Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 001 (Trang 47 - 63)

Ngân hàng/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ABBank 6,458 12,741 19,666 19,598 18,342 22,993 25,495 30,530 39,209 ACB 34,604 61,856 86,478 101,823 101,31 3 105,642 114,745 132,491 161,604 BID 156,870 200,999 248,898 288,080 334,00 9 384,890 439,070 590,917 713,633 CTG 118,602 161,619 231,435 290,398 329,68 3 372,989 435,503 533,530 655,126 EIB 20,856 38,003 61,718 74,045 74,316 82,643 86,124 83,890 85,825 HDBank 6,135 8,167 11,643 13,707 20,952 43,333 41,509 55,853 81,304 KienLong Bank 2,184 4,845 6,947 8,309 9,542 12,004 13,390 16,080 19,597 LPB 2,410 5,394 9,755 12,640 22,588 28,954 40,816 55,470 78,706 MBB 15,494 29,141 48,058 57,952 73,166 85,973 98,106 119,372 148,687 MSB 11,124 23,698 31,522 37,388 28,193 26,676 22,967 27,490 34,667 NamABank 3,730 4,987 5,248 6,891 6,779 11,494 16,475 20,671 23,650 NVB 5,453 9,864 10,639 12,756 12,667 13,266 16,445 20,222 25,062 OCB 8,528 10,110 11,480 13,671 16,927 19,974 21,159 27,453 38,175 PGBank 2,348 6,220 10,781 11,928 13,469 13,680 14,334 15,705 17,359 SCB 23,101 30,969 32,409 64,419 87,166 88,350 133,277 169,228 220,072 SeABank 7,507 9,465 21,404 19,313 16,230 20,423 31,568 42,439 58,445 SGB 7,844 9,600 10,310 10,945 10,751 10,568 11,139 11,520 12,431 SHB 6,227 12,702 24,103 28,807 55,689 75,322 103,048 130,006 160,579 STB 34,757 59,141 81,664 79,727 94,888 109,214 126,646 183,630 196,423

38 Techcombank 26,019 41,580 52,317 62,562 67,136 69,089 79,348 110,461 141,120 TPBank 275 3,172 5,156 3,604 5,990 11,809 19,640 27,978 46,234 VCB 108,529 136,996 171,125 204,089 235,88 9 267,863 316,254 378,542 452,684 VIB 19,588 27,103 41,258 42,810 33,313 34,313 37,290 47,025 59,164 VietCapital Bank 1,293 2,297 3,626 4,333 7,709 9,909 12,849 15,740 20,813 VPBank 12,904 15,683 25,095 28,869 36,523 51,869 77,256 115,062 142,583 VietABank 6,573 11,919 13,092 11,389 12,694 14,196 15,633 20,040 30,006 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC

Do những khó khăn về kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây nên tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế nhưng đảm bảo chất lượng hơn. Dư nợ tín dụng từ năm 2011 đến 2015 lần lượt là 19%, 14%, 15%, 18%, 27% và năm 2016 là 23%.

Với tín hiệu tích cực của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng lượng vốn từ nước ngoài chảy vào nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007 lên tới 17,7 tỷ USD (chưa kể 6,2 tỷ USD kiều hối), tương đương 22,8% GDP (xem Hình 2). Trước sức ép lên giá VND, NHNN nhà nước đã mua ròng ngoại tệ ở mức 10,2 tỷ USD trong năm 2007 nhằm ổn định tỷ giá. Các biện pháp để trung hòa trên nghiệp vụ thị trường mở đã không thực hiện đúng mức nên đã đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao lên đến 53,9% vào cuối năm 2007.

Đầu năm 2008, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc đã để giảm lạm phát đồng thời giảm tăng trưởng tín dụng. Trong lúc Chính phủ đang thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để ổn định nền kinh tế thì khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra. Để ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ (T8/2008) để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong năm 2009 NHNN đã thực hiện gói kích cầu dùng 17,000 tỷ đồng (1 tỷ USD) từ dự trữ để tài trợ cho tiền lãi được hỗ trợ ở mức 4%, đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở xã hội (5,1 tỷ USD), giảm thuế (1,6 tỷ USD), an sinh xã hội (0,4 tỷ USD) (Nguyễn Xuân Thành, 2016). Trong giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng cao. Các NHTMCP có mức tăng trưởng tín dụng trên 100% là KienLongBank, LPB, MSB, PGBank, SHB và

39

khá cao là TBbank (19%). Đặc biệt TPbank đạt mức tăng trưởng cao nhất là 1052%, do ngân hàng này được cấp phép thành lập vào T05/2008. Dự nợ cho vay của TPBank trong năm 2008 chỉ có 275 tỷ đồng.

Năm 2011, trước thực tế tái diễn bất ổn kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Các mức lãi suất chính sách được NHNN điều chỉnh tăng lên (lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào ngày 17/2/2011 và 12% ngày 1/5/2011; lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% vào ngày 3/8/2011 và 14% ngày 1/5/2011. Trên thị trường mở, NHNN đã ngưng bơm tiền và chuyển sang hút ròng. Từ tháng 5-8/11, tổng giá trị hút ròng lên tới 102.388 tỷ đồng. Kết quả tăng trưởng tín dụng đã giảm 36% từ 2010 xuống cịn 19% (2011) và 14% (2012). Lần đầu tiên trong một thời gian dài, tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng bị là một con số âm, cụ thể là SeABank, STB, TPBank và VietABank lần lượt là -10%, -2%, -30% và -13% trong năm 2011. TPBank chứng kiến sự sụt giảm cao nhất do ngân hàng này đã dùng 8165 (năm 2011) tỷ đồng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trong khi con số này chỉ có 1894 tỷ đồng năm 2010.

Năm 2013 và 2014, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hướng dịng vốn tín dụng tập trung vào hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả. Kết quả tăng trưởng tín dụng tăng lên 15% (2013) và 18% (2014). Một số ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao như HDBank (105%), TPBank (97%) trong năm 2013.

Giai đoạn năm 2015 - 2016, với mục tiêu điều hành chủ động và linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Lãi suất cho vay cũng giảm 0,3-0,5% một năm, tạo điều kiện thúc đẩy tín dụng tăng trưởng để hỗ trợ nên kinh tế. Kết quả là tăng trưởng tín dụng đạt 23% vào cuối năm 2016.

40

3.3 Các nhân tố vĩ mô 3.3.1 Tăng trưởng kinh tế 3.3.1 Tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Hình 3.11. Biểu đờ tốc động tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2016

Nhìn chung giai đoạn năm 2008-2016 tốc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định, dao động trên dưới 1% so với mức trung bình 5,88%. Tăng trưởng GDP thấp nhất là 5.25% năm 2012 và cao nhất là 6.68% năm 2015. Quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta từ 2008-2011 có các pha đi lên-đi xuống khá rõ ràng, mang tính cơ cấu. Giai đoạn 2012 – 2016 tăng trưởng GDP có xu hướng ởn đi ̣nh tăng dần, đây là kết quả chính sách hợp lý mang tính cơ cấu của chính trong trong giai đoạn 2010- 2011. Tăng trưởng GDP Việt Nam ngoài việc chịu ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới còn chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của chính phủ. Do có mức tăng trưởng GDP trung bình cao trong kéo dài sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng nhanh bởi nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng trưởng tính dụng nhanh có thể dẫn đến sơ sót trong quy trình thẩm định tín dụng, nợ xấu cũng có thể tăng theo.

41

3.3.2 Nợ cơng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Hình 3.12. Biểu đờ tỷ lê ̣ nợ công giai đoạn 2008-2016

Nhìn chung, tỷ lệ nợ cơng Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ công thấp nhất 39.42% năm 2008, đến năm 2016 là 63.7%. Tốc độ tăng trung bình 3.04%/năm. Theo báo cáo hợp nhất của các tập đồn năm 2015, tổng cơng ty hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần, gần 1,5 triệu tỷ đồng. Và có đến 25 đơn vị có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó cá biệt có đơn vị tỷ lệ nợ phải trả gấp 32,84 lần. Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực trong khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, trong đầu tư xây dựng cơ bản. Một số vụ án kinh tế nghiêm trọng gây hậu quả lớn, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Như vậy, thông qua việc gia tăng khối nợ của doanh nghiệp nhà nước cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa nợ công và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

42

3.3.3 Tỷ giá hối đoái

Nguồn: Tổng hợp từ NHNN Hình 3.13. Biểu đờ tỷ giá hối đối USD/VND bình qn liên ngân hàng giai đoạn

2008-2016

Nhìn chung tỷ giá hối đoái tăng đều qua các năm, thấp nhất là 16,997 VNĐ/USD năm 2008, đến năm 2016 là 22,159 VNĐ/USD.

Giai đoạn 2008-2010, tỷ giá hồi đoái biến động phức tạp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Năm 2008 được coi là năm mà tỷ giá bất ổn định nhất, khi mà tỷ giá được NHNN nới biên độ 3 lần chỉ trong vòng 1 năm. Đến cuối năm 2009, bằng một loạt các biện pháp nhằm thực hiện việc bình ổn tỷ giá như nâng lãi suất VND, nâng tỷ giá liên ngân hàng, yêu cầu các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại….từ đó đã đẩy lùi được tình trạng bất ổn của tỷ giá.

Năm 2008 được coi là năm mà tỷ giá bất ổn định nhất, khi mà tỷ giá được NHNN nới biên độ 3 lần chỉ trong vòng 1 năm. Năm 2010, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, xoay quanh 18 000 VNĐ– 19 000 VNĐ/USD.

Giai đoạn 2011-2016, NHNN đã thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái, áp dụng các biện pháp can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ. Hai biện pháp được áp dụng chủ

43

trình lãi suất VNĐ ở mức cao hơn so với lãi suất USD với mục đích khuyến khích nắm giữ VNĐ.

Năm 2012, hai mục tiêu được NHNN đề ra là ổn định TGHĐ tăng khơng q 2- 3%/năm và tình trạng đơ-la hóa của nền kinh tế được hạn chế. Do đó, Thơng tư 03 được ban hành nhằm hạn chế cho vay bằng ngoại tệ.

Năm 2013, mục tiêu ổn định tỷ giá vẫn được NHNN duy trì với biên độ khơng được phép vượt 2-3%, mục đích để hạn chế sự mất giá của đồng nội tệ.

Năm 2014, NHNN giảm bớt các quy định về đối tượng cho vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ. Lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ thấp hơn 4-5% so với lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ dẫn đến tín dụng dụng ngoại tệ tăng nhanh và giá bán ngoại tệ ở mức cao.

Năm 2015, chính sách tỷ giá hối đối phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá để hỗ trợ nền kinh tế. Với kỳ vọng tăng lãi suất của FED và sự điều chỉnh giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, làm kéo theo sự giảm giá của các đồng tiền đối tác thương mại Việt Nam.

Năm 2016, tỷ giá USD/VND diễn biến theo chiều hướng ổn định trong phần lớn thời gian nhờ một số chính sách lớn của Chính phủ, NHNN và nguồn lực của chính nền kinh tế.

44

Kết luận chương 3

Chương 3 trình bày tổng quan hoạt động và phân tích nợ xấu của của NHTMCPVN trong giai đoạn 2008-2016. Tổng quan về hoạt động bao gồm thực trạng về sự biến động về số lượng của hệ thống ngân hàng, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, trong bày viết cũng trình bày thực trạng nợ xấu của các NHTMCPVN và sự thành lập VAMC để giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Những phân tích trong chương 3 là cơ sở quan trọng để nắm bắt thực trạng của hệ thống NHTMCPVN. Từ đó, bài nghiên cứu kết hợp những thơng tin này với cơ sở lý thuyết chương 2 để giải thích ý nghĩa của kết quả hồi quy trong chương 4.

45

CHƯƠNG 4. MƠ HÌNH KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTMCP VIỆT NAM

4.1 Dữ liệu nghiên cứu

Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam. Theo thơng tin cơng bố của NHNN thì số lượng NHTMCP cập nhật đến 31/12/2016 là 31 ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình thu thập số liệu chỉ tiếp cận được là 26 ngân hàng trong giai đoạn 2008-2016. Do đó, trong tất cả các phân tích về sau, bài viết sẽ sử dụng số liệu của 26 ngân hàng làm đại diện cho toàn bộ 31 NHTMCP để phân tích.

Dữ liệu đặc trưng của NHTMCP được tổng hợp từ BCTC có kiểm tốn và được công bố của các ngân hàng. Chi tiết các ngân hàng được chọn thể hiện trong phụ lục 1.

Dữ liệu các biến vĩ mô như tổng sản lượng quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và tăng trưởng tín dụng được lấy từ nguồn dữ liệu WB và IMF

4.2 Mô tả biến

4.2.1 Biến phụ thuộc

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam, nợ xấu của các tổ chức tín dụng bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.

Nợ nhóm 3,4,5 lấy từ bảng phân loại nợ theo nhóm nợ. Tổng dư nợ lấy chỉ tiêu cho vay khách hàng trên bảng CĐKT của các NHTMCP.

Dữ liệu biến tỷ lệ nợ xấu được tính tốn dựa trên BCTC các NHTMCP và dữ liệu bankscope. Riêng năm 2007, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng PGBank, TPBank, VietCapitalBank khơng tìm thấy dữ liệu thống kê nên bài viết thay thế bằng trung bình của hai năm sau đó.

46

4.2.2 Biến độc lập

4.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu quá khứ

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng tồn ta ̣i mối tương qua dương giữa tỷ lê ̣ nợ xấu trong quá khứ và tỷ lệ nợ xấu hiê ̣n ta ̣i. Berger and DeYoung (1997) cho rằng hiệu quả quản lý kém là mô ̣t trong những nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu trong tương lai. Bofondi và Ropele (2011), Abid và cộng sự (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) cho kết quả tương tự, có sự tương quan giữa tỷ lê ̣ nợ xấu qua các thời kỳ.

Thực tế ở Viê ̣t Nam, bài viết kỳ vọng tỷ lê ̣ nợ xấu quá khứ có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ xấu quá khứ có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu.

Dữ liệu tăng trưởng tín dụng được tính từ báo cáo tài chính các NHTMCPVN và Bankscope.

4.2.2.2 Tỷ suất sinh lơ ̣i

Tỷ suất sinh lợi ngân hàng được định nghĩa qua biến số quan trọng là ROE (Tỷ suất lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu). ROE cao cho thấy việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả. Ngược lại sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư, hạn chế việc tăng trưởng của ngân hàng. Trong bài viết này sử dụng biến ROE đo lường cho hiệu quả hoạt động. Theo Berber và Deyoung (1997), Podpiera và Weill (2008), Louzis và Vouldis (2010) cho thấy ROE có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng và được tính theo cơng thức sau:

Bài viết kỳ vọng tỷ suất sinh lợi có tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu.

47

Dữ liệu tăng trưởng tín dụng được tính từ báo cáo tài chính các NHTMCPVN và Bankscope.

4.2.2.3 Tỷ suất tự tài trợ

Chỉ số này thể hiện tỷ lệ kiểm soát bao nhiêu tài sản trên một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ số này càng lớn thì rủi ro đối với chủ sở hữu càng lớn, do đó, chủ sở hữu càng phải cân nhắc và cẩn trọng trong các quyết định sử dụng nguồn vốn, cho vay của ngân hàng. Keeton và Morris (1987), Berger và De Young (1997), Salas và Saurina (2002), Louzis và công sự (2011) cũng tìm thấy có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số này với nợ xấu.

Tỷ suất tự tài trợ được bẳng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Bài viết kỳ vọng tỷ suất tự tài trợ có tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H3: Tỷ suất tự tài trợ có tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu.

Dữ liệu tăng trưởng tín dụng được tính từ báo cáo tài chính các NHTMCPVN và Bankscope.

4.2.2.4 Quy mô ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 001 (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)