gốc của trái phiếu đặc biệt không quá 10 năm. Bổ sung thêm điều này giúp cho các NHTMCP có thêm thời gian để gia tăng giá trị trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ đã được mua trước đó bằng trái phiếu đặc biệt thời hạn 5 năm. Kết hợp với Nghị định 34/2015 có thể hiểu là tất cả các khoản nợ xấu sẽ của NHTMCP sẽ được gia hạn nếu gặp khó khăn về tài chính.

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NHNN Hình 3.3. Biểu đồ nợ xấu VAMC đã mua và xử lý

Năm 2014 VAMC xử lý được 4,000 tỷ VNĐ, đến hết 2015 xử lý được 18,780 tỷ VNĐ. Tổng cộng từ khi thành lập năm 2013 VAMC đã xử lý được 22,780 tỷ VNĐ nợ xấu, chiểm 9% tổng nợ xấu đã mua từ các NHTM. Tóm lại, VAMC đã mua được 245,000 tỷ VNĐ nợ xấu đến cuối năm 2015. VACM đã giúp chuyển một

29

số lượng lớn nợ xấu ra khoản bảng cân đối kế toán. Mặc dù sau gần 3 năm thành lập, VACM chỉ xử lý được khoảng 9% nợ xấu đã mua, nhưng đã góp phần làm sáng tỏ hơn bức tranh về thực trạng nợ xấu của các NHTMCP.

3.2 Các nhân tố đặc trưng của ngành ngân hàng 3.2.1 Tỷ suất sinh lơ ̣i 3.2.1 Tỷ suất sinh lơ ̣i

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Hình 3.4. Biểu đờ ROE NHTMCP giai đoạn 2008-2016

ROE có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2010, sau đó giảm dần cho đến nay. ROE từ 11.91% (2008) tăng lên 15.28% (2010). Xu hướng tăng này phù hợp với các gói kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng trong khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm do khủng khoảng kinh tế toàn cầu. ABC và Techcombank là hai ngân hàng có ROE cao nhất trong 3 năm liền, với mức trung bình ROE lần lượt là 23% và 22%/năm.

Năm 2011, NHNN bắt đầu thực hiện đề án tái cơ cấu và trọng tâm là giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Do đó, ROE có dấu hiệu sụt giảm so với giai đoạn trước, 0.2% so với năm 2010. Tuy không nhiều nhưng đây là dấu hiệu cho thấy nợ xấu bắt đầu ảnh hưởng đến ROE do sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh và cơ chế kiểm soát chưa chặt chẽ của hệ thống ngân hàng thương mại.

30

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Hình 3.5. Biểu đờ lợi nhuận sau thuế và dự phòng RRTD

Khoảng thời gian 2012-2016 là giai đoạn khó khăn của hệ thống NHTMCP. Các ngân hàng gặp khó khăn bắt buộc phải bị sáp nhập hoặc bị mua lại “0” đồng. ROE sụt giảm nghiêm trọng từ 8.71% (2011) chỉ còn 6.29% (2016). Nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng buộc phải trích phần lớn lợi nhuận để lập dự phịng rủi ro tín dụng. Dự phịng rủi ro năm chỉ có 17,840 tỷ đồng (2011) tăng lên 44,672 tỷ đồng (2016), gấp 2.53 lần lợi nhuận sau thuế.

31

3.2.2 Quy mô ngân hàng

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC. Hình 3.6. Biểu đờ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu NHTMCP giai đoạn 2008-2016

Theo biểu đồ Hình 3.6, tổng tài sản của NHTMCP tăng qua các năm từ 2008 đến 2016, tổng tài sản tăng gấp 4.7 lần trong 8 năm, đạt 5.9 triệu tỷ cuối năm 2016, tăng trưởng trung bình 21.42%/năm. Xu hướng tăng có thể chia là 3 giai đoạn từ 2008 đến 2010, 2011-2012 và 2013 -2016. Trong giai đoạn đầu, mức tăng trưởng trung bình của TS lần lượt là 36% và 27% do chính phủ thực hiện chính sách kích cầu (2008) và nới lỏng tiền tệ (2009-2010) để thúc đẩy phát triển kinh tế trong giai đoạn khủng hoản kinh tể. Sau đó tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 do chính sách thắt chặt (2011) để khắc phục tình trạng tăng trưởng q nóng do chính sách tín dụng nới lỏng trước đó. Giai đoạn 2013-2016, tổng tài sản tăng trưởng ổn định hơn trước, do chính phủ thực hiện các chính sách điều hành linh hoạt và phù hợp với diễn biến tiền tệ và các cân đối vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.

32

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Hình 3.7. Biểu đờ trung bình tăng trưởng tổng tài sản của NHTMCP giai đoạn

2008-2016

Cụ thể hơn về tình hình tăng trưởng tổng tài sản của NHTMCP trong giai đoạn 2008-2016, khoảng 68% các ngân hàng có mức tăng trưởng trên 20%/năm. TPBank có tỷ lệ tăng trưởng bình qn cao nhất (60%) trong tổng số 26 ngân hàng, đạt 105,782 tỷ đồng (2016), nếu xét về giá trị thì đứng 14/26 ngân hàng. Mức tăng trưởng cao là có TPBank thành lập vào năm 2008, riêng năm đầu tiên đã tăng trưởng 344 %. SGB là ngân hàng có mức tăng trưởng bình qn thấp nhất (7%) vì tình hình kinh doanh của ngân hàng này có xu hướng giảm đạt 19,048 tỷ đồng (2016).

33

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Hình 3.8. Biểu đồ tổng tài sản của NHTMCP giai đoạn 2008-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 001 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)