CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
4.3.7 Cronbach Alpha của thang đo Sự áp dụng kế tóan dồn tích tại các đơn vị
vị SNYTCL
Bảng 4.11 Cronbach Alpha của thang đo Sự áp dụng kế tóan dồn tích tại các đơn vị SNYTCL
Cronbach's Alpha Số biến
0.815 5 Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
CSDT1 12.33 3.297 .621 .774
CSDT2 13.18 3.112 .672 .758
CSDT3 14.25 3.113 .779 .732
CSDT4 13.22 3.138 .795 .730
CSDT5 13.44 3.438 .312 .889
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.11
Bảng 4.11 cho thấy thang đo Sự áp dụng kế tóan dồn tích tại các đơn vị SNYTCL trên địa bàn TP.HCM có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy của thang đo Cronbach Alpha là 0.815 > 0.6. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha. Do đó thang đo đo “Sự áp dụng kế tóan dồn tích tại các đơn vị SNYTCL” trên địa bàn TP.HCM đáp ứng độ tin cậy.
Kết luận: Qua việc đo lường mức độ tin cậy sơ bộ của sáu thang đo cho biến độc
lập và một thang đo cho biến phụ thuộc thơng qua phân tích hệ số Cronbach Alpha. Kết quả có hai biến quan sát bị loại ra khỏi thang đo tổng để tránh trường hợp tạo ra nhân tố giả khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA); đó là biến MTCT3 và MTKT3. Tất cả các thang đo tập hợp các biến quan sát còn lại đều đáp ứng được độ tin cậy, đủ điều kiện để đưa vào phân tích EFA. Tác giả cho rằng hai biến bị loại là do câu hỏi được dùng để thực hiện khảo sát chưa rõ ràng hoặc chưa thật sự giải thích cho các biến mà nó đại diện. Ở cả hai biến quan sát này số câu trả lời không ý kiến khá cao (75-85 phiếu trên tổng số 258).